Vì sao khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk và hàng loạt bị can?

Sáng 28/4, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã phê chuẩn các quyết định khởi tố hình sự, bắt tạm giam các bị can liên quan vụ án đấu thầu mua thuốc chữa bệnh xảy ra tại Sở Y tế Đắk Lắk, và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa thi hành các Quyết định này.

Có 10 cán bộ bị khởi tố, 6 người có quyết định bắt tạm giam vào chiều tối 27/4/2020. Trong đó, cơ quan Điều tra công bố lệnh bắt tạm giam tại Sở Y tế Đắk Lắk gồm 4 bị can: Doãn Hữu Long nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, trong hồ sơ vụ đấu thầu là Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch đấu thầu thuốc; Nguyễn Hữu Huyên-Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, nguyên Tổ trưởng tổ Chuyên gia; Nguyễn Đình Quân- Chánh Thanh tra Sở Y tế, nguyên Tổ trưởng tổ Giúp việc; Nguyễn Đình Diệm- Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, nguyên là Thành viên Tổ Giúp việc cuộc đấu thầu thuốc.

Vi sao khoi to, bat tam giam nguyen Giam doc So Y te Dak Lak va hang loat bi can?
 Trụ sở Sở Y tế Đắk Lắk.
Cuộc đấu thầu thuốc khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập năm 2014-2015 với dấu hiệu “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk công bố quyết định khởi tố vụ án từ 1 năm 2 tháng trước, vào ngày 1/3/2019, với kết quả giám định lần đầu từ Bộ Y tế về việc Sở đã đổi nhóm 7 mặt hàng thuốc chữa bệnh.

Một cán bộ lãnh đạo Viện Kiểm sát tỉnh cho biết, kết quả giám định lần 2 về việc Sở y tế Đắk Lắk đổi nhóm 40 mặt hàng thuốc chữa bệnh trong cuộc đấu thầu thuốc 2014-2015 do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh tiếp tục gửi văn bản đề nghị phối hợp thực hiện từ tháng 8/2019, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản hồi âm. Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin về vụ án này.

Vẻ đẹp không nỡ rời mắt khỏi các “bông hồng thép” ôm súng

Mới đây (21/6), Bộ Công an tổ chức Lễ khai mạc Hội thi điều lệnh, bắn súng, võ thuật Công an nhân dân (CAND) lần thứ 5, năm 2019, Bảng thi số 7 tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung

Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-2
 Hội thao gồm các phần thi điều lệnh, bắn súng và võ thuật CAND. Để chuẩn bị cho hội thi, công an các tỉnh tham gia phải tập luyện trong nhiều tháng. Trong ảnh, Đội điều lệnh của Công an tỉnh Đắk Lắk.
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-3
Các nữ cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Đắk Lắk) trong trang phục truyền thống tham gia hội thi. Đây được xem là những "bông hồng thép" của ngành công an vì được huấn luyện kỹ năng chiến đấu như các nam chiến sĩ. 
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-4
Hơn 20 cán bộ chiến sĩ lực lượng CSCĐ (Công an tỉnh Đắk Lắk) biểu diễn màn khí công. Đây thành quả của quá trình khổ luyện nhiều năm với những phương pháp đặc biệt kỷ luật của cán bộ CSCĐ nói chung và lực lượng cảnh sát đặc nhiệm nói riêng. 
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-5
 Chiến sĩ CSCĐ biểu diễn khống chế một đối tượng dùng dao tấn công.
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-6
Một chiến sĩ CSCĐ nằm trên hai thanh kiếm rồi đặt đá lên ngực để đồng đội đập vỡ trong tiếng reo hò của những người chứng kiến. Ngoài nằm trên kiếm, 3 chiến sĩ nằm xen nhau giữa những tấm ván đóng đinh sau đó để đá lên trên rồi đập vỡ. 
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-7
Trong khi đó, một chiến sĩ khác thực hiện màn nâng vật nặng đạp chân đi trên thủy tinh với trọng lượng mang trên người gần 200 kg. 
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-8
Đôi chân chiến sĩ cảnh sát cơ động đi trên các mảnh thủy tinh vỡ với khối lượng lớn nhưng hai bàn chân không bị mảnh vỡ gây sát thương. Để thực hiện được điều này, cán bộ chiến sĩ phải luyện cho đôi chân chắc và sức khỏe hơn người. 
Ve dep khong no roi mat khoi cac “bong hong thep” om sung-Hinh-9

Trong một tình huống giả định, hai cán bộ công an phường ở Gia Lai đi tuần tra gặp 5 thanh niên gây rối trật tự công cộng. Khi cán bộ nhắc nhở thì chúng dùng hung khí tấn công nên bị hai chiến sĩ khống chế.  

Đắk Lắk lên tiếng vụ nữ trưởng phòng xinh đẹp mượn bằng cấp 3 của chị gái

(Vietnamdaily) - Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã lên tiếng về việc bà Trần Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị thuộc văn phòng này dùng bằng cấp 3 của chị để đi học và thăng tiến trong sự nghiệp.

Sáng 4/10, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho biết đơn vị đang làm quy trình để xử lý về mặt Đảng và chính quyền đối với bà dùng tên Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk), về hành vi sử dụng bằng THPT của người khác, theo Thanh niên.

Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết có nhận được đơn tố cáo về việc bà Sa gian dối bằng cấp. Sau khi xác minh, cơ quan chức năng xác nhận đơn thư tố cáo là có cơ sở.

Dak Lak len tieng vu nu truong phong xinh dep muon bang cap 3 cua chi gai
Bà Thảo lấy bằng cấp của chị là Trần Thị Ái Sa để làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Ảnh: VTC. 

"Bà Sa mượn bằng tốt nghiệp và mượn họ tên của chị gái để khai lý lịch, sau này được đưa về Văn phòng Tỉnh uỷ làm kế toán và hiện nay là Trưởng phòng Hành chính – Quản trị. Đơn tố cáo bà Sa là đúng sự thật” – một nguồn tin cho biết.

Trước đó, nữ trưởng phòng này bị một người làm đơn tố cáo sử dụng bằng cấp không đúng. Khi nhận được đơn, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk đã giao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xác minh vụ việc.

Sau đó, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk điều động bà Sa về làm kế toán tại Phòng hành chính - quản trị trực thuộc Văn phòng. Quá trình làm việc, bà Sa được bổ nhiệm Phó trưởng phòng và Trưởng Phòng hành chính - quản trị.
Được biết, bà Sa khai trong lý lịch trùng tên, ngày tháng năm sinh với người có tên Trần Ngọc Ái Sa hiện đang công tác tại một bệnh viện ở tỉnh Lâm Đồng.
“Qua xác minh, bà Sa đã thừa nhận việc sử dụng bằng cấp không phải của mình trong hồ sơ và sẵn sàng chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của tổ chức”, vị lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết.
Cũng theo vị này, sau khi tiếp nhận văn bản kết quả xác minh "việc sử dụng bằng cấp không phải của mình" từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã họp và xác định triển khai xử lý theo quy trình, kiểm điểm từ chi bộ trở lên, kể cả những tập thể, cá nhân có liên quan; sau đó có hình thức kỷ luật nghiêm đối với bà Sa (tên thật là Thảo) theo quy định.