Vì sao không xử lý hình sự TGĐ Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan vụ mua rẻ 32 ha đất công?

(Vietnamdaily) - Cơ quan điều tra cho rằng không có cơ sở xác định lãnh đạo Công ty Quốc Cường Gia Lai thông đồng, để hưởng lợi trong việc chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển (Nhà Bè, TP HCM).

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận, 100% vốn Nhà nước) bán rẻ 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và 169.229m2 đất của dự án Khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Trước đó, Viện KSND TP HCM từng trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 5 vấn đề. Trong đó có nội dung làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất Phước Kiển từ Công ty Tân Thuận; xác định trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM) và ông Phạm Nhớ Hồng Thương (Phó trưởng phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh vốn).

Kết luận điều tra nêu rõ, việc chuyển nhượng khu đất đã đền bù ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 theo quy định pháp luật hiện hành là không bắt buộc phải đấu giá, việc đấu giá chỉ là một trong những căn cứ để bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch mang lại lợi ích cao nhất cho công ty và chủ sở hữu.

Công ty Tân Thuận không thực hiện đúng quy định về xây dựng giá, dẫn đến chuyển nhượng thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Đảng bộ TP HCM tại Công ty Tân Thuận.

Bênh cạnh đó, không có quy định nào bắt buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (bên nhận chuyển nhượng) phải biết giá của Công ty Tân Thuận được xây dựng đúng hay sai. Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ trong vụ án đến nay chưa có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai có sự thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận để có lợi trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nên không có cơ sở xử lý trách nhiệm đối với bà Loan.

Đối với yêu cầu xem xét trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên, kết luận điều tra xác định hành vi của nguyên Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự.

Còn về ông Thương được xác định người này đã làm theo chỉ đạo của cấp trên. Ngoài ra, ông này không tham mưu, để xuất các tờ trình. Do đó,  không có căn cứ để xét xét trách nhiệm hình sự

Dự án 32 ha Phước Kiển bị bán rẻ ra sao?

Hồi tháng 6, Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư Thành ủy TP HCM) cùng các ông: Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP HCM), Huỳnh Phước Long (nguyên Trưởng phòng quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy TP HCM) và Phan Thanh Tân (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP HCM).

Các bị can này bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" do sai phạm 32 ha đất Phước Kiển, Nhà Bè, TP HCM.

Tân Thuận là công ty 100% vốn Nhà nước do Văn phòng Thành ủy TP HCM quả lý, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tháng 6/2017, Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai có ký hợp đồng chuyển nhượng 32 ha đất trong tổng diện tích 50 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Theo Quốc Cường Gia Lai, 32 ha đất này được đền bù không tập trung, không có mặt tiền và đường vào khu đất. Khu đất cũng không liên quan tới dự án dân cư Bắc Phước Kiển, diện tích 91,6 ha mà Quốc Cường Gia Lai được chấp thuận đầu tư và đã thỏa thuận chuyển nhượng cho Công ty Sunny Island.

Vi sao khong xu ly hinh su TGD Quoc Cuong Gia Lai Nguyen Thi Nhu Loan vu mua re 32 ha dat cong?
 Lô đất 32 ha ở huyện Nhà Bè.

Công ty này cho biết tổng giá trị nhận chuyển nhượng các thửa đất nông nghiệp từ Tân Thuận là 632 tỷ đồng (có VAT), bình quân 1,9 triệu đồng/m2 (gồm VAT). Ngoài ra, Quốc Cường Gia Lai còn phải nộp thêm 170,8 tỷ do nhận thấy 1,9 triệu đồng/m2 là giá đất được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở khi thực hiện dự án

Tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM yêu cầu Công ty Tân Thuận hủy hợp đồng chuyển nhượng khu đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đánh giá việc ký kết hợp đồng giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai là không đúng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ TP (Quyết định 1087-QĐ/TU ngày 31/3/2009).

Giá chuyển nhượng chưa đảm bảo giá trị ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng và thấp hơn giá do Hội đồng thẩm định giá thành phố thẩm định, đồng thời thấp hơn giá do Công ty xây dựng phương án giá dự kiến thỏa thuận đền bù tiếp theo với người dân.

Quốc Cường Gia Lai sau đó đưa ra các văn bản phản hồi đến báo chí. Trong đó, khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 32 ha không phải đất công và việc chuyển nhượng cũng không phải thông qua đấu giá theo quy định pháp luật.

Phía doanh nghiệp này cũng cho biết các thửa đất nhận chuyển nhượng có một số bất lợi như vị trí không tập trung, da beo nhiều, chưa kể có 1 ha bị sạt lở ven sông và hơn 4,5 ha hành lang an toàn.

Qua so sánh với giá thị trường ở các thửa đất cùng khu vực, Quốc Cường Gia Lai cho rằng đơn giá đàm phán mua từ Tân Thuận là phù hợp với giá thị trường thời điểm đó và với đặc điểm khu đất.

Đồng thời, trong trường hợp hợp đồng giao dịch với Công ty Tân Thuận không thành công, Quốc Cường Gia Lai khẳng định không ảnh hưởng tới hoạt đông kinh doanh và chiến lược tương lai.

Công ty đã trả mặt bằng cho Tân Thuận. Phía Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp.

Hồi tháng 5/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã có cuộc họp khẩn, xem xét báo cáo bước đầu của đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đối với các cá nhân là lãnh đạo Văn phòng Thành ủy và Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận).

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM kết luận Văn phòng Thành ủy đã không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại Công ty Tân Thuận và đối với Đảng bộ TP.

Việc văn phòng Thành ủy không thẩm định giá đề xuất chuyển nhượng của Công ty Tân Thuận khi giá này không phù hợp với điều kiện thị trường, sẽ gây thất thoát nghiêm trọng nếu Ban Thường vụ Thành ủy không chỉ đạo hủy hợp đồng kịp thời

Kết luận này cũng thể hiện Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã chấp nhận chủ trương chuyển nhượng nói trên không đúng thẩm quyền và sai quy định.

Ông Tất Thành Cang cũng bị cho là không báo cáo Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định, khiến việc chuyển nhượng đất có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.

Theo đó, Thành ủy TP HCM xác định ông Cang có trách nhiệm khi chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất của Công ty Tân Thuận và có trách nhiệm về chủ trương chuyển nhượng hợp đồng với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Do đó, Ban thường vụ Thành ủy yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.

Khu dân cư Ven sông về tay Quốc Cường Gia Lai như thế nào?

Tháng 11/2001, UBND TP HCM có quyết định giao đất cho Công ty Tân Thuận để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư Ven Sông - khu đô thị mới Nam Thành phố, phường Tân Phong, quận 7.

Năm 2008, Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai với tỷ lệ 55:45 để đầu tư xây dựng dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong tại khu 4 – Khu dân cư Ven Sông.

Năm 2008, dự án phải dừng vì liên quan đến quy hoạch nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.

Vi sao khong xu ly hinh su TGD Quoc Cuong Gia Lai Nguyen Thi Nhu Loan vu mua re 32 ha dat cong?-Hinh-2
Một góc dự án Khu dân cư Ven Sông ở quận 7. Ảnh: Zing. 

Đầu năm 2012, 45% vốn góp trong hợp đồng này đã được Công ty Hoàng Anh Gia Lai chuyển qua công ty con rồi thuộc về Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Giữ tháng 12/2015, Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị Công ty Tân Thuận chuẩn bị tài sản thế chấp để vay vốn triển khai dự án hoặc chuyển nhượng tiếp 55% còn lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai để công ty này thực hiện dự án.

Sau khi nhận văn bản, ông Trần Công Thiện, Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận bàn bạc với lãnh đạo doanh nghiệp và thống nhất chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp tại dự án.

Ông Thiện ký hợp đồng tư vấn, dịch vụ thẩm định giá với Công ty Cổ phần thẩm định giá Thương Tín để thẩm định giá khu 4 khu dân cư Ven Sông với mục đích “hợp tác đầu tư”.

Đầu năm 2016, Công ty Thương Tín có chứng thư thẩm định giá, xác định giá trị bình quân khu 4, Khu dân cư Ven Sông là hơn 17,6 triệu đồng/m2.

Tiếp đó, ông Thiện đã tổ chức họp hội đồng xây dựng giá để xây dựng giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá 19,5 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, hội đồng xây dựng giá đã sử dụng sai mục đích chứng thư thẩm định giá, chứng thư là “hợp tác đầu tư” nhưng lại được sử dụng làm mục đích chuyển nhượng vốn góp. Dù không đúng quy chế xây dựng giá bất động sản trong kinh doanh công ty nhưng các thành viên vẫn thống nhất.

Đầu tháng 2/2016, ông Thiện ký biên bản làm việc với Công ty Quốc Cường Gia Lai thống nhất giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp của Công ty Tân Thuận với giá 20 triệu đồng/m2.

Hội đồng thành viên Công ty Tân Thuận thống nhất thông qua đề xuất chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2.

Tháng 9/2017 Công ty Quốc Cường Gia Lai lại có văn bản đề nghị được mua tiếp 10% vốn còn lại của Công ty Tân Thuận và lập thủ tục chuyển nhượng dự án cho Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Công ty Tân Thuận đã thống nhất hoán đổi 10% vốn góp còn lại thành sàn căn hộ, đơn giá hoán đổi là 23 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, tháng 11/2017, ông Trần Công Thiện ký chuyển nhượng tiếp một phần dự án Khu dân cư Ven Sông cho Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2.

Nhà chức trách xác định, ông Trần Công Thiện ký hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án mà không thực hiện xây dựng giá lại, dẫn đến giá trị chuyển nhượng không đảm bảo nguyên tắc thị trường, gây thiệt hại cho nguồn vốn Nhà nước hơn 80 tỷ đồng.

TP HCM kỷ luật 66 cán bộ sai phạm trong vụ Thủ Thiêm

Tối 1/7, tiếp xúc với cử tri quận 1 trước kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết TP đã xem xét, kỷ luật 66 cán bộ có sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và sẽ báo cáo kết quả xử lý với Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngay trong tháng 7/2020.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bức xúc về công tác chống ngập. Cử tri Nguyễn Văn Phú (phường Đa Kao) nói chủ đầu tư và cơ quan chịu trách nhiệm về các công trình chống ngập không hiệu quả chính là chính quyền TPHCM các thời kỳ. Không ít lần lãnh đạo TPHCM đã xác định thời gian hoàn thành công trình và cam kết sẽ hết ngập nhưng thực tế chứng minh TPHCM càng chống, càng ngập.

“Gần đây, TPHCM chống ngập sáng tạo bằng cách…nâng đường. Đường nâng cao, nước đổ vào hẻm lại ngập trong hẻm, ngập nhà dân. Cuộc sống, sinh hoạt và đi lại bị đảo lộn. Người dân khốn khổ mà không thấy lãnh đạo nào lên tiếng xin lỗi người dân”, ông Phú bức xúc.

Ông Tất Thành Cang bán rẻ đất nhà nước, đồng ý bán 9 triệu cổ phiếu của Sadeco cho Nguyễn Kim như thế nào?

(Vietnamdaily) - Ông Tất Thành Cang có sai phạm nghiêm trọng khi đồng ý chủ trương bán 9 triệu cổ phiếu Sadeco, bán rẻ đất ở Phước Kiển.

Tối 16/12, Công an TP HCM phát thông cáo về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Tất Thành Cang.

Công an TP HCM cho biết quá trình điều tra các vi phạm trong việc phát hành cổ phiếu tại Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận và Công ty cổ phần SADECO, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện các dấu hiệu sai phạm liên quan của ông Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015- 2020).