Vì sao hoàng đế TQ cả đời không lo bị thị vệ "cắm sừng"?

Vì sao hoàng đế TQ cả đời không lo bị thị vệ "cắm sừng"?

Nếu như thái giám bị xác định là mối nguy lớn, dễ "cắm sừng" hoàng đế, dẫn tới việc phải tịnh thân đau đớn trước khi vào cung, thì thị vệ chưa bao giờ bị vua chúa Trung Quốc nghi hoặc. Vì sao lại vậy? 

Xem toàn bộ ảnh
Hoàng cung là nơi sinh sống của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến cùng với hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Chăm lo cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bậc đế vương và hậu cung là cung nữ và thái giám.
Hoàng cung là nơi sinh sống của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến cùng với hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Chăm lo cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bậc đế vương và hậu cung là cung nữ và thái giám.
Trong đó, thái giám là những người gần gũi và có nhiều thời gian ở bên cạnh hoàng đế nhất. Nhất cử nhất động của hoàng đế thường có hoạn quan đi theo hầu.
Trong đó, thái giám là những người gần gũi và có nhiều thời gian ở bên cạnh hoàng đế nhất. Nhất cử nhất động của hoàng đế thường có hoạn quan đi theo hầu.
Để tránh bị "cắm sừng", thái giám trước khi vào cung trải qua quá trình tịnh thân biến họ thành "không phải nam, cũng chẳng phải nữ". Họ trở thành những người đàn ông mất ham muốn tình dục và khả năng sinh con đẻ cái.
Để tránh bị "cắm sừng", thái giám trước khi vào cung trải qua quá trình tịnh thân biến họ thành "không phải nam, cũng chẳng phải nữ". Họ trở thành những người đàn ông mất ham muốn tình dục và khả năng sinh con đẻ cái.
Trong khi đó, hàng ngàn thị vệ làm việc trong hoàng cung làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoàng đế, không để bất cứ kẻ nào đột nhập vào bên trong.
Trong khi đó, hàng ngàn thị vệ làm việc trong hoàng cung làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoàng đế, không để bất cứ kẻ nào đột nhập vào bên trong.
Thế nhưng, thị vệ không phải trải qua quá trình tịnh thân giống như thái giám mà vẫn có thể làm việc trong cung. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao thị vệ được hoàng đế "ưu ái" như vậy.
Thế nhưng, thị vệ không phải trải qua quá trình tịnh thân giống như thái giám mà vẫn có thể làm việc trong cung. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao thị vệ được hoàng đế "ưu ái" như vậy.
Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm ra câu trả lời. Thái giám được xem là tầng lớp thấp kém nhất trong hậu cung. Trong khi đó, thị vệ là những võ quan phải trải qua quá trình thi cử và kiểm tra lý lịch cẩn thận.
Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm ra câu trả lời. Thái giám được xem là tầng lớp thấp kém nhất trong hậu cung. Trong khi đó, thị vệ là những võ quan phải trải qua quá trình thi cử và kiểm tra lý lịch cẩn thận.
Theo đó, thị vệ thường xuất thân trong gia đình khá giả, thậm chí là con cháu của quan lại, vương tôn quý tộc. Họ là những người có học thức và võ nghệ cao cường. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn cho hậu cung. Thêm nữa, thị vệ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với phi tần trong hậu cung. Do đó, hoàng đế không lo sợ sẽ bị họ "cắm sừng".
Theo đó, thị vệ thường xuất thân trong gia đình khá giả, thậm chí là con cháu của quan lại, vương tôn quý tộc. Họ là những người có học thức và võ nghệ cao cường. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn cho hậu cung. Thêm nữa, thị vệ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với phi tần trong hậu cung. Do đó, hoàng đế không lo sợ sẽ bị họ "cắm sừng".
Trong khi đó, thái giám suốt ngày ở bên chăm lo chuyện ăn uống, trang phục, chải đầu... cho các phi tần. Vì vậy, họ buộc phải tịnh thân để tránh "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Ngoài ra, thị vệ là những người học võ. Nếu họ bị tịnh thân thì sức khỏe sẽ giảm sút. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc bảo vệ hoàng đế và hoàng cung.
Trong khi đó, thái giám suốt ngày ở bên chăm lo chuyện ăn uống, trang phục, chải đầu... cho các phi tần. Vì vậy, họ buộc phải tịnh thân để tránh "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Ngoài ra, thị vệ là những người học võ. Nếu họ bị tịnh thân thì sức khỏe sẽ giảm sút. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc bảo vệ hoàng đế và hoàng cung.
Nhiều lúc thị vệ đi theo hoàng đế trong các cuộc chinh chiến. Vì vậy, họ cũng xông pha trên chiến trường và giết địch như nhiều tướng sĩ trong quân đội.
Nhiều lúc thị vệ đi theo hoàng đế trong các cuộc chinh chiến. Vì vậy, họ cũng xông pha trên chiến trường và giết địch như nhiều tướng sĩ trong quân đội.
Thậm chí, một số thị vệ lập được công lớn nên hoàng đế ban thưởng cho vàng bạc, đất đai, chức tước cao như chức đại tướng quân. Khi đó, họ sẽ trở thành bề tôi trung thành, dũng mãnh, sẵn sàng xả thân vì vua.
Thậm chí, một số thị vệ lập được công lớn nên hoàng đế ban thưởng cho vàng bạc, đất đai, chức tước cao như chức đại tướng quân. Khi đó, họ sẽ trở thành bề tôi trung thành, dũng mãnh, sẵn sàng xả thân vì vua.
Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT