Vì sao ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội?

Bộ Chính trị đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Ngày 19/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, quy chế làm việc; không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài chính và một số tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách, thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái" Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái" AIC.

Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh và trật tự, an toàn xã hội; gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước.

Vi sao ong Dinh Tien Dung thoi giu chuc Bi thu Thanh uy Ha Noi?

Ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Thắng.

Ông Đinh Tiến Dũng là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng.

Trên cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021, ông Dũng đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành công tác của ngành Tài chính đạt kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, ông Dũng chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Tài chính; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để Ban cán sự đảng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Dũng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng Ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, kê khai tài sản, thu nhập, hôn nhân và gia đình; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị công tác.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên, theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV TP. Hà Nội và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ các chức vụ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, Ban Bí thư quyết định cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016- 2021, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Văn Yên.

Vì sao Tổng giám đốc dầu khí Thái Bình Dương bị bắt?

(Vietnamdaily) - Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương Nguyễn Thanh Tùng bị khởi tố, bắt tạm giam vì đã duyệt ký tạm ứng cho chính mình 60 tỉ đồng sử dụng sai mục đích.

Ngày 18/6, Công an TP HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Thanh Tùng (TGĐ Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương) để điều tra về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Vi sao Tong giam doc dau khi Thai Binh Duong bi bat?
 Ông Nguyễn Thanh Tùng.

Trước đó, ngày 9/10/2019, Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương bán cổ phần cho Công ty Air Water Inc (viết tắt là AWI, đại diện ủy quyền là ông Murakami Masataka), cổ đông gồm Công ty AWI (chiếm 51%), ông Nguyễn Thanh Tùng (chiếm 48,94%), bà Nguyễn Thị Trinh (chiếm 0,06%), do ông Nguyễn Thanh Tùng là đại diện theo pháp luật.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời

Trước khi qua đời, ông Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, đang thi hành án tù chung thân.

Cuối ngày 18-6, một nguồn tin cho biết ông Trần Phương Bình (SN 1958), cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (DAB), vừa qua đời cùng ngày.

Ông Trần Phương Bình là một trong những người đã gắn bó với Ngân hàng Đông Á từ những ngày đầu thành lập. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế và tham gia giảng dạy ở một số trường đại học.