TTCLand (SCR): Lợi nhuận sau thuế quý I/2020 đạt 48 tỷ đồng, tích cực M&A dự án

Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – TTCland (SCR - sàn HOSE) cho biết, Công ty đang tích cực triển khai công tác M&A các dự án thông qua hình thức góp vốn cổ phần. Trong tháng 3 đầu năm 2020, SCR đã nhận chuyển nhượng 24% cổ phần CTCP Đầu Tư Tín Nghĩa Á Châu- sở hữu Dự án vàng River Pearl Villas Tân Vạn, Đồng Nai với tổng diện tích đất khoảng 48 ha.

Dự kiến giai đoạn 2020-2025, mỗi năm TTC Land sẽ gia tăng thêm Quỹ đất từ 2 Dự án mới và tùy tình hình thị trường để thực hiện chiến lược phát triển đa dạng loại hình sản phẩm trong dài hạn. Tổng tài sản và doanh thu dự kiến tăng lần lượt 1,4 lần và 6 lần so với cuối năm 2019.

Quý I/2020, doanh thu thuần SCR ghi nhận 140 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng do thời điểm ghi nhận bàn giao Dự án Carillon 7 - Tân Phú lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong COVID-19.

Trong cơ cấu doanh thu, chuyển nhượng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội với 42%, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ bàn giao các sản phẩm thuộc Dự án cao cấp thấp tầng Jamona Home Resort - quận Thủ Đức.

Doanh thu từ cho thuê tăng 142% so với cùng kỳ và chiếm 20% tổng doanh thu. TTCland cho biết, đến từ các Sàn thương mại TTC Plaza Bình Thạnh, Căn hộ cao cấp Charmington La Pointe - quận 10, TTC Plaza Âu Cơ - quận Tân Phú, Căn hộ trung cấp Belleza và Khu phức hợp trung cao cấp Jamona City - quận 7.

Doanh thu từ dịch vụ môi giới đạt 49 tỷ đồng chiếm 36% doanh thu, còn lại là doanh thu khác.

Trong kỳ, TTCland ghi nhận các chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 37% và 49% so với cùng kỳ. Kết quả này nằm trong kế hoạch tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tái cơ cấu tài chính của Công ty.

Kết quả, TTCland ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I/2020 đạt 48 tỷ đồng.

TTCland cho biết, các quý còn lại của năm 2020, TTC Land tập trung bàn giao Dự án Carillon 7 và đẩy nhanh tiến độ bán hàng các dự án bất động sản dân dụng trọng điểm như Căn hộ cao cấp Panomax - quận 7, Charmington Iris - quận 4 và Khu phức hợp cao cấp Charrmington Tân Sơn Nhất - quận Phú Nhuận.

Tại ngày 31/3/2020, tổng tài sản tăng nhẹ đạt 10.925 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền tăng 24% so với đầu năm, đạt 104 tỷ đồng chủ yếu là Tiền gửi ngân hàng.

Hàng tồn kho không mấy biến động so với thời điểm đầu năm, duy trì ở mức 4.179 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% tổng tài sản; chủ yếu là chi phí đầu tư dở dang tập trung tại các Dự án Jamona City, Charmington Dragonic và Carillon 7.

Phải thu ngắn hạn giảm 22% và phải thu cho vay ngắn hạn các bên liên quan giảm 164 tỷ đồng khi TTC Land đang đẩy mạnh thu hồi các khoản cho vay để phục vụ công tác phát triển dự án và M&A.

TTCland cũng có khoản để dành là người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.186 tỷ đồng, chiếm khoảng 11% tổng tài sản. Khoản tiền này sẽ được ghi nhận là doanh thu khi Công ty bàn giao sản phẩm đến tay khách hàng.

Trên thị trường, tạm chốt phiên giao dịch sáng 29/4, cổ phiếu SCR tăng 1,8% lên mức 4.490 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 823.870 đơn vị.

Lợi nhuận gộp quý 3 xuống đáy, Masan vẫn báo lãi ròng lớn nhờ hoạt động này

(Vietnamdaily) - Doanh thu tài chính đột biến và lãi từ liên doanh liên kết tăng mạnh nhờ thắng vụ kiện Núi Pháo, Masan báo lãi lớn trong quý 3 dù lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh.

Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu thuần giảm nhẹ còn 8.968 tỷ đồng. Giá vốn gia tăng khiến lợi nhuân gộp giảm 12% xuống 2.432 tỷ đồng, ghi nhận mức thấp nhất kể từ sau quý 1/2016.

Đáng nói, doanh thu tài chính tăng đột biến 531% lên 791 tỷ đồng nhờ thu nhập từ phát hành lại cổ phiếu quỹ của một công ty liên kết và doanh thu khác. Chi phí tài chính giảm 29% xuống 595 tỷ đồng, do giảm vay nợ gần 12.500 tỷ đồng so với cuối năm 2018.

Vì sao khối ngoại tháo chạy, thị trường phản ứng tiêu cực với Masan?

(Vietnamdaily) - Sau cái bắt tay nhận chuyển nhượng VinCommerce và VinEco của Masan từ Vingroup, thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan.
 

Kết phiên 4/12, cổ phiếu MSN đứng ở mốc 62.500 đồng/cp. Vốn hóa của Masan bay gần 7.600 tỷ đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch xuống còn 73.059 tỷ đồng.

Thanh khoản của MSN tiếp tục đột biến, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5,52 triệu cổ phiếu, lên cao nhất lịch sử giao dịch của cổ phiếu này và gấp gần 12 lần bình thường.