Vì sao mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu đóng cửa?

Hà Lan chính thức đóng cửa mỏ khí đốt Groningen sau khi Thượng viện phê duyệt việc dừng vĩnh viễn các hoạt động khai thác tại địa điểm này để hạn chế rủi ro địa chấn ở khu vực phía bắc.

RT đưa tin, tuần trước, Thượng viện Hà Lan đã thông qua luật đóng cửa vĩnh viễn Groningen - mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu, sau khi Chính phủ khẳng định rằng hoạt động khai thác tại mỏ này sẽ không bao giờ được nối lại nhằm hạn chế rủi ro địa chấn trong khu vực.
Vi sao mo khi dot lon nhat chau Au dong cua?
Ảnh: Getty.  
Các thượng nghị sĩ ban đầu dự định thông qua luật này hai tuần trước, nhưng đã hoãn cuộc bỏ phiếu cuối cùng sau khi một số đảng bày tỏ lo ngại về nguồn cung của đất nước. Việc trì hoãn khiến cả chính quyền và quan chức địa phương ở Groningen tức giận. Chính quyền Groningen cáo buộc Quốc hội không thực hiện lời hứa chấm dứt hoạt động khoan khai thác khí đốt tại mỏ này.
Được khai thác từ năm 1963, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu này đã đóng góp lớn cho nền kinh tế Hà Lan và vẫn có trữ lượng khí đốt khổng lồ. Hơn 50 tỷ mét khối khí đốt đã được khai thác tại mỏ Groningen vào thời kỳ đỉnh cao cách đây 10 năm.
Tuy nhiên, khu vực này đã ghi nhận hơn 1.600 trận động đất kể từ năm 1986, làm hư hại 85.000 tòa nhà. Không rõ liệu việc ngừng khai thác có thể ngăn chặn hoạt động địa chấn trong khu vực hay không vì các hố rỗng vẫn còn dưới lòng đất.
Vào tháng 2, liên doanh Shell và Exxon NAM, tập đoàn điều hành mỏ Groningen, đã đề nghị tòa án trọng tài quyết định liệu Chính phủ có phải bồi thường cho việc ngừng khai thác khí đốt tại địa điểm này hay không.
Theo Reuters, lợi nhuận từ khí đốt đã mang lại 363 tỷ euro (385 tỷ USD) cho Hà Lan kể từ khi bắt đầu hoạt động khai thác, trong khi lợi nhuận của Shell và Exxon từ Groningen lên tới gần 66 tỷ euro trong cùng kỳ.
Kể từ tháng 10/2023, mỏ khí đốt chỉ khai thác được một phần công suất tối đa sau nhiều năm cắt giảm sản lượng nhằm giảm nguy cơ động đất xảy ra. Khi đó, Chính phủ Hà Lan vẫn duy trì hoạt động của địa điểm này để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu do tác động của cuộc xung đột Ukraine kể từ tháng 2/2022.
>>> Mời độc giả xem thêm video năm 2019: Nga và Ukraine ký thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới Châu Âu

Nguồn video: THĐT

Hàng nghìn người Sri Lanka xếp hàng dài mua xăng, khí đốt

Hàng nghìn người xếp hàng mua xăng và khí đốt tại thủ đô Colombo, Sri Lanka, vào ngày 20/5, nhằm tích trữ nhiên liệu trước cuộc khủng hoảng kinh tế tàn khốc.

Hang nghin nguoi Sri Lanka xep hang dai mua xang, khi dot

Hàng dài người dân tập trung ở nhiều khu vực trên khắp thủ đô Colombo, Sri Lanka, để mua xăng và khí đốt dự trữ vào ngày 20/5. Sri Lanka chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Trong thời gian gần đây, quốc gia này đã rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng do chính phủ cạn kiệt ngoại tệ. Trước đó, vào ngày 19/5, Sri Lanka lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau nhiều tháng vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hang nghin nguoi Sri Lanka xep hang dai mua xang, khi dot-Hinh-2

Mohammad Shazly, một tài xế bán thời gian, đã xếp hàng đến ngày thứ ba với hy vọng mua được khí đốt nấu ăn cho gia đình 5 người của mình. “Chỉ có khoảng 200 bình được giao, mặc dù có khoảng 500 người (xếp hàng)", anh cho biết. Trong ảnh, người dân tập trung xung quanh một xe chở khí đốt ở thủ đô Colombo, vào ngày 20/5.

Nga cắt khí đốt tới Đức

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt đến Đức thông qua hãng Shell Energy vì từ chối thanh toán bằng đồng ruble.

Gazprom cho biết họ sẽ cắt nguồn cung khí đốt cho hãng Shell Energy với hợp đồng cung cấp khí đốt cho Đức, cũng như công ty điện lực Orsted của Đan Mạch vào ngày 1/6, theo Reuters.

Động thái trên diễn ra sau khi cả hai công ty từ chối thanh toán bằng đồng ruble cho phía Nga.

Tin mới