Vì sao Iran vẫn án binh bất động sau khi tư lệnh Soleimani bị ám sát?

Sau khi tướng Soleimani thiệt mạng trong một vụ không kích do Mỹ thực hiện, cả thế giới lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến mới. Đâu sẽ là những viễn cảnh có thể xảy ra?

Vụ ám sát tư lệnh hành đầu của Iran bằng một cuộc không kích của Mỹ ở Iraq đã khiến cả khu vực Trung Đông bất ngờ. Iran và các đồng minh đã thề sẽ trả thù, điều này gây lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến toàn diện.
Iran có nhiều kho vũ khí có khả năng tấn công nơi quân đội Mỹ đang đóng ở Syria, Iraq và vùng Vịnh. Tuy nhiên, Iran sẽ thận trọng khi tiến hành một cuộc tấn công trả đũa có thể gây ra một cuộc xung đột lớn hơn.
Cuộc tấn công nhắm vào tướng Soleimani vào hôm 3/1 có thể khiến Iran nao núng vì nó cho thấy vị tổng thống có tính tình thất thường Donald Trump sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ theo những cách không lường trước được.
Vi sao Iran van an binh bat dong sau khi tu lenh Soleimani bi am sat?
Một người phụ nữ khóc thương trong một cuộc biểu tình phản đối cuộc không kích của Mỹ đã giết chết tướng Qassem Soleimani. Ảnh: AP. 
Tướng Qassem Soleimani là người đã đưa lực lượng dân quân được vũ trang đầy đủ đến khắp nơi trong khu vực để chống lại Mỹ và các đồng minh và mở rộng ảnh hưởng của Iran đến khu vực Địa Trung Hải.
Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh vào Iran. Gần như tất cả người dân Iran, kể cả Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đều thề sẽ trả đũa tàn khốc.
Ông Ibrahim Bayram, một nhà phân tích của tờ nhật báo An-Nahar (Lebanon) cho biết: “Chắc chắn Iran và lực lượng kháng chiến sẽ phản ứng lại vụ ám sát này. Câu hỏi đặt ra là ở đâu, khi nào và như thế nào”.
Theo AP, có 5 kịch bản về cuộc chiến này có thể xảy ra trong tương lai.
Mỹ rút quân khỏi Iraq
Có thể cảm nhận được những hậu quả ngay lập tức ở Iraq, nơi vụ không kích được coi là một cuộc tấn công vào chủ quyền của đất nước này. Vụ ám sát tướng Soleimani cũng giết chết một chỉ huy cấp cao của lực lượng dân quân Iraq.
Quốc hội Iraq họp khẩn cấp vào ngày 5/1. Trước đó, ngày 4/1, lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq đã tổ chức tang lễ có hàng nghìn người tham dự ở Baghdad.
Vụ không kích đã củng cố các lực lượng và phe phái chính trị được Iran hậu thuẫn trong bối cảnh những cuộc biểu tình chống chính phủ nhằm chống lại ảnh hưởng của Tehran diễn ra ở Iraq. Các đồng minh của Iran bây giờ có thể tuyên bố mình là người bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm lược của nước ngoài.
Vi sao Iran van an binh bat dong sau khi tu lenh Soleimani bi am sat?-Hinh-2
Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad. Ảnh: DW. 
Chính phủ Iraq vốn có mối quan hệ với cả Washington và Tehran. Giờ đây, họ sẽ chịu áp lực buộc phải trục xuất 5.200 lính Mỹ đang đóng quân tại Iraq. Số lính này đã được triển khai nhằm ngăn chặn sự trở lại của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Renad Mansour, một nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Chatham House, London, cho biết: “Việc hạn chế số lượng hoặc trục xuất quân đội Mỹ ra khỏi Iraq là một lựa chọn có tác động ngay lập tức”.
“Tôi nghĩ rằng sẽ khó cho bất kỳ quan chức chính phủ Iraq nào muốn giữ lại quân đội Mỹ sau chuyện này”, ông Mansour nói với AP.
Điều này sẽ khiến Iraq, cùng với Syria và Lebanon, nghiêng về phía Iran nhiều hơn. Mục tiêu mà Soleimani đã theo đuổi kể từ khi Mỹ lãnh đạo cuộc tấn công Iraq năm 2003 sẽ được hoàn thành.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ.
Gây áp lực lên khu vực
Trong thập kỷ qua, ông Soleimani đã huy động hàng chục nghìn chiến binh được vũ trang kĩ càng đến Syria và Iraq. Những người này đã chiến đấu ở phe Tổng thống Bashar Assad trong cuộc nội chiến Syria và chống IS ở cả Syria và Iraq.
Quân đội Mỹ chỉ triển khai đội quân tương đối nhỏ ở Syria và Iraq. Nhóm lính này có thể là mục tiêu cho các cuộc tấn công trả thù của Iran. Chuỗi căng thẳng mới nhất giữa hai bên bắt đầu vào tuần trước khi một cuộc không kích được cho là do lực lượng dân quân Iraq được Iran hậu thuẫn tiến hành khiến một nhà thầu Mỹ thiệt mạng.
Mỹ đã đáp trả bằng một cuộc không kích giết chết 25 dân quân ở Iraq và Syria. Sau đó, lực lượng dân quân này đã tổ chức hai ngày biểu tình đầy bạo lực tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Không có ai bị thương trong các cuộc biểu tình này, nhưng những người biểu tình đã xông vào khuôn viên Đại sứ quán.
Iran cũng có thể trả thù thông qua các đồng minh ở Lebanon, Yemen hoặc dải Gaza.
Vi sao Iran van an binh bat dong sau khi tu lenh Soleimani bi am sat?-Hinh-3
 Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng của Saudi Arabia đã làm giảm khoảng một nửa công suất dầu của quốc gia này. Ảnh: Reuters.
Nhóm phiến quân Hezbollah do Iran hậu đang chi phối Lebanon. Hezbollah cũng có kho vũ khí gồm hàng chục nghìn tên lửa có thể tấn công mọi địa điểm tại Israel. Tuy nhiên, nhóm này sẽ không mạo hiểm gây nên một cuộc chiến toàn diện mới khiến Lebanon suy sụp. Đất nước này vốn đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và các cuộc biểu tình chống chính phủ tại đây vẫn liên tục diễn ra.
Tấn công mạng và các chiến thuật trả đũa khác
Các chuyên gia an ninh cho biết các cuộc tấn công mạng có thể trở nằm trong sự trả đũa của Iran. Mặc dù nói rằng hệ thống của Mỹ khá vững chắc, các chuyên gia này cũng lo ngại sẽ có sự gián đoạn lớn ở những lĩnh vực khác.
Các mục tiêu tiềm năng khác bao gồm lĩnh vực tài chính, sản xuất, nhà máy dầu khí và hệ thống giao thông.
Các tin tặc Iran đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công đánh sập các trang web của ngân hàng Mỹ trước khi thỏa thuận hạt nhân 2015 của chính quyền Obama được kí kết.
“Mối lọ ngại của chúng tôi về cơ bản là mọi thứ sẽ quay trở lại như trước khi có thỏa thuận”, ông John Hultquist, giám đốc phân tích tình báo của công ty an ninh mạng FireEye cho biết. “Họ có khả năng gây ra sự gián đoạn thật sự trên nước Mỹ”.
Iran cũng đã thực hiện nhiều cuộc thăm dò các hệ thống công nghiệp của Mỹ trong những năm gần đây bằng cách cố gắng xâm nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, Iran đã giới hạn các cuộc tấn công phá hoại lại, mục tiêu chủ yếu là ở khu vực Trung Đông như công ty dầu mỏ của Saudi, các chuyên gia cho biết.
Tấn công vùng Vịnh
Thay vì dùng các đồng minh của mình, Iran có thể tự trả đũa bằng cách nhắm vào các đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh và cơ sở hạ tầng dầu mỏ của họ. Mỹ cho rằng Iran về đã tấn công vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia hồi tháng 9, khiến nơi này phải giảm năng suất xuống chỉ còn một nửa.
Năm ngoái, Mỹ cũng cho rằng Iran đã phá hoại tàu chở dầu tại eo biển Hormuz, nơi có 20% lượng dầu trên thế giới vận chuyển qua. Iran đã bác bỏ những cáo buộc này nhưng thừa nhận đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ vào tháng 6.
Iran cũng có thể trả đũa bằng cách từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trên thực tế, việc này dần được thể hiện kể từ khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018 và khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Iran đã công khai vi phạm một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân của mình để đáp trả các lệnh trừng phạt và nước này có thể công bố việc tiếp tục làm giàu uranium.
Giận dữ một cách im lặng?
Giữa tất cả các viễn cảnh khủng khiếp trên, vẫn có khả năng Iran sẽ không làm gì, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Israel không có vẻ quá lo ngại về chuyện này. Các nhà chức trách Israel đã đóng cửa một khu trượt tuyết gần biên giới Lebanon và Syria, và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã rút ngắn chuyến đi tới Hy Lạp. Tuy nhiên, Israel không thực hiện biện pháp an ninh nào khác hay thảo luận về việc huy động lực lượng.
“Tôi nghĩ rằng Iran đang bị sốc”, ông Yoel Guzansky, một chuyên gia về Iran tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia ở Tel Aviv nói với AP.
Vi sao Iran van an binh bat dong sau khi tu lenh Soleimani bi am sat?-Hinh-4
 Một đoạn biên giới Israel - Lebanon vào tháng 9/2018. Ảnh: AP.
Iran và các đồng minh đã mất một số chỉ huy cấp cao khác trong nhiều năm qua. Họ luôn thề sẽ trả thù và luôn nói thêm rằng điều đó sẽ xảy ra vào thời điểm và địa điểm do họ quyết định. Sau đó, cuộc khủng hoảng dịu xuống mà không có sự trả đũa nào.
Ví dụ, Hezbollah thề sẽ trả thù sau khi một trong những chỉ huy hàng đầu của nhóm này, Imad Mughniyeh, bị giết trong một vụ đánh bom ở Damascus được cho là của Israel năm 2008. Mặc dù Hezbollah đã và Israel đã có nhiều cuộc đọ súng kể từ đó, không có bất kỳ cuộc tấn công lớn nào từ phía Hezbollah được tiến hành.
Chưa từng có tiền lệ nào cho vụ ám sát một nhân vật quan trọng như ông Soleimani.
Ông Joost Hiltermann, giám đốc chương trình Trung Đông tại Crisis Group, nơi tập hợp một nhóm chuyên gia quốc tế, nói: “Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến một cuộc chiến”.
“Iran đã tự đặt mình vào ngõ cụt. Họ sẽ phải phản ứng”, ông nói thêm.

Giữa căng thẳng với Iran, Mỹ bất ngờ "hạ giọng"?

Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington sẵn sàng đàm phán với Iran một cách vô điều kiện.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thụy Sĩ Ignazio Cassis liên quan đến căng thẳng Mỹ-Iran trong thời gian gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định Washington đã chuẩn bị để đối thoại với Tehran một cách vô điều kiện nhưng vẫn nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép để kiềm chế hành động của Iran.
Giua cang thang voi Iran, My bat ngo
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp báo ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN.
Bình luận trên của ông Pompeo đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018, chính quyền Mỹ nhấn mạnh rõ ràng quan điểm sẵn sàng đàm phán với Tehran mà không có điều kiện ràng buộc.

"Vỡ mộng" cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Iran không điều kiện?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Iran "không có điều kiện tiên quyết" hoàn toàn là tin tức giả mạo.

Theo Sputnik, Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trước đó cho biết ông không loại trừ khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani tại phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York. Ảnh: JP.
 Theo Sputnik, Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trước đó cho biết ông không loại trừ khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani tại phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York. Ảnh: JP. 
Tuy nhiên, ngày 15/9, Tổng thống Trump khẳng định thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Iran diễn ra mà không cần điều kiện tiên quyết là "tin tức giả mạo". Ảnh: BI.
Tuy nhiên, ngày 15/9, Tổng thống Trump khẳng định thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Iran diễn ra mà không cần điều kiện tiên quyết là "tin tức giả mạo". Ảnh: BI.  
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump dường như mâu thuẫn với những phát biểu trước đó liên quan đến Iran mà các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đưa ra. Ảnh: Variety.
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump dường như mâu thuẫn với những phát biểu trước đó liên quan đến Iran mà các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đưa ra. Ảnh: Variety.  
Theo lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Iran Rouhani có thể gặp nhau vào cuối tháng 9 này. Ảnh: Yahoo.
 Theo lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Iran Rouhani có thể gặp nhau vào cuối tháng 9 này. Ảnh: Yahoo. 
"Tổng thống (Trump) sẵn sàng gặp mà không có điều kiện tiên quyết", vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói. Ảnh: VF.
 "Tổng thống (Trump) sẵn sàng gặp mà không có điều kiện tiên quyết", vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói. Ảnh: VF.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 12/9 nói với CNBC: "Chưa có kế hoạch cho cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và ông Hassan Rouhani, mặc dù ngài tổng thống (Trump) cho biết ông sẵn sàng gặp mà không cần điều kiện tiên quyết". Ảnh: Politico.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 12/9 nói với CNBC: "Chưa có kế hoạch cho cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và ông Hassan Rouhani, mặc dù ngài tổng thống (Trump) cho biết ông sẵn sàng gặp mà không cần điều kiện tiên quyết". Ảnh: Politico.  
Về phần mình, người đứng đầu văn phòng truyền thông của phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc, Alireza Miryousefi, cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Rouhani không được mong đợi tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc ở thành phố New York. Ảnh: AJ.
 Về phần mình, người đứng đầu văn phòng truyền thông của phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc, Alireza Miryousefi, cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Rouhani không được mong đợi tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc ở thành phố New York. Ảnh: AJ. 
Vào tháng 5/2018, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại khi Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran. Ảnh: DE.
 Vào tháng 5/2018, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại khi Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran. Ảnh: DE. 
Trong thời gian qua, hai nước liên tục có những động thái khiến căng thẳng leo thang và thậm chí khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự xảy ra. Ảnh: DE.
 Trong thời gian qua, hai nước liên tục có những động thái khiến căng thẳng leo thang và thậm chí khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự xảy ra. Ảnh: DE. 
Gần đây nhất, Mỹ tố Iran đứng đằng sau vụ tấn công cơ sở dầu khí của Saudi Arabia, song Tehran bác bỏ cáo buộc, đồng thời cảnh báo nước này luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Ảnh: FPK.
 Gần đây nhất, Mỹ tố Iran đứng đằng sau vụ tấn công cơ sở dầu khí của Saudi Arabia, song Tehran bác bỏ cáo buộc, đồng thời cảnh báo nước này luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Ảnh: FPK.

Tin mới