(Kiến Thức) - Vào khoảng 2.000 năm trước, nền văn minh của người Inca trải dài trên diện tích rộng lớn từ Ecuador đến Chile và Argentina. Tuy nhiên, nền văn minh cực thịnh này bị suy tàn sau hơn 200 năm phát triển. Nhiều người tò mò lý do khiến nền văn minh này sụp đổ.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Nền văn minh của người Inca nổi tiếng lịch sử trong giai đoạn từ thế kỷ 13 - 16. Vào thời điểm hưng thịnh, đế chế Inca trải dài trên diện tích rộng lớn từ Ecuador đến Chile và Argentina.
Trước khi trở thành một đế chế hùng mạnh ở Nam Mỹ, Inca là một tộc người da đỏ nhỏ. Theo thời gian, người Inca dần vươn lên và thống trị cả khu vực lớn ở phía Nam châu Mỹ.
Thông qua các cuộc tấn công xâm lược những bộ lạc khác, người Inca đã thâu tóm được nhiều vùng đất trù phú và định cư ở những nơi này.
Người Inca thành lập trung tâm văn hóa, kinh tế và tôn giáo nằm ở Cuzco - kinh đô sau này của nền văn minh trên.
Tuy nhiên, sau hơn 200 năm phát triển, đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.
Theo các tài liệu lịch sử, đại dịch chưa từng xuất hiện trong lịch sử của người Inca là đậu mùa và sởi đã gây bất ổn xã hội.
Thêm nữa, cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa hai anh em Atahualpa và Húascar khiến đế chế Inca rơi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng.
Về sau, người Tây Ban Nha đặt chân đến lãnh thổ của người Inca đã giành chiến thắng trước quân đội hùng hậu của nền văn minh này nhờ việc sở hữu súng trường - vũ khí hiện đại có khả năng sát thương cao.
Một số chuyên gia ước tính, khoảng 2.000 - 3.000 binh sĩ Inca tử trận, 5.000 người, bao gồm cả nhà vua Atahualpa bị bắt trong trận chiến với binh sĩ Tây Ban Nha.
Kể từ đây, đế chế Inca hùng mạnh một thời dần tàn lụi và biến mất khỏi lịch sử.
Mời độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng (nguồn: VTC10)