Vì sao nhiều dự án điện mặt trời ở Khánh Hòa bị 'soi'?

Theo kết luận của KTNN cuối 2022, nhiều dự án điện mặt trời (ĐMT) tại tỉnh Khánh Hoà “vướng” sai phạm pháp lý.    

Bộ Công an vào cuộc

Theo báo Tiền Phong đưa tin ngày 20/9, UBND tỉnh Khánh Hoà vừa có văn bản yêu cầu Sở Công thương tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, liên quan đến 9 dự án điện mặt trời có dấu hiệu sai phạm.

Theo đó, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ chứng cứ, tài liệu có liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời nối lưới tại tỉnh Khánh Hòa vào quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016-2020 (bao gồm cơ sở pháp lý, chỉ đạo của UBND tỉnh; nội dung tham mưu, đề xuất góp ý của các đơn vị trực thuộc và các đơn vị có liên quan; kết quả thực hiện từng nội dung cụ thể...).

Vi sao nhieu du an dien mat troi o Khanh Hoa bi 'soi'?

Nhiều dự án ĐMTMN tại Khánh Hoà được đấu nối sai quy định (Ảnh: Internet). 

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu để UBND tỉnh báo cáo cho cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Cụ thể bao gồm:

Sở Công thương Khánh Hoà đề nghị Văn phòng UBND tỉnh cung cấp hồ sơ về việc UBND tỉnh lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan khi đề xuất, phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp.

Sở này cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu về tình trạng quy hoạch, kết quả kế hoạch phê duyệt sử dụng đất hàng năm của UBND các cấp; hiện trạng và việc quản lý, sử dụng các khu đất trước khi sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án ĐMT. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính và cấp giấy chứng nhận quyền đối với từng phần, từng thửa đất, toàn bộ khu đất được sử dụng để đầu tư xây dựng dự án? Thẩm quyền, ý kiến của Chính phủ và các bộ ngành trong việc chuyển mục đích sử dụng đất?

 Vi sao nhieu du an dien mat troi o Khanh Hoa bi 'soi'?-Hinh-2
 Hàng trăm dự án ĐMTMN tại Khánh Hoà vướng phải vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai (Ảnh minh hoạ)

Sở Công Thương Khánh Hòa đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cung cấp hồ sơ về việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, chấp thuận/quyết định chủ trương đầu tư; lựa chọn, công nhận chủ đầu tư; việc thẩm định, phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn tỉnh do các cơ quan nào quản lý vận hành có hay không có chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng giữa phần góp vốn cá nhân trong cùng doanh nghiệp (bao gồm giữa các doanh nghiệp, bao gồm các thành viên góp vốn trong và ngoài nước).

Ngoài ra, Sở Công thương Khánh Hoà cũng đề nghị Sở Xây dựng tỉnh cung cấp hồ sơ về việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; việc cấp phép xây dựng, cho phép khởi công xây dựng và quản lý, giám sát việc xây dựng. Đề nghị Cục Thuế tỉnh cung cấp tài liệu về việc kê khai thực hiện các nghĩa vụ thuế của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng dự án; việc thẩm định, phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền trong việc miễn, giảm thuế, hoàn thuế cho chủ đầu tư?

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm

Trước đó, cuối năm 2022, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã có kết luận kiểm toán chuyên đề 640 về đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo tại địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

Kết luận 640 của KTNN nêu rõ, Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đã ký hợp đồng mua điện đối với hàng trăm dự án điện môi trường mái nhà (ĐMTMN) khi các thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất/đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác; chưa có chứng nhận PCCC, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền nhưng vẫn được nghiệm thu và đấu nối bán điện lên lưới.

Báo Pháp luật Việt Nam thông tin, theo KTNN, phần lớn các nhà đầu tư trong lĩnh vực ĐMTMN ở Khánh Hòa mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp tư nhân, chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư. Vì thế, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường. Nhà đầu tư chỉ tập trung quan tâm đến việc đấu nối chuyên ngành điện lực, hoàn thành lắp đặt thiết bị điện và xác nhận ngày vận hành để đưa vào phát điện.
Tại thời điểm nghiệm thu đấu nối, có 50 hệ thống ĐMTMN chưa có giấy phép xây dựng hoặc văn bản xác nhận kết cấu công trình và an toàn chịu lực; 50 hệ thống ĐMTMN chưa có văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và có 156 hệ thống ĐMTMN chưa chuyển mục đích, chưa đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác. Tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu có 20 hệ thống ĐMTMN chưa có giấy phép xây dựng/văn bản xác nhận kết cấu công trình và an toàn chịu lực; có 21 hệ thống ĐMTMN chưa có văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và có 58 hệ thống ĐMTMN chưa chuyển mục đích/đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác. 
Vi sao nhieu du an dien mat troi o Khanh Hoa bi 'soi'?-Hinh-3
 Dự án ĐMT Trung Sơn được hòa lưới điện khi chưa nghiệm thu dự án. Ảnh: Internet

Đồng thời KTNN cũng phát hiện việc giao đất, cho thuê đất của các dự án ĐMT gồm các nhà máy Long Sơn, Trung Sơn, Điện lực Miền Trung, Sông Giang và Ami Khánh Hòa không tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và cho thuê đất chồng lấn quy hoạch rừng sản xuất, vượt diện tích theo quy định.

Dù chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và cấp phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư 5 dự án trên đã cho thi công chui từ trước và UBND xã nơi có dự án không phát hiện, xử lý. Ngoài ra, việc giao đất, cho thuê đất đối với 3 dự án (Nhà máy ĐMT Long Sơn, Trung Sơn và Điện lực Miền Trung) không có trong danh mục dự án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

KTNN cũng chỉ ra, việc nhiều dự án ĐMTMN ở Khánh Hòa được xây dựng trên cùng một mảnh đất, địa điểm được chia nhỏ công suất dưới 1 MW để tránh làm thủ tục phê duyệt quy hoạch và miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực… Chẳng hạn, hai dự án trang trại điện mặt trời (công suất 993,6 và 999,8 KWp) của Công ty TNHH Năng lượng sạch và Công ty TNHH Năng lượng xanh Ninh Hòa cùng triển khai tại thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa.

Khánh Hoà "cầm đèn chạy trước ô tô"?

Theo thông tin từ Báo Lao động, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận trong 2 năm 2016 và 2017, tỉnh Khánh Hòa ký 3 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khi các Dự án chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh được Bộ Công Thương phê duyệt là không đúng quy định.

Cụ thể, tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định 04 chấp thuận Công ty CP Điện mặt trời Tuấn là nhà đầu tư Dự án Nhà Máy điện mặt trời hòa lưới công suất 10MW, vốn 401 tỉ đồng; ban hành Quyết định 1998 chấp thuận Công ty CP Khai thác Thủy điện Sông Giang thực hiện Dự án Nhà quang điện mặt trời 60MW, vốn 2.030 tỉ đồng.

Ngoài ra vào tháng 3/2017, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định 652 chấp thuận nhà đầu tư là Tổng công ty Điện lực Miền Trung thực hiện Dự án Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung (huyện Cam Lâm) công suất 50MW, tổng vốn đầu tư khoảng 1.904 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Quyết định số 1998 của tỉnh Khánh Hòa chấp thuận thực hiện Dự án Nhà quang điện mặt trời 60MW. Thời điểm ban hành quyết định này, dự án chưa được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch điện.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ vào tháng 4/2023 cũng phát hiện, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2025 (có xét đến năm 2035 được lập, Bộ Công Thương phê duyệt) dài hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh là không đúng quy định. Chưa hết, quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Khánh Hòa không được địa phương này lập, trình Bộ Công Thương phê duyệt theo quy định của Quyết định số 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Thanh tra Chính phủ còn phát hiện, tỉnh Khánh Hòa ban hành 3 quyết định chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời (Quyết định số 04 năm 2016; số 1998 năm 2016 và số 652 năm 2017) khi các dự án chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh được Bộ Công Thương phê duyệt là không đúng quy định.

Cặp biển tứ quý 9 Đắk Lắk và Đà Nẵng sẽ vào 2 xe sang đắt tiền?

Biển "tứ quý 9" VIP của tỉnh Đắk Lắk và Đà Nẵng được 2 người đấu giá cao nhất lần lượt là 1,37 tỷ đồng và 1,16 tỷ đồng.

Video: Đấu giá thành công 11 biển số xe ô tô với tổng số tiền trên 82 tỷ đồng (Nguồn ANTV).
Trong ngày đầu tiên diễn ra đấu giá biển số đẹp, có tất cả 11 biển số được mang ra đấu giá online đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó, có nhiều biển số được đấu giá với số tiền hàng chục tỷ đồng, cá biệt, biển 51K-888.88 được 1 dân chơi Thanh Hóa mạnh dạn đấu giá tận 32,3 tỷ đồng.

Đi hẹn hò, cô giáo "thả thính táo bạo" khiến bố một con bối rối

Đi hẹn hò, cô giáo "thả thính táo bạo" khiến bố một con bối rối

Tham gia hẹn hò, liệu cô giáo đơn thân có mở lòng đón nhận tình yêu mới?

Bạn muốn hẹn hò tập mới nhất tuần này cùng Quyền Linh – Ngọc Lan gặp gỡ cặp đôi từng qua một lần đò là Hương Thảo (39 tuổi, Bình Dương) – giáo viên mầm non và Đức Hùng (42 tuổi, Nghệ An) – công tác ngành dầu khí ở Vũng Tàu.