Vì sao Panther là xe tăng thành công nhất của PX Đức?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự cho rằng, không phải Panzer hay Tiger mà xe tăng hạng trung Panther mới là mẫu tăng thành công nhất của phát xít Đức trong CTTG 2.

Vì sao Panther là xe tăng thành công nhất của PX Đức?
Mùa hè năm 1941, phát xít Đức bất ngờ phát động chiến tranh xâm lược Liên Xô, và đã giành được nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ các xe tăng hiện đại của Hồng quân, như T-34 và KV-1 đã gây bất ngờ lớn cho phía Đức. 
So với xe tăng hạng trung T-34-76 của đối phương, các xe tăng Panzer III và Panzer IV của Đức yếu thế hơn rất nhiều về hỏa lực, tính cơ động cũng như khả năng bảo vệ. Trước bối cảnh đó, phía Đức gấp rút đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo một loại xe tăng mới. 
Các hãng Daimler-Benz và MAN cùng tham gia thi tuyển thiết kế. Tháng 5/1942, thiết kế cải tiến của MAN (có học tập một số điểm từ Daimler-Benz) đã được Hitler lựa chọn, đồng thời ông trùm phát xít cũng yêu cầu gia cố thêm giáp và tăng cường pháo chính của xe. Đó chính là mẫu thiết kế ban đầu của xe tăng hạng trung Panther.
Đến đầu năm 1943, việc sản xuất hàng loạt loại xe tăng mới bắt đầu, với sự tham gia của nhiều hãng, mà chủ yếu là MAN (Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg), MNH (Maschinenfabrik Niedersachsen-Hannover), Daimler-Benz, mỗi hãng chiếm chừng 1/3 số xe tăng xuất xưởng. Panther được sản xuất chủ yếu với ba phiên bản Ausf.D, Ausf.A và Ausf.G, cùng các biến thể xe tăng chỉ huy, xe công binh …
Vi sao Panther la xe tang thanh cong nhat cua PX Duc?
 Xe tăng hạng trung Panther.
Ban đầu, thiết kế này được đặt tên là Panzer V, nhưng đến đầu năm 1944, Hitler đã đổi tên chiếc xe thành Panther (Con báo). Cái tên này cũng rất phù hợp với khả năng cơ động cao và sức tiến công mạnh của loại xe này. 
Xe tăng Panther dài 8,86m kể cả nòng pháo, rộng 3,43m và cao 3,10m, nặng 45,5 tấn, kíp chiến đấu gồm 5 người. Về khả năng bảo vệ, giáp tháp pháo của Panther dày đến hơn 100mm, giáp thân trước dày đến 80mm, nghiêng 35 độ ở phần trên - nơi thường bị trúng đạn, cho khả năng chống chịu rất tốt trước các vũ khí chống tăng. Phần dưới của giáp trước cũng dày đến 60mm, nghiêng 35 độ. Ở các vị trí khác, độ dày của giáp cũng lên tới 40-45mm. 
Nhìn chung, nếu kíp lái vận dụng tốt khả năng của xe, phơi bày giáp trước, tránh việc bị hở sườn thì đối phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiêu diệt Panther.
Về động lực, xe sử dụng động cơ xăng 12 xi-lanh Maybach HL 230 P30 công suất 690 mã lực, tốc độ vòng quay 3.000 vòng/phút. Đây là loại động cơ cũng được trang bị cho các loại xe tăng hạng nặng như Tiger II, nên rất dễ hiểu là với khối lượng nhỏ hơn nhiều, Panther sẽ có sức cơ động cao hơn.
 Xe có thể đạt tốc độ tối đa 46km/h, cự li hoạt động 250km. Về hỏa lực, xe được trang bị pháo chính Kwk 42 L/70 cỡ 75mm, cơ số đạn 79 viên (sau tăng lên 82 viên ở phiên bản Ausf.G), gồm các đạn xuyên chống tăng PzGr 39/42, PzGr 40/42, đạn nổ mạnh Sprgr 42 … 
Đáng lưu ý trong số các loại đạn của Panther là PzGr 39/42 sử dụng lõi wolfram, nặng 6,8kg, có sơ tốc 935m/s, xuyên 111mm giáp ở cự li 1.000m, đủ để bắn hạ nhiều loại xe tăng của Hồng quân và quân Đồng minh. Đạn xuyên giáp PzGr 40/42 mạnh hơn nhưng ít được sản xuất hơn, nặng 4,75kg, sơ tốc đầu đạn 1.120m/s, xuyên 149mm giáp ở cự li 1.000m. Ngoài ra, Panther cũng được trang bị hai súng máy MG34 (một đồng trục pháo chính, một trên nóc xe).
Vi sao Panther la xe tang thanh cong nhat cua PX Duc?-Hinh-2
 
Trên chiến trường, xe tăng hạng trung Panther được biên chế với mỗi tiểu đoàn gồm 96 xe tăng. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm trung đội thông tin (3 xe tăng Panther biến thể xe chỉ huy Befehlswagen), trung đội trinh sát cơ giới (5 xe tăng Panther) và trung đội kĩ thuật (2 xe sửa chữa Bergepanther dựa trên khung gầm Panther). 
Trong biên chế tiểu đoàn gồm bốn đại đội chiến đấu, mỗi đại đội 22 xe tăng Panther (ban chỉ huy đại đội 2 xe, 4 trung đội mỗi trung đội 5 xe). Ngoài ra, tháp pháo 75mm của Panther cũng được sử dụng để chế tạo các lô cốt cố định phòng thủ bờ biển. Các lô cốt kiểu này được gia cố thêm phần nóc, và được gọi là Pantherturm I - Stahluntersatz (phần dưới lô cốt là thép đặc), hay Pantherturm II – Betonsockel (phần dưới lô cốt là bê tông). Tổng cộng đã có 268 lô cốt như vậy được xây dựng, bố trí ở cả mặt trận phía Tây và phía Đông.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, đã có hơn 6.000 chiếc Panther được chế tạo, bất chấp việc không quân Đồng Minh thường xuyên đánh phá các nhà máy. Dưới góc độ kinh tế, giá thành chế tạo một chiếc Panther là 117.100 mark, không đắt hơn nhiều so với Panzer IV (103.462 mark, bằng 88%), nhưng hiệu quả đáng kể. So với các xe tăng hạng nặng như Tiger I (250.800 mark), giá thành chế tạo Panther chỉ bằng 47%. 
Trên chiến trường, Panther tỏ ra ổn định và hiệu quả hơn nhiều các mẫu xe tăng hạng nặng. giành nhiều thắng lợi lớn. Mikhail Nikolaevich Svirin, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Nga đã đánh giá Panther “có thể được xem là loại tăng mạnh-thành công nhất của Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai”. 
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Panther dù rất rẻ, nhưng không thể rẻ bằng các xe tăng T-34-85 có pháo lớn hơn và được sản xuất với qui mô lớn hàng chục ngàn chiếc. Đồng thời, bên phía Hồng quân và quân Đồng minh cũng đều tung ra những mẫu xe tăng hạng nặng mạnh mẽ - khắc tinh của Panther. Những chiếc “con báo” cũng không thể cứu vãn được số phận của chế độ phát xít Đức.

Nhận mặt 5 xe tăng thay đổi lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Từ khi xuất hiện trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 1 cho đến nay, xe tăng luôn là thứ vũ khí có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Nhận mặt 5 xe tăng thay đổi lịch sử thế giới
Xe tăng Mark IV: đây là một trong những mẫu xe tăng được sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nếu dựa trên tiêu chuẩn chế tạo xe tăng ngày nay Mark IV thật sự là một thất bại, khi chỉ được trang bị hệ thống vũ khí nghèo nàn kém hiệu quả với tốc độ di chuyển chỉ hơn 6km/h. Nhưng vào những năm 1917 nó là nỗi khiếp sợ trên chiến trường.
Xe tăng Mark IV: đây là một trong những mẫu xe tăng được sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nếu dựa trên tiêu chuẩn chế tạo xe tăng ngày nay Mark IV thật sự là một thất bại, khi chỉ được trang bị hệ thống vũ khí nghèo nàn kém hiệu quả với  tốc độ di chuyển chỉ hơn 6km/h. Nhưng vào những năm 1917 nó là nỗi khiếp sợ trên chiến trường. 

Vì sao tăng Tiger I Đức không giúp xoay chuyển thế cờ?

(Kiến Thức) - Ra đời với tham vọng đối chọi lại Hồng quân Liên Xô, nhưng rốt cuộc xe tăng hạng nặng Tiger I không giúp xoay chuyển được thế cờ, vì sao?

Vì sao tăng Tiger I Đức không giúp xoay chuyển thế cờ?
Con hổ thép gần 60 tấn
Tiger I là một mẫu xe tăng hạng nặng đầy uy lực của Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đi vào trang bị từ năm 1942, Tiger I là một nỗ lực của Đức để chống lại Hồng quân Liên Xô trước các thất bại lớn trên chiến trường. 

Soi tiêm kích lợi hại nhất của nước Anh trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Tiêm kích đánh chặn Spitfire được xem là chiến đấu cơ chủ lực đáng sợ nhất của Anh trong CTTG 2, đã quét khỏi bầu trời không ít máy bay Đức.

Soi tiêm kích lợi hại nhất của nước Anh trong CTTG 2
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2
Tiêm kích đánh chặn Spitfire là chiếc máy bay chiến đấu một chỗ ngồi được xem là thành công nhất của Không quân Anh trong CTTG 2. Nó được thiết kế chế tạo từ trước chiến tranh và cũng là chiếc máy bay duy nhất được chế tạo liên tục trong giai đoạn chiến tranh. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-2
Chuyến bay đầu tiên của Spitfire tiến hành vào ngày 5/3/1936. Nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh năm 1938 và tung hoành cho đến năm 1955. Trong thời gian này, có 20.351 máy bay Spitfire được chế tạo. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-3
 Theo military-history.org, ở thời điểm máy bay mới được trang bị, nhiều phi công lái Spitfire chưa quen với tính năng có thể thu càng của máy bay nên đã dẫn đến một số vụ tai nạn do họ quên thả càng trước khi hạ cánh.
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-4
Các máy bay Spitfire được thiết kế trong vai trò là một máy bay đánh chặn tầm ngắn hiệu suất cao. Để thích ứng với nhiệm vụ, các nhà phát triển sử dụng cánh hình elip giúp nó cơ động trên mặt phẳng ngang dễ dàng và tốc độ cao hơn so với một số máy bay chiến đấu thời đó. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-5
Trong chiến dịch không chiến lớn với quân Đức (thường được biết đến với cái tên The battle of Britain từ tháng 6 đến tháng 10/1940), các máy bay Spitfire đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi tiêu diệt được nhiều máy bay địch mà số thiệt hại thấp. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-6
 Sau chiến dịch này, Spitfire đã thay thế các máy bay Hurricane để trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh. Nó cũng được đưa sang thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát hình ảnh, máy bay chiến đấu – ném bom, máy bay huấn luyện chứ không chỉ đơn thuần là tiêm kích.
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-7
Theo trang web battleofbritain, máy bay tiêm kích Spitfire là kỳ phùng địch thủ của thiết kế Messerschmitt Me 109 của Đức. Sau trận không chiến lớn năm 1940, Anh đã gửi một phi đội Spitfire đến Na Uy và 10 chiếc đến Pháp để hỗ trợ. Trong ảnh là một chiếc Me109 và phía sau là chiếc Spitfire. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-8
Về hỏa lực, trang bị ban đầu của Spitfire gồm bốn khẩu súng máy Browning nhưng sau đó vào tháng 11/1938 nó được trang bị bốn khẩu pháo Oerlikon 20mm. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-9
 Theo Wikipedia, có đến 24 biến thể khác nhau của chiếc Spitfire. Trong đó kiểu MK V là thông dụng nhất với hơn 6.000 chiếc xuất xưởng. Tiếp theo đó là chiếc MK IX với hơn 5.000 chiếc được chế tạo.
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-10
Các biến thể với cánh khác nhau cũng được trang bị vũ khí khác nhau. Chẳng hạn kiểu cánh A trang bị 8 súng máy cỡ nòng 0,303 inch, kiểu cánh B chỉ có 4 súng máy loại 0,303 inch nhưng có thêm 2 khẩu pháo Hispano Suiza HS404 với cỡ nòng 20mm. 
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-11
 Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, động cơ của Spitfire không được phun nhiên liệu trực tiếp nên nó không thể chúc đầu máy bay để bổ nhào lâu. Điều đó dẫn đến một sơ hở cho quân Đức khai thác. Các máy bay tiêm kích Đức chỉ cần bổ nhào hết ga là thoát được Spitfire.
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-12
 Sau đó phi công Anh học chiến thuật “lộn nửa vòng” máy bay trước khi bổ nhào. Đồng thời nhà chế tạo cũng khắc phục bằng một màng chắn kim loại có lỗ thủng gắn ngang buồng nổi của bộ chế hòa khí. Điều này đã cải thiện được phần nào sự thiếu hụt nhiên liệu khi bổ nhào.
Soi tiem kich loi hai nhat cua nuoc Anh trong CTTG 2-Hinh-13
Từ năm 1944, những phiên bản mới nhất của Spitfire cũng được dùng để đối phó với các cuộc tấn công bằng bom bay V-1 của Đức. Sau CTTG 2, máy bay Spitfire được giữ lại phục vụ trong không quân nhiều nước. Nó chỉ trở nên lỗi thời vào thập niên 1960 khi các máy bay phản lực trở nên phổ biến. 

Tin mới