Vì sao hơn 100.000 hộ dân không chịu di rời dù biết có sạt lở đất?

Chỉ tính từ năm 2000 - 2017 đã xảy ra hơn 260 trận lũ quét, sạt lở đất làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại kinh tế hàng chục ngàn tỉ đồng.

Vì sao hơn 100.000 hộ dân không chịu di rời dù biết có sạt lở đất?
Tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, bắc Trung bộ mỗi khi mưa bão thì hơn 100 nghìn hộ dân đang hàng ngày sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất lại không khỏi lo lắng, bất an. Sau bản Pọng, Sa Ná ở Thanh Hóa, Sáng Tùng ở Lai Châu…thiên tai sẽ tiếp tục giáng lên bản làng nào, khi mà công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó của chúng ta đang cho thấy những yếu kém, bất cập?
Vi sao hon 100.000 ho dan khong chiu di roi du biet co sat lo dat?
 Người dân Sa Ná trắng tay sau lũ dữ.
Lo lắng, bất an… là tâm trạng chung của người dân miền núi mỗi khi vào mùa mưa lũ. Không phải vô cớ mà người dân bất an như vậy, bởi những năm gần đây lũ quét, sạt lở đất xảy ra với cường độ mạnh và thiệt hại ngày càng tăng.
Từ bản Sáng Tùng (Lai Châu), xã Hát Liều (Yên Bái), đến bản Pọng ở Mường Lát và gần nhất là bản Sa Ná ở Quan Sơn (Thanh Hóa)… thiên tai đã bất ngờ ập đến và cuốn phăng tất cả nhà cửa, tài sản của người dân.
Ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu (1 người có nhiều năm trăn trở trước nỗi lo này của người dân miền núi) khẳng định, chưa bao giờ lũ quét, sạt lở đất lại đáng ngại như thời gian gần đây.
Vi sao hon 100.000 ho dan khong chiu di roi du biet co sat lo dat?-Hinh-2
 Tang hoang sau lũ người dân không tin vào mắt mình.
"Lũ quét và sạt lở có thể diễn ra trên toàn tỉnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau xảy ra khắp mọi địa hình. Với địa hình chia cắt như miền núi thì chọn được nơi an toàn về nguy cơ lũ quét sạt lở đất không nhiều, mà với vị trí đẹp vẫn có thể xảy ra, kể cả thành phố vẫn nằm trong vùng nguy cơ lún sụt. Vậy với tình hình và thời tiết, địa hình như thế thì người dân phải thường xuyên theo dõi, trước hết là bảo vệ tài sản, tính mạng của mình", ông Luật nói.
Với địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp, nơi nào cũng có nguy cơ sạt lở. Những ngôi nhà chênh vênh bên sườn núi, sát sạt vực sông, thậm chí người dân còn đào vạt chân núi để có đất dựng nhà, mặc cho tử thần cứ lơ lửng trên đầu. Nếu cả nước có 12 nghìn điểm với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét thì tại tỉnh Thanh Hóa đã có tới 7 nghìn hộ dân sống chung với nguy cơ sạt lở. Con số này tại các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La cũng lên đến chục nghìn hộ.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao hàng trăm nghìn hộ dân đã được rà soát, quy hoạch vùng nguy hiểm nhưng chính quyền các cấp và các ngành chức năng lại bất lực trong việc cảnh báo và di dân đến nơi an toàn? Khi nhắc đến, tỉnh nào cũng đưa ra lý do là thiếu kinh phí, không bố trí được khu đất tái định cư…
Vi sao hon 100.000 ho dan khong chiu di roi du biet co sat lo dat?-Hinh-3
 Bản Sa Ná trở thành đống đổ nát.
Bà Lê Thị Thu Hà – Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và thừa nhận: "Chúng tôi cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và trách nhiệm lớn lao. Nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định quỹ đất của gia đình, dòng họ, và chính quyền đang quản lý. Thế nhưng việc xác định quỹ đất đối với vùng cao Trạm Tấu là nhiệm vụ đặc thù, vô cùng khó khăn trong việc triển khai làm nhà cho dân".
Ông Hà Văn Măng, Chủ tịch xã Trí Nang, huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa cũng đưa ra lý do tương tự: "Về nguy cơ thì miền núi sống suối nhiều, ven sông ven suối họ làm nhà, tuyên truyền thì chúng tôi đã tuyên truyền nhưng về việc tìm chỗ ở cho họ thì đúng là quỹ đất hẹp, đồi núi bà con không thể ở trên núi cao được".
Trả lời phóng viên Đài TNVN về việc, vì sao chưa có giải pháp căn cơ, di chuyển số hộ dân trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất? Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên ta, ông Trần Quang Hoài cho rằng: “Chính phủ rất quan tâm vấn đề này, nhưng nguồn lực có hạn mà phạm vi nguy hiểm rủi ro rất lớn. Vì vậy, ngoài nguồn lực của Chính phủ thì các địa phương phải tích cực phòng ngừa”.
Việc chưa thể di chuyển đến nơi an toàn, đồng nghĩa với việc hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, hàng năm sẽ và phải đối mặt với rủi ro do thiên tai gây ra. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và cả người dân sẽ phải làm gì để ứng phó mỗi khi mưa lũ? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết tiếp theo.

Lào Cai: Quốc lộ 279 ách tắc nghiêm trọng do sạt lở đất

Sáng 31/7, tại Km78+240 quốc lộ 279 thuộc địa bàn tỉnh xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã xảy ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến giao thông trên tuyến bị chia cắt hoàn toàn.

Lào Cai: Quốc lộ 279 ách tắc nghiêm trọng do sạt lở đất

Sông Đồng Nai sạt lở, đất đai bị “gặm” hàng chục mét

Chính quyền xã Hiệp Hòa cho hay nếu so sánh với bản đồ địa chính năm 1993, thì hiện nay nhiều điểm trên cù lao đã bị ăn sâu vào từ 20 đến 30 mét do sạt lở sông Đồng Nai.

Sông Đồng Nai sạt lở, đất đai bị “gặm” hàng chục mét
Tình trạng sạt lở bờ sông Đồng Nai đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai đang diễn ra ngày một phức tạp. Nhiều diện tích đất đai, hoa màu, tài sản của người dân sinh sống ven sông và các cù lao giữa sông đã bị nước cuốn trôi và tình trạng này vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của bà con nơi đây.
Song Dong Nai sat lo, dat dai bi “gam” hang chuc met
Mảnh đất của cụ ông Lê Văn Chín đã bị "nuốt" hàng chục mét.

Mảnh đất của cụ ông Lê Văn Chín đã bị "nuốt" hàng chục mét.

Sạt lở đất ở Lai Châu: 12 người chết và mất tích

Thiệt hại do sạt lở đất ở Lai Châu là rất nghiêm trọng khi trên địa bàn huyện Phong Thổ đã có 6 người chết, 6 người mất tích. Hiện giao thông vào các bản bị thiệt hại tê liệt hoàn toàn, chỉ có thể đi bộ.

Sạt lở đất ở Lai Châu: 12 người chết và mất tích
Tình hình sạt lở đất ở Lai Châu được tờ Người Lao Động cho hay:
Chiều 5/8, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Bùi Văn Sơn, Phó Chủ tịch huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, cho biết tính đến chiều cùng ngày, trên địa bàn huyện đã có 6 người chết 6 người mất tích do sạt lở đất và chưa tìm được ai.

Tin mới