Vì sao Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“?

Vì sao Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“?

Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...

Xem toàn bộ ảnh
Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình,  Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Theo sử sách, vào năm 1631, tổng công trình sư Đào Duy Từ đã chính thức cho binh sĩ và dân phủ khởi công đào đắp hệ thống Lũy Thầy. Công trình hoàn thành sau 3 năm, bắt đầu từ núi Đầu Mâu (nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) và kết thúc ở cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới).
Theo sử sách, vào năm 1631, tổng công trình sư Đào Duy Từ đã chính thức cho binh sĩ và dân phủ khởi công đào đắp hệ thống Lũy Thầy. Công trình hoàn thành sau 3 năm, bắt đầu từ núi Đầu Mâu (nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) và kết thúc ở cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới).
Theo đo đạc, Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km, chiều cao thành lũy dao động từ 3 mét, 6 mét đến 12 mét, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng. Bề mặt đỉnh lũy luôn rộng rãi, người hay cả voi, ngựa có thể dễ dàng đi lại trên đó.
Theo đo đạc, Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km, chiều cao thành lũy dao động từ 3 mét, 6 mét đến 12 mét, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng. Bề mặt đỉnh lũy luôn rộng rãi, người hay cả voi, ngựa có thể dễ dàng đi lại trên đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Lũy Thầy hội tụ đầy đủ những yếu tố cực kỳ lợi hại của một phòng tuyến quân sự chắc chắn: Lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giữa lòng là hệ thống sông Nhật Lệ và mặt trước là biển Đông.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Lũy Thầy hội tụ đầy đủ những yếu tố cực kỳ lợi hại của một phòng tuyến quân sự chắc chắn: Lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giữa lòng là hệ thống sông Nhật Lệ và mặt trước là biển Đông.
Với lợi thế tự nhiên ấy, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra.
Với lợi thế tự nhiên ấy, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra.
Ca ngợi sự kiên cố của Lũy Thầy, người dân Quảng Bình xưa đã lưu truyền câu ca: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Thanh Hà ở đây chính là cửa sông Gianh.
Ca ngợi sự kiên cố của Lũy Thầy, người dân Quảng Bình xưa đã lưu truyền câu ca: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Thanh Hà ở đây chính là cửa sông Gianh.
Các sự kiện lịch sử cho thấy, sự tôn vinh này không hẳn là sự cường điệu. Năm 1648, quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình nhưng không thể vượt nổi Lũy Thầy.
Các sự kiện lịch sử cho thấy, sự tôn vinh này không hẳn là sự cường điệu. Năm 1648, quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình nhưng không thể vượt nổi Lũy Thầy.
Đến năm 1672, chiến sự lại diễn ra ác liệt. Quân Trịnh đã đánh ròng rã mấy tháng trời nhưng không thể vượt qua được phòng tuyến vô cùng vững chắc do Đào Duy Từ xây dựng.
Đến năm 1672, chiến sự lại diễn ra ác liệt. Quân Trịnh đã đánh ròng rã mấy tháng trời nhưng không thể vượt qua được phòng tuyến vô cùng vững chắc do Đào Duy Từ xây dựng.
Nhờ có Lũy Thầy, chúa Nguyễn đã duy trì được cục diện giằng co với quân đội của chúa Trịnh non nửa thế kỷ. Cuộc chiến bất phân thắng bại đã dẫn tới việc hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Nhờ có Lũy Thầy, chúa Nguyễn đã duy trì được cục diện giằng co với quân đội của chúa Trịnh non nửa thế kỷ. Cuộc chiến bất phân thắng bại đã dẫn tới việc hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Đáng tiếc rằng, khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, huyền thoại về Lũy Thầy đã sụp đổ trước sức mạnh hỏa khí phương Tây. Ngày 19/7/1885, Đồng Hới thất thủ sau cuộc tấn công chóng vánh của kẻ thù.
Đáng tiếc rằng, khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, huyền thoại về Lũy Thầy đã sụp đổ trước sức mạnh hỏa khí phương Tây. Ngày 19/7/1885, Đồng Hới thất thủ sau cuộc tấn công chóng vánh của kẻ thù.
Kể từ đó công trình quân sự trứ danh bị bỏ hoang và hủy hoại bởi tác động của thiên nhiên cùng sự phá hoại của con người. Ngày nay, dấu tích còn lại của Lũy Thầy chỉ còn rải rác ở một số địa điểm trên mảnh đất Quảng Bình.
Kể từ đó công trình quân sự trứ danh bị bỏ hoang và hủy hoại bởi tác động của thiên nhiên cùng sự phá hoại của con người. Ngày nay, dấu tích còn lại của Lũy Thầy chỉ còn rải rác ở một số địa điểm trên mảnh đất Quảng Bình.
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.

GALLERY MỚI NHẤT