Vì sao Hà Nội tạm dừng bán biệt thự cũ?

Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, từ 19/4, thành phố tạm dừng bán 600 biệt thự cũ để rà soát tổng thể các vấn đề liên quan…

Chiều 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Tại cuộc họp báo, phóng viên Tiền Phong đặt vấn đề về việc công khai danh sách biệt thự cũ được phép bán, cũng như thủ tục cần thiết nếu muốn mua lại các biệt thự cũ dạng này. Một số phóng viên đặt vấn đề về công tác bảo tồn các biệt thự cổ, biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954; làm sao để tránh các vi phạm trật tự xây dựng, tránh tình trạng biến tài sản công thành tài sản tư.
Trao đổi về một số vấn đề báo chí quan tâm, ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, theo hồ sơ quản lý, trong 600 biệt thự nói trên có sự sở hữu đan xen nhau. 600 biệt thự có 5.686 hộ. Cty Quản lý nhà Hà Nội đã ký hợp đồng thuê trực tiếp với các hộ. Đến thời điểm hiện tại, đã có 4.973 hộ mua, còn 713 hộ vẫn thuê (563 ngôi chính, 150 ngôi phụ). “Vì vậy, chúng tôi có đề xuất tiếp tục triển khai bán các biệt thự nằm trong số 600 biệt thự này. Bởi các hộ trước đây họ không có điều kiện để mua. Nay cần xây dựng về giải pháp để họ mua, thống nhất cách quản lý”, ông Minh nói. Ông Minh cũng làm rõ, đây không phải là bán rộng rãi, mà là bán cho các đối tượng đang sử dụng ổn định ở biệt thự, có hợp đồng thuê biệt thự, hoặc được phân phối theo quy định.
Về giá bán biệt thự cũ, theo ông Minh, đều căn cứ các quy trình, quy định của pháp luật, theo bảng giá đất và theo các vị trí có nguyên tắc bán. Toàn bộ các cơ sở này sẽ được hội đồng liên ngành gồm Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở TN&MT Hà Nội xem xét từng tiêu chí, từng nội dung để xác định giá bán.
Tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng thông tin, sau khi báo chí nêu thông tin liên quan đến việc “bán 600 biệt thự cũ trên địa bàn thành phố”, được sự đồng ý của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Thường trực Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh quyết định tạm dừng việc bán quỹ 600 biệt thự cũ nêu trên để rà soát tổng thể, báo cáo chi tiết các cấp có thẩm quyền. “Sau khi có kết quả rà soát sẽ công bố thông tin, bao gồm cả các vấn đề về việc quản lý quỹ nhà biệt thự còn trống, các biện pháp quản lý, bảo tồn...”, ông Dũng cho biết.

Cựu Chủ tịch HN thuê biệt thự 400m2 giá 500.000 đồng/tháng

Ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, diện tích trên 400 m2, là 1 trong 30 biệt thự thuộc diện phải thu hồi đầu những năm 90.

Theo Hợp đồng thuê nhà ở số 12631 ký ngày 20/7/2001 của Cty Kinh doanh nhà số 2 (nay là Cty QL&PT nhà Hà Nội) với ông Hoàng Văn Nghiên, chủ hợp đồng thuê nhà, cho thấy hợp đồng gốc đã hết hạn từ 20/7/2007.
Qua hồ sơ thể hiện: Ban đầu, ông Nghiên được thành phố cho thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa trong thời hạn 3 năm (20/7/2001-20/7/2004). Diện tích nhà được thuê là 185,6 m2 nhà/410,9m2 đất. Hợp đồng này ghi rõ, ông Nghiên chỉ phải trả tiền thuê nhà, không phải trả tiền thuê đất, với giá thuê ưu đãi là: 2.476 đồng/m2/tháng. Tổng số tiền ông Nghiên phải trả để thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa chỉ có 459.688 đồng/tháng.

Bán biệt thự "ma", vợ bỏ trốn, chồng lãnh án chung thân

Biết chồng thửa giấy tờ giả để giao bán căn biệt thự "ma" nhưng Hà vẫn tích cực tham gia. Sự việc bại lộ, chị ta vội vàng bỏ trốn.

Ngày 24/6, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Thị Hà, 40 tuổi (ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) 9 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tin mới