Máy bay Su-24 bị bắn từng khiến Mỹ hãi hùng nhiều lần

Máy bay Su-24 bị bắn từng khiến Mỹ hãi hùng nhiều lần

(Kiến Thức) - Loại máy bay Su-24 bị bắn rơi bởi Thổ Nhĩ Kỳ, trong quá khứ đã từng khiến các hạm đội tàu sân bay Mỹ phải khiếp sợ, kinh hoàng.

Xem toàn bộ ảnh
Vụ việc gần đây nhất liên quan tới loại  máy bay Su-24 bị bắn rơi diễn ra vào đầu tháng 6, giới chức Hải quân Mỹ tuyên bố với báo giới rằng, chỉ trong vòng bốn ngày, các máy bay Su-24 của Không quân Nga đã liên tục tiếp cận gần tàu chiến Mỹ USS Ross hoạt động trên vùng biển quốc tế ở Biển Đen. Đây không phải là lần đầu tiên, Không quân Nga thực hiện các hoạt động như vậy, kể từ khi các tàu chiến Mỹ tăng cường hoạt động trên Biển Đen thì máy bay Su-24 hiện diện nhiều hơn.
Vụ việc gần đây nhất liên quan tới loại máy bay Su-24 bị bắn rơi diễn ra vào đầu tháng 6, giới chức Hải quân Mỹ tuyên bố với báo giới rằng, chỉ trong vòng bốn ngày, các máy bay Su-24 của Không quân Nga đã liên tục tiếp cận gần tàu chiến Mỹ USS Ross hoạt động trên vùng biển quốc tế ở Biển Đen. Đây không phải là lần đầu tiên, Không quân Nga thực hiện các hoạt động như vậy, kể từ khi các tàu chiến Mỹ tăng cường hoạt động trên Biển Đen thì máy bay Su-24 hiện diện nhiều hơn.
Việc giới chức Mỹ lo ngại máy bay chiến đấu Su-24 của Nga không phải là không có cơ sở, dù loại máy bay này được xếp vào thế hệ cũ chuẩn bị được thay thế. Thực vậy, cách đây 15 năm, Su-24 Không quân Nga đã khiến cho cả nhóm tàu sân bay Mỹ (gồm tàu sân bay cùng các tàu khu trục, tuần dương hộ tống) phải “thất kinh, mất vía”.
Việc giới chức Mỹ lo ngại máy bay chiến đấu Su-24 của Nga không phải là không có cơ sở, dù loại máy bay này được xếp vào thế hệ cũ chuẩn bị được thay thế. Thực vậy, cách đây 15 năm, Su-24 Không quân Nga đã khiến cho cả nhóm tàu sân bay Mỹ (gồm tàu sân bay cùng các tàu khu trục, tuần dương hộ tống) phải “thất kinh, mất vía”.
Ngày 17/10/2000, trên khu vực eo biển Triều Tiên, hai máy bay trinh sát Su-24MR và hai tiêm kích Su-27 đã bất ngờ viếng thăm và lượn vài vòng "thăm hỏi" tàu sân bay USS Kitth Hawk. Điều đặc biệt ở đây là các tàu chiến Mỹ hoàn toàn không phát hiện được sự có mặt của Su-24 và Su-27 trước khi nó tiến gần tới cự ly có thể quan sát bằng mắt thường.
Ngày 17/10/2000, trên khu vực eo biển Triều Tiên, hai máy bay trinh sát Su-24MR và hai tiêm kích Su-27 đã bất ngờ viếng thăm và lượn vài vòng "thăm hỏi" tàu sân bay USS Kitth Hawk. Điều đặc biệt ở đây là các tàu chiến Mỹ hoàn toàn không phát hiện được sự có mặt của Su-24 và Su-27 trước khi nó tiến gần tới cự ly có thể quan sát bằng mắt thường.
Tài liệu giải mật sau này cho biết, lực lượng tiêm kích hạm trên tàu sân bay USS Kitty Hawk không kịp cất cánh khi phát hiện máy bay Nga. Sau nhiều nỗ lực, thì người ta mới đưa được một chiếc máy bay tấn công điện tử EA-6B "bất hạnh" lên đối đầu tiêm kích Nga. Bốn ngày sau, tình báo Nga đã gửi theo hòm thư điện tử cho thuyền trưởng USS Kitty Hawk những tấm ảnh "phi công của chúng tôi (Mỹ) chạy lăng xăng trên boong, tuyệt vọng tìm cách cho máy bay cất cánh…"
Tài liệu giải mật sau này cho biết, lực lượng tiêm kích hạm trên tàu sân bay USS Kitty Hawk không kịp cất cánh khi phát hiện máy bay Nga. Sau nhiều nỗ lực, thì người ta mới đưa được một chiếc máy bay tấn công điện tử EA-6B "bất hạnh" lên đối đầu tiêm kích Nga. Bốn ngày sau, tình báo Nga đã gửi theo hòm thư điện tử cho thuyền trưởng USS Kitty Hawk những tấm ảnh "phi công của chúng tôi (Mỹ) chạy lăng xăng trên boong, tuyệt vọng tìm cách cho máy bay cất cánh…"
Không chỉ thực hiện một lần, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng máy bay Su-24MR tiếp tục viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk lúc này đang trên vùng biển Nhật Bản. Một lần nữa, máy bay Su-24 đã tiếp cận ở cự ly rất gần tàu sân bay Mỹ mà không hề bị phát hiện. Thậm chí, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.
Không chỉ thực hiện một lần, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng máy bay Su-24MR tiếp tục viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk lúc này đang trên vùng biển Nhật Bản. Một lần nữa, máy bay Su-24 đã tiếp cận ở cự ly rất gần tàu sân bay Mỹ mà không hề bị phát hiện. Thậm chí, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.
Rõ ràng, những “chiến tích bí mật” của máy bay ném bom Su-24 trong quá khứ và cả hiện tại đã khiến người Mỹ hết sức lo ngại mỗi khi Su-24 xuất hiện gần tàu chiến của họ.
Rõ ràng, những “chiến tích bí mật” của máy bay ném bom Su-24 trong quá khứ và cả hiện tại đã khiến người Mỹ hết sức lo ngại mỗi khi Su-24 xuất hiện gần tàu chiến của họ.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tăng tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tăng tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.
Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

GALLERY MỚI NHẤT