Vì sao luật sư bào chữa Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử?

(Kiến Thức) - Trong số 5 luật sư tham gia bào chữa quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, có hai luật sư bất ngờ rút lui trước ngày xét xử.

Liên quan đến vụ Đinh La Thăng cùng các đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ngày 8/1 tới đây TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo.
Tuy nhiên, chiều ngày 5/1, Công ty luật Viên An bất ngờ gửi thông báo đến TAND TP Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
 Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Theo văn bản, hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty luật Viên An chính thức rút khỏi danh sách luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
"Cùng là người bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam... chúng tôi trân trọng thông báo đến TAND TP Hà Nội về việc chấm dứt việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án nêu trên", văn bản gửi TAND TP Hà Nội nêu rõ.
Trong khi đó, báo Tiền Phong dẫn lời luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty luật Viên An) cho biết: Việc xin rút lui là do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nên không đảm bảo để bảo vệ tốt nhất cho Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, TAND TP Hà Nội cho biết, phiên xét xử sơ thẩm sẽ có tất cả 44 luật sư tham gia phiên tòa. Trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Ngoài 22 bị cáo, TAND TP Hà Nội còn triệu tập thêm 7 người có quyền và nghĩa vụ liên quan (là những người nộp tiền khắc phục hậu quả cho các bị cáo) và 31 người làm chứng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong các ngày từ 8-21/1/2018. Hội đồng xét xử gồm 5 người, do Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh vừa ra đầu thú sau 1 năm bỏ trốn và bị truy nã. Hành động này có giúp nguyên chủ tịch HĐQT PVC hưởng tình tiết giảm nhẹ?

Sau một năm bỏ trốn và bị truy nã, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) – Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ra đầu thú. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ có liên quan của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Đã kết luận việc Bộ Nội vụ làm lọt hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh

Ủy ban Kiểm tra TƯ đã có kết luận vụ việc Bộ Nội vụ làm lọt hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.

Trao đổi với VietNamNet ngày 29/11, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, Bộ đã nhận được kết luận của UB Kiểm tra TƯ. Việc công bố nội dung cụ thể như thế nào thuộc thẩm quyền của UB Kiểm tra TƯ.

Tin mới