Vì sao người dân Hưng Yên ra khỏi tỉnh phải báo cáo chính quyền?

Hưng Yên yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân hạn chế ra khỏi tỉnh. Nếu ra khỏi địa bàn thì phải báo cáo chính quyền địa phương.

Vì sao người dân Hưng Yên ra khỏi tỉnh phải báo cáo chính quyền?
Để tăng cường kiểm soát, khống chế tình hình dịch COVID-19, đồng thời tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả người nhiễm COVID-19, tỉnh Hưng Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, người lao động, người ra vào cơ quan, đơn vị, di biến động dân cư tại địa bàn; yêu cầu người đến liên hệ công tác phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ.
Vi sao nguoi dan Hung Yen ra khoi tinh phai bao cao chinh quyen?
Hưng Yên tăng cường kiểm soát dịch. 
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị ở cấp huyện, cấp xã yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân hạn chế ra khỏi tỉnh; nếu có việc thật sự cần thiết ra khỏi tỉnh, cán bộ, công chức phải báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị; công dân phải báo cáo chính quyền địa phương. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương khi ra khỏi tỉnh phải báo cáo cấp trên để kiểm soát công tác phòng, chống dịch khi quay lại tỉnh.
Sở Y tế tỉnh Hưng Yên hướng dẫn chi tiết việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà để các địa phương tổ chức thực hiện; hướng dẫn các địa phương phân loại bệnh nhân để chuyển lên các bệnh viện được giao nhiệm vụ thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, tránh quá tải cho hệ thống y tế; chủ trì, phối hợp Sở Tài chính khẩn trương mua sắm, chuẩn bị các túi thuốc điều trị tại nhà, chịu trách nhiệm phát đủ thuốc điều trị COVID-19 tại nhà.
Hướng dẫn thực hiện cách ly, theo dõi người bệnh tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo tình trạng, mức độ bệnh, điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; bảo đảm có sự hỗ trợ, giám sát khoa học, hợp lý, chặt chẽ, hiệu quả của cán bộ y tế và theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đôn đốc UBND cấp huyện tiêm đủ mũi tiêm cơ bản cho 100% đối tượng từ 12 tuổi trở lên trên địa bàn cấp huyện.
Xây dựng kế hoạch và phân bổ vaccine kịp thời, đầy đủ cho các huyện, thị xã, thành phố để tiêm đủ mũi 3 cho tất cả các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định tiêm) trên địa bàn cấp huyện trong quý I/2022.
UBND huyện, thị xã, thành phố không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, không tổ chức các chương trình nhạc hội, bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2022; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
UBND cấp xã, Công an xã, Tổ COVID-19 cộng đồng tăng cường quản lý chặt chẽ người từ vùng dịch và các đối tượng nguy cơ về địa bàn; yêu cầu người từ vùng dịch về địa bàn, người từ địa phương khác về quê đón Tết phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm nhanh ngay khi về đến địa phương; người địa phương ra ngoài tỉnh, từ vùng dịch về phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi; tự xét nghiệm nhanh COVID-19, có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng; trường hợp xét nghiệm nhanh có kết quả dương tính với COVID-19, phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để thực hiện cách ly, điều trị theo quy định.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Nguồn: VTV

Thưởng “nóng” nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bệnh nhi Covid-19

"Chúc bác sĩ Thanh Thúy giữ gìn sức khỏe, bình an, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 để sớm trở về nhà với con trai yêu quý của mình!"- giám đốc Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương viết.

Thưởng “nóng” nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bệnh nhi Covid-19
Chiều 23-6, Ban giám đốc Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương đã quyết định thưởng "nóng" cho nữ bác sĩ vắt sữa của mình để nuôi bệnh nhi 7 tháng tuổi đang phải điều trị Covid-19 tại bệnh viện này. Trước đó, sau khi chị chia sẻ hình ảnh cầm bình sữa cho bé bú trong bộ đồ bảo hộ, câu chuyện về chị đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Thuong “nong” nu bac si vat sua nuoi benh nhi Covid-19
 Bác sĩ Thúy đang chăm sóc bệnh nhi 7 tháng tuổi - Ảnh: Facebook một đồng nghiệp

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?
Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.

Hành trình phá án: Bắn chết thầy cúng vì nghi “thả ma” làm bố ốm nặng

Do nghi ngờ ông Rùa "thả ma" làm bố ốm nặng, hung thủ đã bắn chết nạn nhân. Vụ án này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bắn chết thầy cúng vì nghi “thả ma” làm bố ốm nặng
Hanh trinh pha an: Ban chet thay cung vi nghi “tha ma” lam bo om nang

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 21h45 ngày 5/9/2015, Công an tỉnh Yên Bái, nhận tin báo về vụ ông Vàng Xú Rùa (SN 1940) trong khi đang ngồi ăn cơm với gia đình thì bất ngờ bị bắn chết xảy ra tại bản Lả Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.

Hanh trinh pha an: Ban chet thay cung vi nghi “tha ma” lam bo om nang-Hinh-2
 Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra xác định nạn nhân tử vong do nghi can sử dụng súng tự chế gây án.

Tin mới