Vì sao nhà đầu tư phải cẩn trọng với kiểu huy động vốn của Passion Invest, Finhay?

(Vietnamdaily) - UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Ngày 5/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ về chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được cấp phép.

Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch như Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF,… sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo UBCKNN, động thái này có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Do đó, UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Vi sao nha dau tu phai can trong voi kieu huy dong von cua Passion Invest, Finhay?
 Giao diện website của Finhay

Được biết, Passion Invest được thành lập từ tháng 10/2015, cung cấp sản phẩm hợp tác kinh doanh với mức vốn tối thiểu từ 300 triệu đồng dành cho phần lớn các khách hàng cá nhân. Đồng thời, các khách hàng cá nhân có số vốn lớn và các khách hàng tổ chức có thể hợp tác với Passion Investment thông qua sản phẩm quản lý tài khoản riêng từ 50 tỷ đồng.

Passion Investment quảng cáo tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm cho giai đoạn 6 năm từ năm 2016 đến hết năm 2021 của sản phẩm hợp tác kinh doanh đạt mức tỷ suất bình quân 52,92%/năm, riêng năm 2021 là 101%.

Còn Finhay là một ứng dụng tài chính cá nhân, tài sản của người dùng sẽ được chuyển tới CTCP Quản lý Quỹ Thiên Việt thông qua Finhay theo hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Để mở rộng hoạt động, Finhay đã mua lại Công ty Chứng khoán Vina.

Trên website Finhay giới thiệu là chỉ sau 2 năm hoạt động đã được quỹ Insignia Ventures Partners rót gần 1 triệu USD và năm 2022 tiếp tục nhận đầu tư lên tới 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B được dẫn dắt bởi Openspace Ventures (OSV).

Làm đẹp bằng tinh chất nhau thai: “Thần dược” hay chiêu trò bịp bợm?

(Vietnamdaily) - Sự thật về các công dụng giúp làm đẹp của tinh chất nhau thai đến đâu hoàn toàn chưa được cơ quan chức năng, hay một công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam kiểm chứng. Tuy nhiên,  sản phẩm được cho là tinh chất hay tế bào gốc nhau thai người vẫn được bán công khai trên thị trường. Mặc dù, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã nghiêm cấm sử dụng loại mỹ phẩm chiết từ nhau thai, tế bào gốc con người. 

 

“Thần dược” nhau thai?

Nhiều trang mạng quảng cáo đủ lời có cánh, thổi phồng công dụng của “tinh chất, tế bào gốc nhau thai người” Melson Nhật Bản, giúp đẹp da, lợi sức khoẻ... mê hoặc chị em có nhu cầu làm đẹp. 

Tập đoàn Phúc Sơn làm ăn sao khi bị tỉnh Khánh Hòa thúc đòi gần 12.000 tỷ?

Dưới sự lèo lái của doanh nhân Nguyễn Văn Hậu, Tập đoàn Phúc Sơn có trong tay một danh mục dự án đồ sộ. Dù vậy, tình hình kinh doanh những năm gần đây của tập đoàn lại tụt dốc không phanh.

Thông tin UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn về việc thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 11.994 tỷ đồng tại dự án khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang cũ) đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Tap doan Phuc Son lam an sao khi bi tinh Khanh Hoa thuc doi gan 12.000 ty?
Dự án BT nút giao thông Ngọc Hội là 1 trong 3 dự án BT được tỉnh Khánh Hòa giao cho Tập đoàn Phúc Sơn làm nhà đầu tư. (Ảnh: Lao Động).
Tìm hiểu của PV, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn, được thành lập vào năm 2004 tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.