Vì sao Hồ Quý Ly lại sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh?

Hồ Quý Ly lại sai gián điệp người dân tộc thiểu số ở các thôn vừa cắt đánh thuộc độc giết chết hết những thổ quan mà nước Minh sắp đặt.

Vì sao Hồ Quý Ly lại sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh?

Trên thực tế, nước Đại Ngu giữ được người của mình kiểm soát các vùng lãnh thổ mới cắt nhượng cho nước Minh.

Kể từ khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, quan hệ giữa nước Đại Ngu và nước Minh càng xấu đi nghiêm trọng. Nhà Hồ tỏ ra là một triều đại sẵn sàng chiến đấu trước quân Minh. Ở phía bên kia, Chu Đệ là một vị vua hiếu chiến hơn hẳn cha mình. Chu Đệ liên tiếp sai sứ sang Đại Ngu đòi cống voi, tặng vật, cống người, hạch hỏi đủ điều để kiếm cớ động binh. Áp lực ngoại giao từ phía nước Minh tăng dần theo thời gian.

Vi sao Ho Quy Ly lai sai gian diep ha doc quan lai nha Minh?

Cùng với việc sai sứ sang Đại Ngu gây sự, Minh triều còn cử người sang mua chuộc dân chúng trong nước ta làm nội ứng cho chúng. Bọn hoạn quan gốc Việt gồm Nguyễn Toán, Nguyễn Tông Đạo, Ngô Tín mượn cớ đi sứ và thăm hỏi thân thuộc, ngầm hẹn ước với người trong dòng tộc mình rằng khi nào quân Minh sang thì treo cờ vàng, viết chữ trên cờ làm ám hiệu, sẽ không bị giết hại. Triều đình nhà Hồ phát giác được việc này, thân thuộc của đám hoạn quan đều bị giết cả. Đấy là xử theo luật lệ hà khắc thời phong kiến. Một người có tội, cả họ bị vạ lây.

Đến năm 1404, Minh triều sai sứ sang nước ta đòi cặp voi một đen một trắng. Vốn trước đó nước Chiêm Thành cống cặp voi đó cho nước Đại Ngu để xin hoãn binh. Sau vì căm tức, Chiêm Thành lại sai sứ sang tâu với vua Minh rằng bị họ Hồ lấn đất, lấy mất voi mà Chiêm Thành định cống cho nước Minh. Đến khi sứ Minh sang đòi, triều đình nhà Hồ phải đem cặp voi giao cho nước Minh để yên chuyện. Nhưng chẳng được bao lâu thì nước Minh lại phái Hành nhân Lý Kỳ sang khiêu khích. Lý Kỳ sang nước ta hành sự rất ngang ngược, đánh đập người trong đoàn hộ tống hắn đến kinh đô, bắt phải đi nhanh không kể lịch trình đã định.

Lý Kỳ đến kinh đô, hạch hỏi triều đình nhà Hồ về việc cướp ngôi nhà Trần, việc đánh Chiêm Thành và việc lấn đất ngoài biên. Những việc này là do tên Trần Thiêm Bình, một phản tặc lưu vong đã khai báo với vua Minh, cộng thêm một số thông tin thêm thắt sai lệch hòng thuyết phục quân Minh sang đánh nước ta, để Thiêm Bình có thể nhân đó là lên làm vua. Nhà Hồ phải vất vả biện luận. Lý Kỳ ở công quán còn quan sát hình thế kinh đô, ý muốn do thám sự tình nước ta. Hồ Quý Ly liệu việc chậm, đến khi Lý Kỳ trên đường về mới sai quân đuổi theo giết đi để tránh tiết lộ những việc cơ mật nhưng Lý Kỳ đã về nước trước khi quân truy sát của nhà Hồ đuổi kịp.

Lý Kỳ về tâu với Chu Đệ rằng vua nhà Hồ xưng đế và làm thơ có lời xúc phạm vua Minh.Minh triều lấy đó làm cớ tuyên truyền trong nước về việc cần thiết phải tấn công Đại Ngu. Nguyên thời bấy giờ vua của các đế chế Trung Hoa vẫn tự cho rằng mình là vua duy nhất được quyền xưng đế, các vua nước khác chỉ được phép xưng vương. Tuy nhiên, các đời vua nước ta kể từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trở về sau đều xưng đế, dù rằng trên phương diện ngoại giao với láng giềng phương bắc chỉ xưng vương.

Lẽ ra đây cũng chỉ là việc thường mà các đời vua hai nước đều ngầm hiểu và phương bắc vẫn phải làm lơ. Nhưng vì đây là lúc Minh Thành Tổ Chu Đệ muốn động binh đao, nên mọi việc đều có thể quy tội cho nước ta. Xuyên suốt mấy năm liền, việc chuẩn bị thôn tính nước Đại Ngu đã được Minh triều thực hiện bài bản, từ việc kiểm binh chọn tướng đến việc cử người sang làm nội ứng phá hoại Đại Ngu từ bên trong. Trong quá trình chuẩn bị, việc ngoại giao vẫn được tiến hành nhằm gây chia rẽ nội bộ và tìm một cái cớ thật “chính danh” cho cuộc xâm lược.

Năm 1405, nhân có viên thổ quan châu Tư Minh là Hoàng Quảng Thành tâu lên rằng đất Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn ngày nay) của nước Đại Ngu vốn là đất cũ thuộc Tư Minh, vua Minh sai sứ sang Đại Ngu đòi đất Lộc Châu. Do đời trước biên giới co duỗi tùy theo thời thế, khi nhà Trần thịnh, nhà Nguyên suy thì biên giới nước ta lấn sang phía bắc. Nay nhà Minh thịnh nên muốn lấn đất xuống nam, cũng là kiếm cớ gây hấn. Thượng hoàng Hồ Quý Ly sau khi cân nhắc mới sai Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm Cát địa sứ đi lên biên giới cùng quan lại nước Minh khảo sát, trả lại một số đất đai mà đời trước nước ta đã lấn. Hoàng Hối Khanh nhận lệnh nhưng làm việc tắc trách, một lúc cắt 59 thôn trả cho nước Minh.

Khi về triều, Thượng hoàng Hồ Quý Ly biết được nổi giận lôi đình, không tiếc lời chửi bới nhục mạ Hoàng Hối Khanh.

Dù rằng nhà Hồ biết trước chiến tranh gần như không thể tránh khỏi, việc chuẩn bị chống giặc đã khẩn trương nhưng trong năm 1405, vua Hồ Hán Thương vẫn mong níu kéo chút hy vọng về hòa bình. Hình bộ lang trung Phạm Canh được vua cử làm chánh sứ, cùng Thông phán Lưu Quang Đình làm phó sứ đem tặng vật sang nước Minh làm thuyết khách, mong dập được họa binh đạo. Tuy nhiên, chuyến đi này đã không có tác dụng. Vua Minh vẫn muốn đánh Đại Ngu, cho giữ Phạm Canh ở lại, chỉ thả Quang Đình về nước.

Việc ngoại giao giữa nước Đại Ngu và nước Minh có thể nói là đã không thể đàm phán được kể từ sự kiện trên. Từ năm 1406, hai nước đã bắt đầu dùng gươm đao để nói chuyện. Vua Minh lên kế hoạch dùng Trần Thiêm Bình làm vua bù nhìn, cho quân hộ tống hắn về nước để thay thế vua nhà Hồ. Minh triều hy vọng rằng dưới chiêu bài khôi phục lại nhà Trần, chúng sẽ có thể dễ dàng chiêu dụ được nhân dân trong nước ta quay mũi giáo hướng về triều đình họ Hồ, qua đó mà chỉ dùng ít quân binh cũng có thể thôn tính được nước Đại Ngu. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không đơn giản như toan tính của giặc.

Điều ít biết về các vụ mưu sát Hồ Quý Ly

Nhờ có 2 người cô họ lấy vua Trần mà trở thành ngoại thích, sau lại trở thành phò mã nhà Trần và dần dần giữ chức lớn trong triều cho đến khi thế lực đã mạnh, Hồ Qúy Ly lật đổ nhà Trần lập ra nhà Hồ.

Điều ít biết về các vụ mưu sát Hồ Quý Ly
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số vụ mưu sát nhằm vào ông cả trong khoảng thời gian trước và sau khi lên ngôi...

Cái kết cay đắng cuối đời của Hồ Quý Ly

Theo Thù Vực Chu Tư Lục thì vua tôi nhà Hồ đều bị xử chết cả chỉ có mỗi Hồ Nguyên Trừng được tha vì có tài. Còn theo Cô thụ bao đàm, vua tôi Hồ Quý Ly được tha, riêng Quý Ly bị đẩy đi làm lính thú ở Quảng Tây.

Cái kết cay đắng cuối đời của Hồ Quý Ly

Trong cuộc tra hỏi của Minh Thành Tổ Chu Đệ đối với Hồ Quý Ly, Quý Ly ngậm miệng cầu an. Số phận của Quý Ly sau đó thế nào? Có khá nhiều thuyết khác nhau.

Đại Việt Sử ký toàn thư không chép rõ về số phận của Hồ Quý Ly nhưng kể về số phận của các quan triều Hồ bị bắt khá thê thảm: “Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc (có lẽ là ám chỉ Bắc Kinh) thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết”.

Vì sao Hồ Quý Ly ép cháu nhường ngôi dù chưa có "điềm lành"?

Chỉ có một điều lạ là khi chuyển ngôi Trần sang Hồ thì sử chẳng chép lấy một dòng nào về điềm lành xuất hiện cả. Với một ngày rành điển tích và "thích làm màu mè" như Hồ Quý Ly mà thời điểm nhận long bào không sáng tác ra được điềm lành gì thì cũng lạ.

Vì sao Hồ Quý Ly ép cháu nhường ngôi dù chưa có "điềm lành"?
Trong số trước, chúng tôi đã nhắc đến chuyện năm 1400, Hồ Quý Ly tranh thủ khi Trung Quốc chìm trong nội chiến để tiến hành cuộc đổi ngôi. Cuộc đổi ngôi này là vở kịch hay nhưng sử nhìn chung ít đề cập. Trong cuộc đổi ngôi này, Hồ Quý Ly đã ép Trần Thiếu Đế, cũng là cháu ngoại của mình phải nhường ngôi. Sử chép: "Tháng 2, mùa xuân (1400). Quý Ly truất nhà vua làm Bảo Ninh đại vương, Quý Ly tự xưng hoàng đế".

Tin mới