Vì sao Lã Bố là “đệ nhất dũng tướng” dù chưa giết danh tướng ?

Dù chưa từng giết được danh tướng nhưng Lã Bố vẫn được xưng tụng là “chiến thần”, đệ nhất dũng tướng trong Tam Quốc. Đâu là nguyên nhân?

Lã Bố được coi là một trong những võ tướng hàng đầu vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Lã Bố (? – 199), tự Phụng Tiên, là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Theo Tam Quốc chí, Lã Bố là võ tướng giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và từ khi còn trẻ đã nổi tiếng trong châu nhờ sự dũng mãnh hơn người.

Từ nhỏ, Lã Bố đã là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường. Tuy được gia đình cho học cả văn, võ và vẽ tranh, nhưng sở thích lớn nhất của Lã Bố là cung tên, côn quyền… Năm 11 tuổi, Lã Bố đã đánh bại được đại lực sĩ nổi tiếng ở trong dòng tộc. Kể từ đó, Lã Bố trở nên nổi tiếng khắp quận Ngũ Nguyên.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, ngoài võ nghệ, sự dũng mãnh hơn người, Lã Bố còn sở hữu hai báu vật hiếm có trên đời là Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố, chiến mã nổi tiếng với khả năng di chuyển tuyệt vời. Người đương thời có câu "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (tạm dịch là "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố"). Câu nói này nhằm ca ngợi tài năng của Lã Bố và sự ưu việt của ngựa Xích Thố.

Vi sao La Bo la “de nhat dung tuong” du chua giet danh tuong ?

Lã Bố vô cùng dũng mãnh trên chiến trường.

Lã Bố được sử sách mô tả là người có công diệt trừ gian thần Đổng Trác nên được phong tước hiệu Ôn hầu, ban giả tiết và nghi trượng ngang hàng bậc Tam công. Lã Bố cũng tham gia vào cuộc chiến quân phiệt vào cuối thời Đông Hán, tranh chấp với những thế lực chư hầu lân cận khác như Lý Thôi – Quách Dĩ, Tào Tháo, Lưu Bị và Viên Thuật. Tuy nhiên, cuối cùng kết cục là chịu thất bại.

Lã Bố có võ nghệ cao, tài bắn tên thiện xạ và khả năng chiến đấu vô cùng dũng mãnh trên chiến trường. Mỗi trận đấu có sự xuất hiện của Lã Bố đều khiến quân địch khiếp sợ, đặc biệt là trong các trận đơn đả độc đấu.

Vào thời Tam Quốc, trong dân gian có lưu truyền một câu nói nổi tiếng là "Nhất Lã, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi". Câu nói này nhằm ca ngợi tài năng và sức mạnh của 6 võ tướng hàng đầu Tam Quốc.

Nếu theo sự sắp xếp của câu nói này, Lã Bố là danh tướng đứng đầu Tam Quốc, người đứng thứ hai là Triệu Vân, tiếp theo lần lượt là Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu và cuối cùng là Trương Phi.

Vi sao La Bo la “de nhat dung tuong” du chua giet danh tuong ?-Hinh-2

Lã Bố là danh tướng khiến quân địch phải khiếp sợ trên chiến trường.

Vậy, theo câu nói được lưu truyền trong dân gian, Lã Bố là danh tướng số một trong Tam Quốc. Sở dĩ câu nói này nhận định như vậy là do có thể bị ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Tài năng và sức mạnh của Lã Bố đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến, đặc biệt là trong các trận đơn đấu với các võ tướng như Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi… và đặc biệt là "tam anh chiến Lã Bố". Trận đấu kinh điển ở Hổ Lao Quan, khi Lã Bố một mình giao chiến với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.

Tuy nhiên, trong chính sử, Lã Bố chưa từng giết được một danh tướng nào. Thay vào đó, Lã Bố chỉ từng chém hai tướng là Đinh Nguyên và Đổng Trác. Theo ghi chép trong lịch sử, Lã Bố từng có cơ hội giao đấu với các võ tướng mạnh nhất Tam Quốc như Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử... Nhưng dù đơn đấu hay liên thủ tấn công thì những người này đều không thể đánh bại được Lã Bố.

Vì sao Lã Bố được xưng tụng là chiến tướng đứng đầu Tam Quốc?

Vi sao La Bo la “de nhat dung tuong” du chua giet danh tuong ?-Hinh-3

Tào Tháo từng suýt bị Lã Bố bắt sống trên đường tháo chạy.

Ngoài võ nghệ cao, Lã Bố còn khiến tất cả các võ tướng đương thời phải kiềng nể vì khả năng bắn cung vô song. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, vào năm 196, khi dẹp Hác Manh, một bộ tướng dưới trướng, Lã Bố đã tra ra được việc người này nghe theo Viên Thuật xúi bẩy. Lúc này, Viên Thuật trở mặt làm thân và xin kết thông gia với Lã Bố.

Khi Viên Thuật thấy Lã Bố ngả theo mình nên sai tướng dưới quyền tấn công Tiểu Bái để tiêu diệt Lưu Bị. Để tránh mang tiếng là thất tín, Lã Bố chỉ mang theo 1000 quân và 200 kỵ binh tới Tiểu Bái để bắt hai bên phải hòa giải. Lã Bố cho người cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn sẽ bắn tên. Nếu Lã Bố bắn trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải tiến hành giảng hòa.

Vi sao La Bo la “de nhat dung tuong” du chua giet danh tuong ?-Hinh-4

Ngoài võ nghệ cao, Lã Bố còn có tài bắn tên thiện xạ.

Kết quả, Lã Bố giương cung bắn trúng ngay vào ngạnh kích khiến binh lính và hai bên tham chiến đều phải khâm phục. Tướng dưới quyền của Viên Thuật thấy Lã Bố kiêu dũng vô song nên không dám trái ý, đành phải mang quân về.

Rõ ràng việc bắn trúng ngạnh kích ở khoảng cách hơn 100 bước là điều hiếm thấy trong Tam Quốc. Tuy nhiên, Lã Bố đã làm được và cho thấy khả năng bắn cung tuyệt vời của ông.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc Lã Bố có thể một mình giao đấu với cả Quan Vũ và Trương Phi ở Hổ Lao Quan cho thấy khả năng cận chiến của danh tướng này. Đồng thời, khả năng bắn kích Viên môn trên lại là minh chứng cho thấy khả năng tấn công tầm xa lợi hại của Lã Bố. Từ đó có thể thấy, võ nghệ cao và khả năng chiến đấu của Lã Bố quả thật không phải hữu danh vô thực.

Vi sao La Bo la “de nhat dung tuong” du chua giet danh tuong ?-Hinh-5

Lã Bố được người đương thời xưng tụng là danh tướng hàng đầu trong Tam Quốc.

Hơn nữa, dựa theo những ghi chép trong lịch sử, ngoài khả năng chiến đấu mạnh mẽ, Lã Bố còn là một vị tướng có khả năng chỉ huy, có mưu lược trong quân đội, đặc biệt là khi thống lĩnh kỵ binh. Trận chiến ở Bộc Dương chính là minh chứng. Lã Bố sử dụng mưu kế, thống lĩnh đại quân đánh tan quân Tào ở Bộc Dương. Trong trận chiến này, Tào Tháo không chỉ chịu thua lớn và bản thân còn suýt bị Lã Bố bắt sống trên đường chạy trốn.

Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến. Cả đời Lã Bố tuy không giết được danh tướng nào, nhưng các võ tướng mạnh nhất đương thời, trong đó người từng chém được danh tướng, cũng không thể đánh bại được ông. Do đó, việc Lã Bố được người đương thời xưng tụng là chiến tướng dũng mãnh đứng đầu thời Tam Quốc là hoàn toàn xứng đáng.

Nếu Tào Thào nghe lời Lã Bố, lịch sử Tam quốc có lẽ phải viết lại

Lã Bố, tự là Phụng Tiên, xuất thân nghèo hèn, được xưng tụng là

Nhiều người cho rằng Lã Bố chỉ là kẻ lỗ mãng vô học, nhưng thực tế Lã Bố là người văn võ song toàn, là nhân tài hiếm có.

Năm 189, Lã Bố được Thứ sử Tịnh Châu đương nhiệm là Đinh Nguyên coi trọng, được bổ nhiệm làm chủ bộ.

Bấy giờ, Hà Tiến bí mật âm mưu nhân cái chết của Hán Linh Đế để giết bọn hoạn quan, đưa quân tập hợp tại Lạc Dương. Đinh Nguyên vốn cũng cùng Hà Tiến đi giết bọn hoạn quan, nhưng sự việc bất ngờ xảy ra, Hà Tiến bị bọn hoạn quan giết chết.

Đổng Trác – kẻ đối chọi gay gắt với Đinh Nguyên cũng nhân lúc ấy vào kinh, thâu tóm được đại quyền nhà Hán trong tay.

Đổng Trác còn lừa gạt Lã Bố, để Lã Bố đi giết Đinh Nguyên, sau đó thâu tóm tất cả binh mã của Đinh Nguyên vào dưới tay mình, Lã Bố sau đó cũng nhận Đổng Trác làm cha nuôi.

Song, việc Đổng Trác lũng loạn triều chính đã dẫn đến việc Tôn Kiên dẫn quân thảo phạt. Để nghênh đón kẻ địch, Đổng Trác đã cử Tây Lương Đại tướng quân Hồ Chẩn cùng Đổng Trác đi phá thế tiến công của Tôn Kiên.

Nhưng, Lã Bố vì xích mích với Hồ Chẩn nên đã khiến việc phá thế quân thảo phạt thất bại. Vì thế, Đổng Trác mang theo Hán Hiến Đế chạy đến Trường An.

Đổng Trác luôn coi Lã Bố là một kẻ lỗ mãng chỉ giỏi dùng vũ lực, nên chưa từng tôn trọng Lã Bố, thậm chí còn từng giương kích, suýt chút nữa giết chết Lã Bố. Thêm vào đó, Lã Bố về sau còn tư thông với thị tì của Đổng Trác, cho nên trong lòng vô cùng thấp thỏm, sợ hãi.

Neu Tao Thao nghe loi La Bo, lich su Tam quoc co le phai viet lai
 Hình ảnh Lã Bố trên phim.

Lúc ấy, Vương Doãn muốn lợi dụng Lã Bố giết Đổng Trác, kế hoạch này của Vương Doãn về sau thành công và hành động này có thể coi như một đại công đối với hoàng thất nhà Hán. Lã Bố cũng nhờ đó mà có thể cùng Vương Doãn tham gia vào việc triều chính.

Về sau, quân Tây Lương tấn công thành Trường An, Vương Doãn hi sinh trong trận chiến, Lã Bố nhân cơ hội bỏ trốn.

Sau khi Lã Bố chạy thoát, nghĩ muốn đầu quân cho Viên Thuật, nhưng lại bị Viên Thuật từ chối. Không thể đầu quân cho Viên Thuật, Lã Bố lại tiếp tục đầu quân sang phe Viên Thiệu, nhưng suýt chút nữa chết bởi ám toán của Viên Thiệu.

Cho nên, sau đó Lã Bố đã đầu quân vào phe người anh em Trương Dương của mình, muốn ở bên thế lực của Trương Dương sống yên ổn một thời gian. Tuy nhiên, Lã Bố lại bị Trần Cung – người từng là mưu sĩ của Tào Tháo lợi dụng để trấn thủ Duyện Châu.

Bấy giờ Tào Tháo đang mang quân đi đánh Đào Khiêm, Trần Cung ở Duyện Châu câu kết với Trương Mạc làm loạn, bởi vì lo sợ bản thân không địch lại nổi Tào Tháo, nên đã tính toán lừa Lã Bố đến.

Kết quả dĩ nhiên là Tào Tháo giành chiến thắng, Lã Bố chỉ có thể tiếp tục đi tìm thế lực khác để nương nhờ, lần này Lã Bố chọn Lưu Bị. Nhưng Lã Bố lại thừa cơ chiếm lấy Từ Châu, ngược lại còn thu nạp Lưu Bị về chịu sự quản lý của mình.

Năm 197, Viên Thuật muốn liên thủ với Lã Bố, cho nên muốn để con trai mình lấy con gái Lã Bố làm vợ, hai bên kết tình thông gia. Viên Thuật cử Hàn Dận làm sứ giả đi đón con gái của Lã Bố.

Lúc ấy, Trần Khuê lo sợ nếu Lã Bố và Viên Thuật kết thành liên minh sẽ chỉ có hại cho quốc gia nên đã khuyên Lã Bố kết liên minh với Tào Tháo, Lã Bố tin theo lời Trần Khuê, giết sứ giả là Hàn Dận, mang con gái mình quay về.

Cái chết của Lã Bố

Năm 198, Lã Bố lại kết liên minh với Viên Thuật lần nữa, Tào Tháo đã đích thân dẫn quân đến tấn công Lã Bố. Lã Bố tuy chiến bại, nhưng vẫn kiên trì tử thủ được thêm 3 tháng, sau cùng bị thuộc hạ phản bội, bị bắt sống trên thành Bạch Môn.

Tào Tháo vốn đã muốn giết Lã Bố, nhưng Lã Bố đã bảo Tào Tháo rằng, chỉ cần theo phe Tào Tháo, Táo Tháo sẽ giống như hổ thêm cánh, nhất định sẽ chiếm được cả thiên hạ.

Tào Tháo vốn đã có ý xuôi theo Lã Bố, không muốn giết Lã Bố nữa. Nhưng Lưu Bị khi đó ở bên cạnh đã khuyên Tào Tháo rằng phải chặt đứt đường sống của Lã Bố.

Lã Bố trước khi chết đã hét lớn một câu, rằng: "Thị nhi tối phả tin giả", nghĩa của câu này là: Lưu Bị là kẻ không đáng tin tưởng nhất.

Lã Bố cho rằng bản thân mình và Lưu Bị đều là người xuất thân giống nhau, phải giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái mới phải, khi bản thân rơi vào cảnh nguy hiểm, Lưu Bị đáng lý phải cứu mình khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Nhưng những điều ấy cũng chỉ là suy nghĩ một phía của Lã Bố.

Nếu như Tào Tháo khi đó không nghe theo lời Lưu Bị mà chú ý đến lời Lã Bố, chấp nhận lời đề nghị của Lã Bố, không loại bỏ ông ta thì có lẽ thế cục Tam quốc đã rẽ sang hướng khác.

Nếu Tào Tháo nghe lời Lã Bố thì lịch sử Tam Quốc thay đổi thế nào?

Rốt cuộc Lã Bố đã hét lên câu gì trước khi bị Tào Tháo hành hình?

Về Lã Bố
Lã Bố, tự là Phụng Tiên, xuất thân nghèo hèn, được xưng tụng là "Võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc".

Tin mới