Vì sao người Việt xuất hiện ở chiến trường châu Âu 1917?

Vì sao người Việt xuất hiện ở chiến trường châu Âu 1917?

(Kiến Thức) - Dù Chiến tranh Thế giới thứ nhất vốn chỉ diễn ra trên các mặt trận ở châu Âu, tuy nhiên do hệ thống thuộc địa quá lớn của các nước tham chiến, cuộc chiến này đã gần như ảnh hưởng tới toàn thế giới

Xem toàn bộ ảnh
Khi  Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra và thực dân Pháp là một trong những đế quốc tham chiến, chính quyền Paris đã mạnh tay siết chặt, đàn áp mọi phong trào yêu nước ở các quốc gia thuộc địa trong đó có Việt Nam để vơ vét nhân lực, vật lực đưa về Pháp phục vụ cho chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra và thực dân Pháp là một trong những đế quốc tham chiến, chính quyền Paris đã mạnh tay siết chặt, đàn áp mọi phong trào yêu nước ở các quốc gia thuộc địa trong đó có Việt Nam để vơ vét nhân lực, vật lực đưa về Pháp phục vụ cho chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.
Dù Chiến tranh Thế giới thứ nhất vốn chỉ diễn ra trên các mặt trận ở châu Âu, tuy nhiên do hệ thống thuộc địa quá lớn của các nước tham chiến, cuộc chiến này đã gần như ảnh hưởng tới toàn thế giới. Nguồn ảnh: TL.
Dù Chiến tranh Thế giới thứ nhất vốn chỉ diễn ra trên các mặt trận ở châu Âu, tuy nhiên do hệ thống thuộc địa quá lớn của các nước tham chiến, cuộc chiến này đã gần như ảnh hưởng tới toàn thế giới. Nguồn ảnh: TL.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Rất nhiều thanh niên đến tuổi trưởng thành có ngoại hình cao to và sức khoẻ tốt đã bị chính quyền Pháp cùng chính quyền bù nhìn thuộc địa ở Việt Nam cưỡng ép đi lính để rồi bị đầy ải sang châu Âu, tham chiến ở một nơi xa lạ với những kẻ thù mà họ không hề biết mặt. Nguồn ảnh: TL.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Rất nhiều thanh niên đến tuổi trưởng thành có ngoại hình cao to và sức khoẻ tốt đã bị chính quyền Pháp cùng chính quyền bù nhìn thuộc địa ở Việt Nam cưỡng ép đi lính để rồi bị đầy ải sang châu Âu, tham chiến ở một nơi xa lạ với những kẻ thù mà họ không hề biết mặt. Nguồn ảnh: TL.
Dù vậy, Pháp vẫn tuyên truyền rằng đây là những lực lượng "tình nguyện" tới từ thuộc địa. Theo thống kê, đã có tới gần 100.000 người Việt Nam sang châu Âu chiến đấu trong lực lượng Pháp thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phần lớn trong số họ bị cưỡng bách bởi chính sách đi lính mà Pháp áp đặt lên các nước thuộc địa. Nguồn ảnh: TL.
Dù vậy, Pháp vẫn tuyên truyền rằng đây là những lực lượng "tình nguyện" tới từ thuộc địa. Theo thống kê, đã có tới gần 100.000 người Việt Nam sang châu Âu chiến đấu trong lực lượng Pháp thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phần lớn trong số họ bị cưỡng bách bởi chính sách đi lính mà Pháp áp đặt lên các nước thuộc địa. Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, Pháp thống kê có tổng cộng 92.311 lính người Việt từng tham chiến ở châu Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong số đó có tới... hơn 30.000 người tương đương với 1/3 lực lượng thiệt mạng trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, Pháp thống kê có tổng cộng 92.311 lính người Việt từng tham chiến ở châu Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong số đó có tới... hơn 30.000 người tương đương với 1/3 lực lượng thiệt mạng trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: TL.
Gần 100.000 lính Việt Nam bị cưỡng ép sang châu Âu tham chiến được chia làm bốn lực lượng chính, trong đó bao gồm 4.800 người được chia làm 4 hoặc 5 tiểu đoàn chiến đấu trực tiếp, 24.212 người được chia làm 15 tiểu đoàn vận tải, 9.019 người làm nhiệm vụ quân y tải thương và số còn lại gần 50.000 người làm dân phu (công nhân). Nguồn ảnh: TL.
Gần 100.000 lính Việt Nam bị cưỡng ép sang châu Âu tham chiến được chia làm bốn lực lượng chính, trong đó bao gồm 4.800 người được chia làm 4 hoặc 5 tiểu đoàn chiến đấu trực tiếp, 24.212 người được chia làm 15 tiểu đoàn vận tải, 9.019 người làm nhiệm vụ quân y tải thương và số còn lại gần 50.000 người làm dân phu (công nhân). Nguồn ảnh: TL.
Hai tiểu đoàn chiến đấu lính Việt Nam đầu tiên bị Pháp đẩy ra tiền tuyến tuyển chọn những thành phần ưu tú nhất với thể chất tốt, ngoại hình cao to và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp. Hai tiểu đoàn này bao gồm Tiểu đoàn số 7 và Tiểu đoàn số 21 Đông Dương. Nguồn ảnh: TL.
Hai tiểu đoàn chiến đấu lính Việt Nam đầu tiên bị Pháp đẩy ra tiền tuyến tuyển chọn những thành phần ưu tú nhất với thể chất tốt, ngoại hình cao to và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp. Hai tiểu đoàn này bao gồm Tiểu đoàn số 7 và Tiểu đoàn số 21 Đông Dương. Nguồn ảnh: TL.
Trong đó, Tiểu đoàn 7 được thành lập ở khu vực miền Bắc vào ngày 16/2/1916, được đưa tới Pháp bằng đường thuỷ và cập cảng Marseilles vào tháng 9 cùng năm, sau đó được huấn luyện tới tháng 4/1917 trước khi tham chiến. Nguồn ảnh: TL.
Trong đó, Tiểu đoàn 7 được thành lập ở khu vực miền Bắc vào ngày 16/2/1916, được đưa tới Pháp bằng đường thuỷ và cập cảng Marseilles vào tháng 9 cùng năm, sau đó được huấn luyện tới tháng 4/1917 trước khi tham chiến. Nguồn ảnh: TL.
Trong khi đó Tiểu đoàn 21 ban đầu vốn là người Việt Nam bị Pháp cưỡng ép đi lính và phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương, tuy nhiên sau đó được huy động về Pháp để tham chiến do đó ngay khi sang tới Pháp vào cuối năm 1916, đơn vị này tham chiến được ngay mà không cần huấn luyện. Nguồn ảnh: TL.
Trong khi đó Tiểu đoàn 21 ban đầu vốn là người Việt Nam bị Pháp cưỡng ép đi lính và phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương, tuy nhiên sau đó được huy động về Pháp để tham chiến do đó ngay khi sang tới Pháp vào cuối năm 1916, đơn vị này tham chiến được ngay mà không cần huấn luyện. Nguồn ảnh: TL.
Theo các tài liệu được Pháp công bố sau này, chỉ tính riêng Việt Nam - quốc gia giàu có nhất Đông Dương lúc bấy giờ đã đóng góp cho Pháp 184 triệu Đồng Đông Dương (đơn vị tiền tệ ở Đông Dương thời này) và 336.000 tấn lương thực. Số tiền và lương thực này về mặt danh nghĩa được Pháp "vay" của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Theo các tài liệu được Pháp công bố sau này, chỉ tính riêng Việt Nam - quốc gia giàu có nhất Đông Dương lúc bấy giờ đã đóng góp cho Pháp 184 triệu Đồng Đông Dương (đơn vị tiền tệ ở Đông Dương thời này) và 336.000 tấn lương thực. Số tiền và lương thực này về mặt danh nghĩa được Pháp "vay" của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Việc đóng góp một lượng lớn tiền và lương thực vào cuộc chiến ở cách Việt Nam tới nửa vòng Thế Giới đã góp phần không nhỏ vào việc nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong khi người dân ở Việt Nam vẫn phải "è cổ" đóng thuế cho Pháp để Pháp mang tiền về nước phục vụ chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.
Việc đóng góp một lượng lớn tiền và lương thực vào cuộc chiến ở cách Việt Nam tới nửa vòng Thế Giới đã góp phần không nhỏ vào việc nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong khi người dân ở Việt Nam vẫn phải "è cổ" đóng thuế cho Pháp để Pháp mang tiền về nước phục vụ chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.
Lý giải cho việc người Việt không phản kháng lại Pháp trong thời kỳ khó khăn này, nhiều nhà sử học cho rằng vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ở Việt Nam không có một phong trào đấu tranh nào đủ mạnh mẽ và nổi bật, bản thân các phong trào yêu nước hiện có cũng đã bị Pháp kìm kẹp chặt. Chính vì việc thiếu đi một đường lối đúng đắn và một người lãnh đạo sáng suốt đã khiến dân tộc Việt Nam không thể phản kháng lại sự áp đặt của Pháp trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: TL.
Lý giải cho việc người Việt không phản kháng lại Pháp trong thời kỳ khó khăn này, nhiều nhà sử học cho rằng vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ở Việt Nam không có một phong trào đấu tranh nào đủ mạnh mẽ và nổi bật, bản thân các phong trào yêu nước hiện có cũng đã bị Pháp kìm kẹp chặt. Chính vì việc thiếu đi một đường lối đúng đắn và một người lãnh đạo sáng suốt đã khiến dân tộc Việt Nam không thể phản kháng lại sự áp đặt của Pháp trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Không quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

GALLERY MỚI NHẤT