Vì sao máy giặt cửa ngang không có túi lọc bụi vải?

(Kiến Thức) - Ở máy lồng đứng, quần áo bị chà xát rất mạnh, thường sinh ra bụi và xơ vải nên mới cần phải có túi lọc xơ vải. 

Hỏi: Đa số các thiết kế máy giặt cửa ngang hiện đại không có túi lọc bụi, xơ vải. Vậy những rác bẩn này sẽ đi đâu, vệ sinh máy thế nào? - Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội).
 
KS Trương Văn Hùng, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Hùng Lâm tư vấn: Máy giặt lồng ngang tiêu tốn ít điện năng, ít nước, ít bột giặt và quần áo giặt được bảo vệ tốt với tuổi thọ cao. Ở máy lồng đứng, quần áo bị chà xát rất mạnh, thường sinh ra bụi và xơ vải nên cần phải có túi lọc xơ vải. Quần áo giặt ở máy lồng đứng do đó nhanh bị hỏng hơn và máy cũng chỉ có thể giặt được các loại quần áo vải thô. 
Ngược lại máy lồng ngang có thể giặt được các loại quần áo có chất liệu vải khó tính như lụa tơ tằm. Tuy nhiên, máy lồng ngang cũng có nhược điểm là dễ bị kẹt cửa gây hỏng hóc. Do đó, quần áo trước khi giặt phải kiểm tra kỹ càng các dị vật có thể làm kẹt cửa máy như chìa khoá, dao nhíp, tăm tre, bút bi... Tất cả các đồ giặt nhỏ như tất, quần lót... phải cho vào túi giặt để tránh bị kẹt. Tuyệt đối cấm cho vào máy giặt áo ngực phụ nữ có gọng kim loại. 
Thông thường tất cả các loại máy giặt lồng ngang đều có bơm nước nên vẫn phải có phin lọc cặn đặt ở trước bơm nước để bảo vệ bơm. Đây là phin lọc cặn chứ không phải phin lọc xơ vải như ở máy lồng đứng. Phin lọc này cần định kỳ tháo ra để vệ sinh. Ngoài ra, các thiết kế máy lồng ngang hiện đại đều có chức năng vệ sinh tự động, bạn chỉ cần cho hóa chất vệ sinh máy giặt vào và để máy chạy không tải làm sạch máy. Định kỳ bạn cũng có thể gọi dịch vụ bảo dưỡng máy giặt đến làm vệ sinh máy và tra dầu mỡ ổ trục cho máy.

Tránh nhiễm bệnh khi dùng máy giặt, phải làm gì?

(Kiến Thức) - Máy giặt dùng lâu chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, dùng không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Bụi bẩn từ quần áo cộng thêm môi trường ẩm ướt, khiến nhiều loại vi khuẩn phát triển, biến máy giặt trở thành một nơi "cực kỳ nguy hiểm" cho sức khỏe.
 Bụi bẩn từ quần áo cộng thêm môi trường ẩm ướt, khiến nhiều loại vi khuẩn phát triển, biến máy giặt trở thành một nơi "cực kỳ nguy hiểm" cho sức khỏe.
Để đối phó với nguy cơ này, bạn cần thực hiện các thao tác sau: xả nước trong lồng giặt (nên nhớ không bỏ quần áo vào máy).
Để đối phó với nguy cơ này, bạn cần thực hiện các thao tác sau: xả nước trong lồng giặt (nên nhớ không bỏ quần áo vào máy).
Cho vào đó khoảng 2-3 bát dấm trắng hoặc chanh cắt lát (3 quả), chất tẩy (javen, clo), hoặc bột baking soda.
Cho vào đó khoảng 2-3 bát dấm trắng hoặc chanh cắt lát (3 quả), chất tẩy (javen, clo), hoặc bột baking soda.
Tiếp theo, cho máy quay 5 phút để các chất tan vào nước, sau đó ngâm từ 30 phút - 1 tiếng. Cuối cùng, "tống khứ" vi khuẩn gây hại bằng cách bật cho máy giặt và xả nước ra ngoài.
Tiếp theo, cho máy quay 5 phút để các chất tan vào nước, sau đó ngâm từ 30 phút - 1 tiếng. Cuối cùng, "tống khứ" vi khuẩn gây hại bằng cách bật cho máy giặt và xả nước ra ngoài.
Có thể thay thế dấm, chanh...bằng nước nóng. Các thao tác này cần được thực hiện ít nhất 2 lần/tháng để đảm bảo máy giặt thực sự sạch sẽ.
Có thể thay thế dấm, chanh...bằng nước nóng. Các thao tác này cần được thực hiện ít nhất 2 lần/tháng để đảm bảo máy giặt thực sự sạch sẽ.
Và bạn cũng đừng quên tháo ngăn chứa nước xả vải của máy, đây cũng được xem là "hang ổ" chứa vi khuẩn, bởi rất nhiều cặn bẩn bám lại đây.
 Và bạn cũng đừng quên tháo ngăn chứa nước xả vải của máy, đây cũng được xem là "hang ổ" chứa vi khuẩn, bởi rất nhiều cặn bẩn bám lại đây.
Dùng giẻ lau sạch thành ngăn...
 Dùng giẻ lau sạch thành ngăn...
Tiếp đó, cọ rửa và ngâm vỏ ngăn với dung dịch chứa chất tẩy rửa hoặc nước nóng để diệt khuẩn.
 Tiếp đó, cọ rửa và ngâm vỏ ngăn với dung dịch chứa chất tẩy rửa hoặc nước nóng để diệt khuẩn.
Bộ lọc cặn của máy giặt cũng là nơi bạn phải chú ý đến.
Bộ lọc cặn của máy giặt cũng là nơi bạn phải chú ý đến.
Hãy xối nước thật mạnh vào bộ phận này để những cặn bẩn trôi đi, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ.
 Hãy xối nước thật mạnh vào bộ phận này để những cặn bẩn trôi đi, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ.
Trước khi giặt, bạn cần phân loại quần áo, tốt nhất không nên ngâm đồ lót bằng máy (vì chúng có nhiều vi khuẩn E.coli), thay bằng nước nóng và giặt tay bên ngoài.
Trước khi giặt, bạn cần phân loại quần áo, tốt nhất không nên ngâm đồ lót bằng máy (vì chúng có nhiều vi khuẩn E.coli), thay bằng nước nóng và giặt tay bên ngoài.
Thói quen dùng nước xả trong máy giặt không nên lạm dụng, có thể ngâm quần áo ngoài chậu, bởi các chất làm mềm vải sẽ để lại dầu và silicon trong máy, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và "chầu chực" tấn công sức khỏe.
Thói quen dùng nước xả trong máy giặt không nên lạm dụng, có thể ngâm quần áo ngoài chậu, bởi các chất làm mềm vải sẽ để lại dầu và silicon trong máy, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và "chầu chực" tấn công sức khỏe.
Khi thời tiết mưa gió, đừng quá "bóc lột sức lao động" của máy, bởi nếu dùng thường xuyên, các vi khuẩn sẽ gia tăng, bạn nên dùng chế độ vắt cực khô để quần áo nhanh hết ẩm.
 Khi thời tiết mưa gió, đừng quá "bóc lột sức lao động" của máy, bởi nếu dùng thường xuyên, các vi khuẩn sẽ gia tăng, bạn nên dùng chế độ vắt cực khô để quần áo nhanh hết ẩm.

Phiền toái bởi máy giặt kêu to, khắc phục thế nào?

(Kiến Thức) - Sau một thời gian sử dụng, máy giặt có hiện tượng rung lắc và gây tiếng ồn lớn. Nguyên nhân và cách xử trí như thế nào?

1. Vị trí đặt máy sai lệch Khi chân máy giặt bị lệch hoặc đặt ở nơi không bằng phẳng, lồng giặt va chạm với vỏ máy. Ngoài ra trong quá trình di chuyển, trục quay bị vênh, khiến máy làm việc quá tải, tạo tiếng ồn phiền toái. Tình trạng này nếu không khắc phục nhanh sẽ làm giảm độ bền của máy giặt.

1. Vị trí đặt máy sai lệch
Khi chân máy giặt bị lệch hoặc đặt ở nơi không bằng phẳng, lồng giặt va chạm với vỏ máy. Ngoài ra trong quá trình di chuyển, trục quay bị vênh, khiến máy làm việc quá tải, tạo tiếng ồn phiền toái. Tình trạng này nếu không khắc phục nhanh sẽ làm giảm độ bền của máy giặt. 
 

Lúc này bạn nên kiểm tra và đặt máy đúng vị trí, dùng tấm bọt biển hoặc xốp mỏng đặt dưới mỗi góc của máy. Những tấm kê này sẽ giúp làm giảm âm thanh do chân máy va chạm với nền, sàn nhà.
Lúc này bạn nên kiểm tra và đặt máy đúng vị trí, dùng tấm bọt biển hoặc xốp mỏng đặt dưới mỗi góc của máy. Những tấm kê này sẽ giúp làm giảm âm thanh do chân máy va chạm với nền, sàn nhà.

Tin mới