Vì sao lợi nhuận của ACV lao dốc mạnh trong quý 1/2021 dù thu tài chính tăng vọt?

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) công bố báo cáo tài chính quý 1/2021 với doanh thu đạt 1.909 tỷ đồng, suy giảm 48% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng giảm 45% về còn 864 tỷ đồng. Đây là mức lãi cao nhất kể từ quý 2/2020. 

Đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của ACV là doanh thu từ hoạt động tài chính với 902 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Trong đó, hơn 476 tỷ đồng đến từ lãi tiền gửi và khoảng 423 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá.

Theo VCSC, kết quả kinh doanh quý 1/2021 của ACV bị ảnh hưởng do các thay đổi phương thức ghi nhận kế toán (chủ yếu trong báo cáo KQKD) sau khi cơ chế pháp lý đối với tài sản cơ sở hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư (bao gồm cả đường băng) được phê duyệt.

Theo đó, ACV sẽ ghi nhận doanh thu cất cánh và hạ cánh và các chi phí liên quan trong báo cáo KQKD từ năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ được tách thành 2 phần: (1) lợi nhuận cho các cổ đông của ACV (không bao gồm lợi nhuận từ đường băng) và (2) lợi nhuận từ đường băng cho Chính phủ.

Vi sao loi nhuan cua ACV lao doc manh trong quy 1/2021 du thu tai chinh tang vot?
 

Loại trừ doanh thu và đóng góp lãi ròng từ các tài sản do Nhà nước đầu tư này, doanh thu của ACV giảm 58% so cùng kỳ còn 1,5 nghìn tỷ đồng trong khi lãi ròng giảm 56% còn 680 tỷ đồng trong quý 1/2021.

Lợi nhuận tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực do Việt Nam tiếp tục đóng cửa biên giới đối với khách quốc tế trong bối cảnh dịch COVID-19, trong khi lợi nhuận chủ yếu được thúc đẩy bởi thu nhập tài chính 902 tỷ đồng (tăng 65%) trong quý 1/2021.

VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo năm 2021 của VCSC cho ACV, mặc dù kỳ vọng hạn chế đi lại quốc tế ở Việt Nam sẽ được gỡ bỏ một phần vào cuối năm 2021. Do sự xuất hiện trở lại gần đây của dịch COVID-19 ở các nước châu Á, VCSC kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục thận trọng trong việc mở cửa biên giới để ưu tiên sức khỏe cộng đồng của đất nước.

ĐHĐCĐ ACV: Không lỗ từ hoạt động cốt lõi năm 2020 cũng là thách thức rất lớn

ACV đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.007 tỷ đồng, giảm 80%. Tổng giám đốc ACV nhận định việc không lỗ từ hoạt động kinh năm 2020 cũng là thách thức rất lớn.

Sáng ngày 26/6, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Cuộc họp có sự tham dự của các cổ đông đại diện cho gần 97% số cổ phần có quyền biểu quyết. 

DHDCD ACV: Khong lo tu hoat dong cot loi nam 2020 cung la thach thuc rat lon
 Họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của ACV. Ảnh: HL.

Được quản lý 22 sân bay, 'mở đường' cho ACV chuyển niêm yết sang HoSE?

(Vietnamdaily) - ACV được phê duyệt cơ chế pháp lý quản lý, khai thác tài sản khu bay, điều này liệu có mở đường cho ACV chuyển niêm yết sang sàn HoSE?

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2007/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020, phê duyệt cơ chế pháp lý giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (22 sân bay) do Nhà nước đầu tư - bao gồm cả đường băng - đến hết năm 2025 trong khi quyền sở hữu đường băng tiếp tục thuộc về Chính phủ.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ giám sát việc quản lý và khai thác của ACV đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư. Ngoài ra, Quyết định này cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để hỗ trợ các chi phí cần thiết như bảo trì và sửa chữa các tài sản này.

Trong thời gian Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 7/12/2020 đến ngày 31/12/2025, Chính phủ đã giao Bộ GTVT phối hợp với các bộ ngành liên quan để xác định giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, giao ACV quản lý và khai thác theo phương thức tính sở hữu cổ phần Nhà nước tại ACV.

Duoc quan ly 22 san bay, 'mo duong' cho ACV chuyen niem yet sang HoSE?
 

Được biết, hệ thống tài sản khu bay thuộc sở hữu Nhà nước mà ACV đang quản lý, bao gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh ... được định giá ở mức 8.550 tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng được giao khai thác lượng vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ đồng, hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.

Cụ thể, báo cáo tài chính 2019, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, ACV vẫn tiếp tục quản lý và khai thác các tài sản khu bay và thực hiện công tác duy tu sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư tài sản khu bay.

Trong thừoi gian chờ cấp có thẩm quyền ban hành quy định hướng dẫn về cơ chế quản lý, khai thác về chế độ hạch toán kế toán đối với tài sản khu bay, ACV theo dõi riêng các khoản tài sản, chi phí, doanh thu từ hoạt động quản lý và khai thác khu bay trên các khoản mục phải thu khác và phải trả khác trên bảng cân đối kế toán. Việc điều chỉnh số liệu các khoản liên quan đến hoạt động khu bay (nếu có) sẽ được thực hiện theo quyết định, quy định hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. 

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khi cơ chế pháp lý đã được Chính phủ phê duyệt, VCSC kỳ vọng kiểm toán sẽ loại bỏ một trong những “vấn đề nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán của ACV, điều này sẽ mở đường cho ACV chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE.

Hiện ACV đang giao dịch trên UPCoM với giá 73.300 đồng/cp chốt phiên ngày 8/12, tăng hơn 28% trong vòng 3 tháng qua; khối lượng giao dịch bình quân khá thấp chỉ hơn 278.000 đơn vị mỗi phiên.

Trong khi đó, hiện Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của ACV với tỷ lệ sở hưu 95,4% vốn tại thời điểm cuối năm 2019.