Vì sao một số nước ASEAN tính chuyện dời đô?

(Kiến Thức) - Việc dời đô có thể được tính đến nếu người ta không có những hành động cứu các thủ đô như Bangkok, Jakarta và Manila… đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Sân bay quốc tế Bangkok bị ngập chìm trong biển nước.
Sân bay quốc tế Bangkok bị ngập chìm trong biển nước.

Trận lụt kéo dài 3 tháng tại Bangkok hồi năm 2011 đã khiến cho tất cả mọi người nhớ đến cảnh báo của giới khoa học rằng thủ đô Thái Lan đang bị sụt lún 3 cm mỗi năm. Tại Jakarta, những trận lũ kinh hoàng hồi tháng Giêng đã làm tê liệt hoạt động thành phố. Trong khi đó, Manila không chỉ bị lũ lụt đe dọa mà còn nằm trên nhiều đường đứt gãy địa lý.

Tuy nhiên, quyết định dời đô là không mấy dễ dàng. Chỉ riêng kinh phí thôi cũng đủ để khiến các chính trị gia phải chùn bước. Myanmar được cho là đã chi 4 tỷ USD để xây trụ sở chính phủ và các cơ sở hạ tầng ở thủ đô mới Naypyidaw. Thế nhưng, không có gì đảm bảo rằng thủ đô mới Naypyidaw hoạt động tốt hơn cố đô Yangon.

Thủ đô Jakarta trong con đại hồng thủy năm 2012.
Thủ đô Jakarta trong con đại hồng thủy năm 2012.

Thay vì di dời thủ đô, một sự lựa chọn khác là cải thiện cơ sở hạ tầng hiện tại của các siêu thành phố ở Đông Nam Á và đối phó tốt hơn với tác động khắc nghiệt của tình trạng biến đổi khí hậu. Việc xây dựng đê ngăn lũ dài 80 km và trồng rừng cây ngập mặn 300 m ngoài khơi đang được đề xuất để bảo vệ Bangkok trước nguy cơ nước biển dâng cao. Trong khi đó, Indonesia có ý đồ lấn biển khoảng 2.000 ha ở Bắc Jakarta và biến nơi đây là thành thủ đô mới.  

Việc xây dựng một thủ đô thứ hai bổ sung cho thủ đô hiện tại cũng đáng được cân nhắc. Trong khi thủ đô Cuala Lumpur vẫn được xem là trung tâm thương mại và văn hóa của Malaysia, nhiều công sở liên bang lại được đặt ở Putrajaya. Vua Malaysia và thủ tướng vẫn sẽ ở Cuala Lumper để điều hành đất nước song các quan chức chính phủ lại sống và làm việc ở Putrajaya, cách thủ đô 25 km về phía nam.

Cư dân Manila khốn khổ vì lũ lụt.
Cư dân Manila khốn khổ vì lũ lụt. 

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Philippines, Antonio Trillanes, đã đề xuất thành lập một ủy ban nghiên cứu tính khả thi của việc di dời thủ đô Manila.

Những trận lũ sắp tới hay một thảm họa động đất xảy ra trong khu vực chắc chắn sẽ lại làm sống lại các cuộc tranh luận về việc di dời hay xây dựng một thủ đô mới ở một số nước Đông Nam Á.

Lũ lụt lớn ở Australia

Một trong số hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa ở Australia do lũ lụt.
 Một trong số hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa ở Australia do lũ lụt.
Nhiều người phải leo lên nóc nhà trốn lũ.
 Nhiều người phải leo lên nóc nhà trốn lũ.
Cảnh sát trưởng Jack Dempsey cho biết riêng ở Queenland, có tới 7.500 người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 1.000 người phải leo lên nóc nhà trốn lũ lụt.
 Cảnh sát trưởng Jack Dempsey  cho biết riêng ở Queenland, có tới 7.500 người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 1.000 người phải leo lên nóc nhà trốn lũ lụt.
Đường sá biến thành sông, không thể đi lại.
 Đường sá biến thành sông, không thể đi lại.
Thuyền cao su là phương tiện đi lại chính của nhân viên cứu hộ.
 Thuyền cao su là phương tiện đi lại chính của nhân viên cứu hộ.
Một số nơi phải dùng bao cát dựng lên các con đê ngăn lũ tạm thời.
 Một số nơi phải dùng bao cát dựng lên các con đê ngăn lũ tạm thời.
Nhiều cư dân phải lội nước, khuân vác đồ đạc chưa bị ướt đến nơi sơ tán.
 Nhiều cư dân phải lội nước, khuân vác đồ đạc chưa bị ướt đến nơi sơ tán.
Nhiều khu dân cư bị ngập chìm trong biển nước.
 Nhiều khu dân cư bị ngập chìm trong biển nước.
Nhiều xa lộ bị biến thành sông.
 Nhiều xa lộ bị biến thành sông.
Một người đàn ông chán ngán đứng nhìn ngôi nhà của mình ở Rosalie, ngoại ô thành phố Brisbane bị nước bẩn ngập tràn.
 Một người đàn ông chán ngán đứng nhìn ngôi nhà của mình ở Rosalie, ngoại ô thành phố  Brisbane bị nước bẩn ngập tràn.
Ở nhiều nơi thuộc bang Queenland, nước lụt ngập lên tận mái nhà.
 Ở nhiều nơi thuộc bang Queenland, nước lụt ngập lên tận mái nhà.











Châu Âu ngập chìm trong lũ lụt

Tại Cộng hòa Czech:

Tin mới