Vì sao nói Alesia là trận đánh vĩ đại nhất của Caesar?

Đối phó đội quân đông đảo của đối phương cố thủ trong thành trì kiên cố và nhận sự chi viện từ lực lượng bên ngoài, Julius Ceasar đã chủ động tấn công trước.

Hoàng đế La Mã, khéo léo áp dụng chiến lược buộc đối phương phải chủ động tấn công trước, từ đó khai thác sơ hở, chuyển hóa thành chiến thắng.
Vi sao noi Alesia la tran danh vi dai nhat cua Caesar?

Hoàng đế Julius Caesar có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đế chế La Mã.

Chiến dịch chinh phạt xứ Gaul (ngày nay là Pháp, Luxembourg, Bỉ và Thụy Sĩ) được đế chế La Mã phát động từ năm 58 Trước Công Nguyên (TCN) cho đến năm 50 TCN. Hoàng đế Julius Caesar khi đó là một vị tướng, trực tiếp chỉ huy chiến dịch.

Cuộc chiến đạt đến đỉnh điểm trong trận Alesia (nay thuộc vùng Burgundy, Pháp) vào năm 52 TCN với kết quả là một chiến thắng cho đội quân La Mã. Đây được coi là trận đánh nổi tiếng nhất trong cuộc đời Caesar và cũng là trận đánh thời cổ đại hiếm hoi được mô tả chi tiết nhờ cuốn sách “Cuộc chiến xứ Gaul” do Caesar viết và truyền lại đến ngày nay.

Cuối mùa hè năm 52 TCN, đội quân La Mã do Caesar chỉ huy gồm khoảng 11 quân đoàn và lực lượng hậu cần, với quân số lên tới 55.000 người, hành quân tới khu vực ngày nay là miền đông nước Pháp.

Xứ Gaul khi đó vừa trải qua một cuộc nổi dậy lớn. Các bộ tộc bất hòa đã đoàn kết dưới quyền vua Vercingetorix với mục đích đánh bại quân đội La Mã. Sau nhiều tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 52 TCN, vua Vercingetorix quyết định biến thành Alesia trở thành một pháo đài chặn bước tiến của quân La Mã.

Caesar năm đó 48 tuổi, hiểu rõ thách thức trong chiến dịch chinh phạt xứ Gaul. Ông cần một chiến thắng lớn để khuếch trương thanh thế trước khi trở về Rome đối phó với đối thủ chính trị lớn nhất là Pompey.

Thành Alesia nằm trên ngọn đồi cao 150 mét ở giữa hai con sông, là nơi dễ thủ, khó công. Quân phòng thủ của vua Vercingetorix ở thành Alesia có khoảng 80.000 người.

Bên phía Caesar có 55.000 quân, gồm 40.000 bộ binh La Mã, 10.000 quân hỗ trợ và 5.000 kỵ binh đến từ Đức.

Để bảo toàn lực lượng, Caesar cho xây dựng một hệ thống phòng thủ và dựng trại xung quanh để bao vây, chờ tới khi vua Vercingetorix hết lương thực phải đầu hàng.

Vi sao noi Alesia la tran danh vi dai nhat cua Caesar?-Hinh-2

Kỵ binh đến từ Đức góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại nhất của Caesar.

Nhận thấy quân La Mã không tấn công, vua Vercingetorix gửi tin cho các bộ lạc xung quanh, huy động tất cả quân số còn lại trong vương quốc để cứu viện. Đội quân cứu viện xứ Gaul gồm khoảng 100.000 người, hạ trại trên một ngọn đồi cách thành Alesia khoảng 5km.

Caesar đáp trả bằng cách gia cố hệ thống phòng ngự, xây hai phòng tuyến. Phòng tuyến bên trong dài 17km còn phòng tuyến bên ngoài dài 22km.

Một số khu vực có những khoảng trống mà Caesar nghĩ rằng địa hình đồi núi sẽ đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công của đối phương. Ông thiết lập 7 trại lính giữa hai phòng tuyến để đóng vai trò là cứ điểm, cũng như 23 tiền đồn cố định nhằm củng cố các tuyến phòng thủ. Việc xây dựng hai phòng tuyến mất một tháng. Với chiến lược này, Caesar chuyển từ thế phải tấn công với rủi ro lớn sang thế phòng ngự.

Vi sao noi Alesia la tran danh vi dai nhat cua Caesar?-Hinh-3

Vua Vercingetorix là người thống nhất các bộ tộc xứ Gaul.

Các tuyến bên trong và bên ngoài bao gồm một thành lũy cao 4 mét được làm từ đất đào và hàng rào được gia cố bằng gỗ đốn từ cây ở vùng xung quanh. Phòng tuyến kiên cố được ngăn cách bằng một con hào và mương nước.

Quân La Mã còn xây dựng chướng ngại vật trước phòng tuyến để cản trở cuộc tấn công của đối phương. Những chiếc cọc lớn vót nhọn xếp thành hàng kết hợp với những hố tròn ngụy trang được sắp xếp theo hình bàn cờ. Nằm cách xa nhất là những khúc gỗ ngắn được đóng đinh bằng thép gai.

Trong khi quân La Mã đang bận rộn với việc xây dựng phòng tuyến, vua Vercingetorix quyết định dồn toàn bộ lương thực cho các chiến binh. Ông ra lệnh cho phụ nữ, trẻ em và người già rời khỏi thành. Nhưng dân thường bị chặn lại ở phòng tuyến của quân La Mã và mắc kẹt ở giữa khu vực chiến sự.

Vua Vercingetorix sau đó huy động kỵ binh tấn công nhằm phá phòng vây. Caesar lệnh cho đội kỵ binh tinh nhuệ đến từ Đức nghênh chiến, đẩy lùi kỵ binh đối phương.

Ở phòng tuyến bên ngoài, quân tiếp viện xứ Gaul cũng tấn công. Cuộc tiến công diễn ra vào nửa đêm ở phía tây của khu vực La Mã xây phòng tuyến.

Trong cuộc giao tranh đầy khốc liệt này, một chỉ huy La Mã là Marc Antony đã nổi lên là một trong những cá nhân xuất sắc nhất.

Vi sao noi Alesia la tran danh vi dai nhat cua Caesar?-Hinh-4

Cesar đề ra sách lược xây hai phòng tuyến vây thành đối phương, chuyến từ thế phải tấn công sang phòng ngự phản công.

Sự khan hiếm lương thực và tình cảnh dân thường bị mắc kẹt ở vùng chiến sự khiến tình hình càng trở nên cấp bách hơn. Quân tiếp viện xứ Gaul phải đột phá để giải vây càng sớm càng tốt.

Người Gaul bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn hơn. Họ thăm dò một cách cẩn thận phòng tuyến, nhận ra khu vực quân La Mã phòng bị yếu nhất là ở phía tây bắc vì nơi này có địa thế hiểm trở.

Một thủ lĩnh quân tiếp viện là Vercassivellaunus, dẫn dầu 30.000 quân được tuyển chọn kỹ lưỡng, hành quân vào ban đêm vượt sườn dốc trên một ngọn đồi.

Lực lượng tiếp viện sẽ vờ tấn công trực diện để nghi binh, trong khi 30.000 quân của Vercassivellaunus tiến công từ phía bên sườn nhằm chọc thủng lỗ hổng trong tuyến phòng thủ của quân La Mã.

Cuộc tấn công dữ dội đúng theo kế hoạch khiến quân La Mã bất ngờ. Một trại lính La Mã ở khu vực này rơi vào tình thế nguy cấp.

Caesar bình tĩnh quan sát cuộc tấn công của người Gaul. Từ vị trí thuận lợi, ông có thể hỗ trợ các cứ điểm bị đe dọa trong phòng tuyến bằng cách chuyển quân từ điểm này sang điểm khác.

Người Gaul với quân số áp đảo tiến công không ngừng khi đột phá phòng tuyến La Mã. Các nhóm xung kích bị thương vong nhanh chóng được thay thế những những nhóm khác.

Ở thành Alesia, vua Vercingetorix cũng ra lệnh cho quân đội bằng mọi giá phải công phá phòng tuyến phía trong để có thể hội quân với quân tiếp viện bên ngoài.

Caesar ra lệnh cho chỉ huy Decimus Brutus củng cố tuyến phòng thủ bên trong và một chỉ huy khác là Caius Fabius cũng đem quân tới hỗ trợ ở các điểm bị đe dọa. Quân La Mã biết bị đối phương phá vỡ tuyến phòng thủ đồng nghĩa với cái chết nên chiến đấu kiên cường.

Trong giao tranh, Caesar ra lệnh cho các chỉ huy được tự ý hành động thay vì lãng phí thời gian để chờ nhận được sự chấp thuận của ông.

Vi sao noi Alesia la tran danh vi dai nhat cua Caesar?-Hinh-5

Minh họa cảnh vua xứ Gaul Vercingetorix cưỡi ngựa tới đầu hàng Caesar.

Caesar cũng đích thân dẫn đầu lực lượng chi viện cho phòng tuyến bên ngoài. Ngay trước khi tham chiến, Caesar ra lệnh cho một nửa đội kỵ binh tăng viện cho quân phòng thủ, nửa còn lại tấn công quân xứ Gaul của Vercassivellaunus từ cánh trái và phía sau.

Quân của Vercassivellaunus vốn đã mệt mỏi vì giao tranh suốt từ sáng đến chiều, lại bị kỵ binh của Caesar truy kích, liền lũ lượt bỏ chạy.

Caesar mặc chiếc áo choàng màu tím ra chiến trường giúp các binh sĩ La Mã có thể dễ dàng nhìn thấy chủ soái. Có được cú hích về tinh thần, họ sẵn sàng rút kiếm lao về phía đối phương để đánh xáp lá cà.

Sau một ngày giao tranh, quân tiếp viện xứ Gaul dù đông đảo hơn nhưng bị đánh tan tác. Những người còn sống sót rút về các bộ lạc.

Trong khi đó, quân của vua Vercingetorix cũng thất bại khi không thể vượt qua phòng tuyến bên trong của quân La Mã và phải rút về thành Alesia.

Lúc này, vua Vercingetorix cử người gặp Caesar để cầu hòa. Nhưng Caesar cảm thấy không có điều khoản nào đáng để đàm phán ngoài việc Vercingetorix đầu hàng vô điều kiện.

"Vercingetorix, vua xứ Gaul, mặc bộ áo giáp đẹp nhất, cưỡi ngựa rời thành Alesia. Caesar khi đó ngồi ở trại chỉ huy. Vercingetorix cưỡi ngựa quanh Caesar một vòng, sau đó xuống ngựa, cởi bỏ áo giáp và quỳ dưới chân cho đến khi Caesar ra lệnh áp giải", sử gia La Mã Plutarch viết trong cuốn sách Life of Caesar (Cuộc đời Caesar).

Số lượng tù binh Gaul lớn đến mức mỗi binh sĩ La Mã được cấp một người để bán làm nô lệ. Sau chiến thắng lịch sử của Caesar, Viện nguyên lão La Mã tổ chức 20 ngày ăn mừng.

Sau trận Alesia, đội quân La Mã của Caesar dễ dàng thôn tính những vùng lãnh thổ cuối cùng của xứ Gaul. Ước tính 1 triệu người Gaul đã thiệt mạng và 1 triệu người khác bị bán làm nô lệ trong 8 năm chiến tranh với La Mã.

Đối với Caesar, những gì xảy ra sau đó được ghi chép rộng rãi. Ông phát động cuộc nội chiến chống lại đối thủ chính trị là Pompey, sau này chiến thắng và trở thành người thống trị nền Cộng hòa La Mã.

Năm 46 TCN, sau một thời gian dài bị giam giữ ở Rome, vua xứ Gaul Vercingetorix cuối cùng cũng bị Caesar ra lệnh xử tử.

 

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng, sửa chữa trong suốt 2.300 năm

Thay vì được được xây trong một lần, Vạn Lý Trường Thành lại được 9 triều đại ở Trung Quốc xây dựng, sửa chữa và cải tạo trong suốt 2.300 năm.

Một nhóm các chuyên gia khảo cổ, đứng đầu là Tiến sĩ Robert Patalano tại khoa Khảo cổ, Viện Địa nhân chủng học Max Planck, đã tiến hành phân tích thực vật từng được sử dụng để xây dựng nhiều đoạn tường và tháp canh của Vạn Lý Trường Thành tại tây bắc Trung Quốc.

Theo nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 12/2022 trên tạp chí Nature, việc phân tích vật liệu xây dựng hữu cơ nhằm cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và khí hậu cổ đại ở địa phương tại thời điểm xây dựng công trình. Ngoài ra, phương pháp của nhóm các chuyên gia khảo cổ còn giúp đặt nền tảng mới cho các ứng dụng sâu hơn của công nghệ phân tử, hoá sinh học, đặc biệt là đồng vị tiên tiến có liên quan tới các yếu tố như môi trường, thời tiết và khí hậu.

5 vị bá chủ thời Xuân Thu có kết cục ra sao?

Theo “Sử ký” ghi chép, “Xuân Thu Ngũ Bá” là chỉ 5 vị bá chủ thời Xuân Thu, bao gồm: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương, Tống Tương Công.

Điển tích xưa kể rằng, thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Hầu Cơ Xương khi đi săn, gặp Khương Thái Công (hay còn gọi là Lã Vọng) đang ngồi câu cá ở phía bắc sông Vị. Sau cuộc gặp gỡ, Tây Bá Hầu rất hài lòng và ngưỡng mộ tài năng của Khương Thái Công. Tây Bá Hầu cảm thấy rằng Khương Thái Công không hề tầm thường, ông như thể là một vị Thánh nhân, vậy nên quyết định đích thân đến nhà mời Khương Thái Công làm quân sư trợ giúp mình. Nhưng Khương Thái Công lại muốn Cơ Xương tự mình kéo xe mới bằng lòng chấp nhận.

Tây Bá Hầu Cơ Xương luôn trọng người hiền tài đức độ, không nói gì thêm liền mời Khương Thái Công lên xe. Hậu nhân sau này thường có câu thơ rằng:

Tin mới