Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?

Phật Giáo kể rằng, năm xưa một cô bé mồ côi chỉ cúng hai xu muối mà nghe nhà chùa chuông trống vọng khắp nơi. Thế nhưng khi Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết. Tại sao lại vậy?

Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?
Đứa bé mồ côi cúng muối, chuông trống rợp vang khắp trời
Ngày xưa có một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Mùa Phật Đản năm ấy, thấy mọi người rủ nhau cúng Phật để tạo phước đức, dù đói khổ đến đâu, cô cũng tìm mọi cách mua bằng được lễ vật dâng lên Đấng tối cao.
Một hôm, để dành được hai xu, cô dùng mua một bịch muối, đem vào chùa: “Con có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho”. Vị cao Tăng liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to. Trưa hôm đó, chuông trống vang vọng một vùng trời.
Vi sao le vat cua Hoang hau khong bang muoi cua nguoi ngheo?
Ảnh minh họa. 
Càng lớn khôn, cô gái mồ côi càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó, trong triều đình, nhà vua đang kén chọn người làm vợ thái tử. Tuy nhiên, thấy mỹ nhân nào, chang cũng từ chối. Một vị đại quan tình cờ nhìn thấy cô bé nọ, nay đã 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Thấy cô xinh đẹp, lại sống đầu đường xó chợ, ông thương xót, đem về nuôi dưỡng. Đến năm 18 tuổi, ông dẫn cô đến yết kiến thái tử. Vừa nhìn thấy, chàng đã lập tức phải lòng.
Trở thành hoàng hậu
Ít lâu sau, nhà vua băng hà, thái tử lên ngôi, cô bé ăn mày trở thành Hoàng hậu. Nhớ chuyện mùa Phật Đản năm ấy, Hoàng hậu sắm lễ vật cao quý, truyền quan quân chở đến ngôi chùa xưa.
Nhà chùa đón tiếp nhưng không đánh chiêng trống trong lúc Hoàng hậu dâng lễ vật. Lấy làm lạ, Hoàng hậu bèn hỏi trụ trì: “Thưa thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng hai xu muối mà nghe nhà chùa chuông trống vọng khắp nơi. Ngày nay, con là Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”
Trù trì mỉm cười đáp: “Ngày xưa, hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của nhân dân chứ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu còn gì là phúc đức”.
Ý nghĩa thật sự của việc cúng Phật
Phật dạy: Cúng Phật không cứ phải bằng ngọc ngà châu báu, sẽ được độ trì, cả đời giàu sang, gia đạo êm ấm. Đôi khi chỉ một cây hương hay bông sen thuần khiết, nhưng tâm sáng như ngọc, chắc chắn cõi lòng luôn được thanh tịnh, cả đời chẳng vướng bận ưu tư.
Xưa nay, thờ Phật, mâm cao cỗ đầy thế nào, cũng phải chịu thua trước hai chữ thật tâm. Trong câu chuyện trên tại sao trân bảo quý giá lại không bằng một bát muối nhỏ? Bởi việc gì cũng phải truy xuất về nguồn gốc của nó, đừng cố gắng tô vẽ bên ngoài tốt đẹp, nhưng bên trong lại chẳng hơn ai.
“Phúc” không phải là điều mà “con người” có thể cầu là được. Cũng không phải dùng lễ vật là có thể mua. Ban phúc hay không là quyền của Ông trời. Mà trời thì chỉ thương người lương thiện mà thôi. Hãy tu dưỡng lại bản thân mình thành một người có trách nhiệm, yêu thương. Chỉ có làm như vậy thì trời phật mới mỉm cười.

Không hiểu điều đơn giản này, thờ cúng thế nào cũng vô ích

Con người thờ Thần cúng Phật chỉ là cầu được bảo hộ thôi sao? Chúng ta hãy thảo luận về vấn đề này.

Không hiểu điều đơn giản này, thờ cúng thế nào cũng vô ích
Có hai điều trong việc tu tập đạo lý làm người:

Khi dâng hương cúng Phật nên thắp nhiều hay ít?

Mỗi hành giả thành tựu 5 loại hương này thì an nhiên tự tại mà đóng góp cho nhân loại với tinh thần tốt đạo đẹp đời.

Khi dâng hương cúng Phật nên thắp nhiều hay ít?
Phật tử chùa Thiên Khánh hỏi: Khi dâng hương cúng Phật, nên thắp nhiều hay ít? Ý nghĩa của việc thắp hương cúng Phật?

Dâng cúng hoa tươi thế nào khi lễ chùa mới được nhiều phúc báu?

Đi lễ chùa ai cũng dâng hoa tươi cúng Phật, nhưng nhiều người không biết phải dâng hoa thế nào cho đúng để có nhiều phúc báu...

Dâng cúng hoa tươi thế nào khi lễ chùa mới được nhiều phúc báu?
Công đức dâng hoa tươi cúng Phật

Tin mới