Vì sao Mặt Trăng màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất che phủ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Hiện tượng này đôi khi được gọi là Trăng máu vì khi đó Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu. Vì sao Mặt Trăng lại có màu như thế khi nguyệt thực toàn phần xảy ra?

1. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào?

Vi sao Mat Trang mau do khi nguyet thuc toan phan?
 Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như một "kính lọc".

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng với nhau, trong đó Trái Đất đứng giữa. Vì vậy, hiện tượng này chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn. Khác với nhật thực, nguyệt thực có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào đang là ban đêm trên Trái Đất và có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.

2. Khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, mặt trăng có màu đỏ

Vì sao kích thước Trái Đất hoàn toàn có thể che kín được Mặt Trời nhưng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng không bị tối đi hoàn toàn mà sẽ chuyển từ màu cam sáng tới màu đỏ rực?

Vi sao Mat Trang mau do khi nguyet thuc toan phan?-Hinh-2
 Mặt Trăng nằm gần đường chân trời có cảm giác lớn hơn bình thường. Ảnh minh họa.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng. Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng. Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ.

Một số bất thường trên Trái Đất có thể làm cho Mặt Trăng có màu đỏ hơn. Đó có thể là núi lửa phun trào khiến cho một lượng bụi lớn được “phóng” vào bầu khí quyển. Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất sẽ “lọc” ánh sáng mạnh hơn khiến cho màu đỏ của Mặt Trăng thêm đậm.

Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, nếu Mặt Trăng nằm gần đường chân trời thì sẽ có hình ảnh lớn hơn. Đây là ảo giác do mắt người “so sánh” kích thước Mặt Trăng với các vật nhỏ hơn như tòa nhà, lùm cây, dãy núi khiến chúng ta có cảm giác Mặt Trăng lớn hơn bình thường.

Cuối tuần này, người dân Việt được thấy nguyệt thực, sao chổi

Vào cuối tuần này, những người yêu thiên văn học sẽ có dịp được chiêm ngưỡng trăng tuyết, nguyệt thực nửa tối và sao chổi 45P.

Theo đó, các hiện tượng nguyệt thực nửa tối, sao chổi và trăng tuyết sẽ diễn ra vào khoảng từ rạng sáng, khoảng 4h30 ngày 11/2 theo giờ Việt Nam.

Quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và trăng xanh thế nào?

Theo Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, Mặt Trăng sẽ xuất hiện vào khoảng 17h30 ngày 31/1, trước khi nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 20h29. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong khoảng 5 giờ.

Tối 31/1, hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ lần đầu tiên hội tụ sau 150 năm. Lý giải về điều này, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Đồ họa: The weather network.
 Tối 31/1, hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ lần đầu tiên hội tụ sau 150 năm. Lý giải về điều này, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Đồ họa: The weather network.

Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Trong tháng 7 này, những người yêu thích thiên văn trên thế giới có cơ hội ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Theo trang The Space, nguyệt thực toàn phần lần này sẽ bắt đầu vào lúc 19h30 ngày 27/7 giờ quốc tế (UTC), tức 2h30 sáng 28/7 giờ Việt Nam.