Chúng ta phải nhìn nó dưới góc độ tâm lý học phát triển xã hội, chúng ta sẽ biết tại sao nhiều người ngày càng ít cần người thân hơn?
Lý do khoảng cách không gian dẫn đến sự xa cách trong quan hệ
Vài thập kỷ trước, do nền kinh tế kém phát triển, dân số di cư tương đối ít, phạm vi sinh sống của họ hàng tương đối gần, khoảng cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp. Theo giải thích của tâm lý học xã hội, sự gần gũi trong mối quan hệ của mọi người liên quan nhiều đến khoảng cách trong không gian, liên quan nhiều đến sự quen thuộc với nhau.
Ngày nay khi kinh tế xã hội phát triển, họ hàng bôn ba tứ xứ mưu sinh, cả năm gặp nhau vài lần, nhiều người chỉ gặp nhau vội vã trong dịp Tết Nguyên Đán, rồi sau đó nói lời chia tay vội vàng. Do không được tiếp xúc thường xuyên và giao tiếp sâu rộng nên mối quan hệ chưa phát triển chiều sâu, chưa đủ chín chắn sẽ từ từ phai nhạt. Ngoài ra, người thân so đo, khoe khoang với nhau càng làm dấy lên tâm lý ghanh ghét, đố kỵ của những người có cuộc sống không như ý.
Mối quan hệ giữa những người thân ngày càng trở nên không đáng tin cậy, việc trao đổi quyền lợi cần được giải quyết một cách công bằng hơn
(Ảnh minh họa)
Mối quan hệ giữa những người thân sẽ ngày càng xa cách và nó có liên quan đến cách làm việc hiện đại của chúng ta. Trước đây, khi tìm việc, chúng ta cần tìm các cơ hội việc làm tương ứng thông qua trao đổi với những người cùng làng hoặc giới thiệu của người thân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngày nay có rất nhiều vấn đề không đáng tin cậy liên quan tới sự giúp đỡ, giới thiệu của người thân. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến người thân xa lánh, họ hàng không đáng tin cậy như chúng ta tưởng tượng.
Khi bạn gặp những người thân hợm hĩnh, bạn không muốn kết giao với họ
(Ảnh minh họa)
Tục ngữ có câu: Nghèo thì chốn phồn hoa đô hội chẳng ai đoái hoài, khi giàu thì họ hàng xa tới mấy cũng tự tìm tới. Trên đời có một loại người thân như vậy, khi bạn nghèo khó thì nhìn bạn một cách khinh thường, nhưng khi thành công thì sẽ tâng bốc bạn. Mặc dù mối quan hệ họ hàng thân thích không thể tách rời, nhưng hầu hết chúng ta sẽ chọn cách giữ khoảng cách, không muốn kết giao với những người họ hàng như vậy.
(Ảnh minh họa)
Trước đây, bà con ở nông thôn rất đặc thù, dù nghèo đến đâu, chỉ cần gặp khó khăn là nhà nào cũng tìm cách giúp đỡ. Nhưng bây giờ nếu nghèo thì dù họ hàng gần gũi cũng khó lòng sẵn sàng giúp đỡ. Họ sẽ dùng nhiều lý do khác nhau để tránh xa bạn, có thể nói rằng làm như vậy rất vô cảm.
Từ góc độ tâm lý, một người hợm hĩnh sẽ suy nghĩ mọi thứ từ góc độ lợi ích, đây là một kiểu vô ơn điển hình. Bất kể người khác tốt hay xấu, họ đều sẽ tìm kiếm lợi ích từ đối phương, khiến các mối quan hệ họ hàng ngày càng xa lánh.