Vì sao máy bay to cất cánh êm ru?

Máy bay nhỏ có nhiều ưu điểm như linh hoạt, có thể hạ xuống các sân bay có đường băng ngắn. Tuy nhiên, hành khách sẽ thấy nhược điểm của chúng khi cất cánh.

Hành khách trên các máy bay nhỏ sẽ thấy đủ những cú xóc, hay cảm giác bay lên khi máy bay cất cánh. Trên lý thuyết, các đợt cất cánh sẽ giống nhau, bất kể kích cỡ máy bay như thế nào. Hành khách có thể cho rằng việc cất cánh êm hay xóc là nhờ kỹ thuật của phi công, nhưng cơ trưởng John Cox - Giám đốc điều hành Safety Operating Systems, cho biết: “Phi công có thể tạo ra một số khác biệt, nhưng quy trình cất cánh luôn theo thủ tục quy định chặt chẽ, khiến những khác biệt này rất nhỏ”.
Vi sao may bay to cat canh em ru?
Máy bay lớn cất cánh thường êm hơn. Ảnh: Daily Mail. 
Lý do bạn không cảm nhận được nhiều độ xóc và cảm giác bay lên ở máy bay cỡ lớn là nhờ các định luật vật lý và thiết kế. Nhiều yếu tố kết hợp lại tạo ra cảm giác khác nhau, trong đó có khí động lực học, động cơ và bánh máy bay.
Trước hết là nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật hàng không: máy bay có thể cất cánh và di chuyển trên không nhờ sự kết hợp của động cơ đẩy máy bay về phía trước và cánh được thiết kế hoàn hảo để tạo lực đẩy.
heo NASA, lực nâng của máy bay phụ thuộc vào hình dạng, kích cỡ, trọng lượng và tốc độ của máy bay. Máy bay cỡ lớn có khối lượng lớn hơn và do đó, tăng tốc chậm hơn. Gia tốc thấp hơn khiến việc cất cánh êm ái hơn.
Một lý do khác khiến việc cất cánh trên máy bay to dễ chịu hơn cho cơ thể người là số lượng động cơ. Phần lớn máy bay thương mại có bốn động cơ, trong khi các máy bay nhỏ thường chỉ có hai. Bạn có thể nghĩ rằng nhiều động cơ hơn đồng nghĩa với vận tốc và lực đẩy lớn hơn, dẫn tới việc cất cánh êm hơn. Tuy nhiên, trọng lượng của máy bay cũng có một vai trò lớn.
Máy bay lớn bốn động cơ tăng độ cao chậm hơn máy bay phản lực hai động cơ hiện đại. Ở máy bay bốn động cơ, 3 chiếc có nhiệm vụ tạo lực đẩy cần thiết cho quá trình tăng độ cao. Ở máy bay hai động cơ, chỉ một chiếc làm nhiệm vụ này. Điều đó đồng nghĩa với việc máy bay nhỏ có tỷ lệ sức mạnh động cơ trên khối lượng cao hơn máy bay cỡ lớn.
Điều này tương tự như ở xe hơi và xe máy. Xe máy có hai bánh và một ghế, trong khi xe hơi có bốn ghế, bốn cửa và cửa sổ. Chúng có động cơ tương tự nhau, nhưng trọng lượng nhẹ hơn giúp xe máy di chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu vấp phải ổ gà, bạn sẽ thấy ngồi trên xe máy xóc hơn ngồi trên chiếc sedan loại thường.
Với máy bay cũng vậy: loại nhỏ có thể di chuyển nhanh hơn, nhưng bạn sẽ cảm nhận được mọi chuyển động. Máy bay to có trọng lượng lớn hơn, nên không bị ảnh hưởng từ nhiễu loạn không khí nhiều như loại nhỏ. Đồng thời, máy bay cỡ lớn có nhiều bánh xe trong bộ càng hạ cánh hơn, giúp máy bay ổn định hơn.
Một nguyên nhân nữa là ở máy bay lớn, hành khách sẽ ngồi ở vị trí cách xa mặt đất hơn, khiến cảm giác cất cánh bớt mạnh mẽ. Điều này giống như ngồi trên một chiếc xe thể thao và trên một chiếc xe bus. Hai xe đi cùng vận tốc nhưng cảm giác trên xe thể thao sẽ rõ rệt hơn do bạn ngồi gần mặt đất hơn.

Độc đáo máy bay duy nhất thế giới có thể... bay lùi

(Kiến Thức) - Loại máy bay hai tầng cánh độc đáo của Nga là loại máy bay duy nhất trên thế giới có tính năng... bay lùi.

Doc dao may bay duy nhat the gioi co the... bay lui
 Antonov An-2 được coi là một tự hào của ngành hàng không Nga khi đây là chiếc máy bay duy nhất có thể bay giật lùi trên không. Ảnh: Airliner.
Doc dao may bay duy nhat the gioi co the... bay lui-Hinh-2
 Những chiếc An-2 đầu tiên được xuất xưởng vào năm 1947. Loại máy bay này có giá thành rất rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp, độ bền cao và đặc biệt là dễ điều khiển. Ảnh: Airliner.

Hy hữu: Máy bay đâm phải hươu phải hạ cánh khẩn cấp

Máy bay thường đâm phải chim chứ hiếm khi nào có chuyện máy bay đâm phải hươu trên đường cất cánh.

Một chiếc máy bay của hãng American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Charlotte Douglas, bang North Carolina, Mỹ hôm 15/2. Trước đó, khi sắp sửa cất cánh từ đường băng, máy bay đâm phải chú hươu đi lạc.

Tin mới