Vì sao Hoàng đế băng hà phải đến vài năm sau mới được chôn cất?

Ít ai biết được, người xưa đã áp dụng một quy trình kính cẩn giúp thi thể Hoàng đế khó bị thối rữa.

Vì sao Hoàng đế băng hà phải đến vài năm sau mới được chôn cất?

Nghi thức mai táng ở Trung Quốc có thể được xem là nét văn hóa đặc biệt được kế thừa từ hàng nghìn năm trước, được phân thành 2 giai đoạn là "tang lễ" và "táng lễ". Thời xưa, người ta không chôn cất người thân ngay sau khi qua đời, mà thường đặt thi hài ở trong nhà một vài ngày, thời gian này gọi là quàn. Đối với hoàng thất, thời gian quàn trước khi chôn cất còn lâu hơn người dân bình thường.

Trong trường hợp người mất là Hoàng đế, sau khi kết thúc thời gian quàn thì quan tài của họ vẫn chưa được chôn cất mà tiếp tục đưa đến Thấn cung, lưu giữ tại đây từ vài tháng đến vài năm. 

Chẳng hạn như, Hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh, linh cữu của ông đã được quàn trong thời gian 25 ngày. Sau đó, thi hài của ông được đưa đến Thấn cung, đặt tại đây trong 2 năm lẻ 2 tháng mới được chôn cất. Đồng nghĩa với việc, sau khi Hoàng đế Thuận Trị qua đời, phải mất gần 2 năm rưỡi mới được chôn cất. 

Các vị Hoàng đế nhà Thanh khác cũng rơi vào trường hợp tương tự, chỉ có 1 số ít được chôn cất vài tháng sau khi mất. 

Vậy thì vấn đề ở đây là người xưa có sợ thi hài bị thối rữa nếu không được chôn cất ngay hay không? Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần nắm được quy trình thực hiện tang lễ của hoàng tộc. 

Vi sao Hoang de bang ha phai den vai nam sau moi duoc chon cat?

Lấy chế độ tang lễ ở nhà Thanh làm ví dụ, thời kỳ này, tang lễ của Hoàng đế được gọi là "Hung lễ", được quản lý bởi Lễ bộ và Nội vụ phủ. Trước hết, khi Hoàng đế sắp băng hà, những người phụ trách tang lễ (gọi là khỏa nhân và uất nhân) sẽ chuẩn bị sẵn nước nấu hoa uất kim hương, rượu trắng làm từ lúa nếp đen và nhiều loại ngũ cốc quý khác.

Đợi đến khi thái y thông báo Hoàng đế đã thật sự qua đời, khỏa nhân và uất nhân sẽ lập tức tắm rửa thi hài Hoàng đế bằng nước hoa uất kim hương, sau đó bôi rượu trắng lên. Đây là quá trình ức chế sự phát triển của vi sinh vật, ngăn cản sự thối rữa thi thể, được gọi là "Dục thi", nghĩa là tắm rửa cho thi thể.

Sau khi hoàn thành quá trình này, Hoàng đế sẽ được khoác lên những lớp trang phục tinh tế rồi đặt vào linh cữu. Bên trong linh cữu đã được cho thêm vài hương liệu chống thối rữa, than củi,...

Trong thời gian quàn, linh cữu của Hoàng đế được đặt trên một chiếc giường băng, bên dưới chiếc giường này là những viên đá lạnh, mảng băng nhỏ. Chúng sẽ liên tục được bổ sung để giữ nhiệt độ ở mức thấp nhất có thể. 

Chẳng những vậy, xung quanh nơi đặt linh cữu của Hoàng đế còn được bao bọc bởi những chiếc hoa cái (màn che) xếp chồng lên nhau. Giữa linh cữu và lớp hoa cái đó còn được đặt thêm một số loại tro thực vật, than củi,... với mục đích giảm độ ẩm trong không khí.

Có thể thấy, phương pháp chống thối rữa từ thời phong kiến Trung Hoa xa xưa không hề đơn giản và không ai lo lắng về vấn đề thi thể Hoàng đế mục nát trước khi chính thức chôn cất. Thậm chí, nếu có thật sự thối rữa thì lớp hương liệu và lớp hoa cái xếp chồng kia cũng đã ngăn cản mùi hôi rất tốt, khó ai có thể nhận ra.

Đêm động phòng rùng rợn của vị hoàng đế làm bao dân tộc kinh hãi

Không ai ngờ được, người đàn ông mang biệt hiệu “Ngọn roi của Thượng đế”, “tai họa của trời” làm bao dân tộc kinh hãi ấy lại phải trải qua đêm động phòng khủng khiếp để ra đi mãi mãi.

Đêm động phòng rùng rợn của vị hoàng đế làm bao dân tộc kinh hãi
"Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa”

Bí ẩn hoàng đế chung thuỷ nhất lịch sử Trung Hoa

Vua Minh Hiếu Tông, hậu cung chỉ tộc tôn duy nhất một hoàng hậu, không nạp thêm tỳ thiếp. Ngài hiểu rõ, muốn người mình yêu được bình an hạnh phúc, tốt nhấ không nên có hậu cung.

Bí ẩn hoàng đế chung thuỷ nhất lịch sử Trung Hoa
Cuộc đời của vị hoàng đế chung thủy nhất Trung Hoa

Bí ẩn hoàng đế loạn luân nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa

Bộ luật cấm hôn nhân đồng huyết, cận huyết đã được ban hành từ sớm thế nhưng vẫn có không ít ông vua trong lịch sử Trung Quốc vẫn bất chấp đạo lý chỉ để thỏa mãn ham muốn của bản thân.

Bí ẩn hoàng đế loạn luân nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa
Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn và nghi án loạn luân với mẹ ruột

Tin mới