Xem toàn bộ ảnh
Như một truyền thống từ thời Chiến tranh Lạnh, các máy bay chiến đấu được đóng vai "quân xanh" của Mỹ thường sẽ được sơn màu ngụy trang giống với các chiến đấu cơ của Liên Xô trước đây và cả Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Sina. |
Thay vì màu sơn tối như các máy bay Mỹ, các máy bay chiến đấu của Nga thường có màu sơn xanh hoàn toàn hoặc loang lổ kết hợp giữa xanh, trắng và ghi. Nguồn ảnh: Sina. |
Màu sơn này không cho phép các máy bay chiến đấu của Nga có thể tránh khỏi việc bị phát hiện bằng mắt trong nền trời xanh, tuy nhiên phía Nga khẳng định màu sơn này sẽ giúp các máy bay của họ lẩn trốn tốt hơn trên bầu trời nhiều mây. Nguồn ảnh: Sina. |
Phía Mỹ cũng bắt chước kiểu sơn ngụy trang này lên một vài chiếc F-16 của mình để đóng vai "quân xanh" trong những buổi tập trận không chiến như trong hình. Nguồn ảnh: Sina. |
Cụ thể, các máy bay "quân xanh" sẽ được đóng vai "đối phương thù địch" và nhiệm vụ của các máy bay Mỹ đóng vai "quân đỏ" là tìm diệt các máy bay quân xanh này. Bên cạnh đó các phi công chiến đấu Mỹ còn phải học cách bay như các đồng nghiệp người Nga của mình. Nguồn ảnh: Sina. |
Dĩ nhiên những chiếc F-16, F-15 hay cả F-18 của Mỹ không phải là các chiến đấu cơ của Nga nhưng các phi công Mỹ vẫn phải điều khiển chúng như cách mà phi công Nga điều khiển những chiếc MiG hay Sukhoi của họ. Nguồn ảnh: Sina. |
Chính vì vậy hầu các phi công điều khiển "quân xanh" của Không quân Mỹ trong các tình huống tác chiến giả định trên không đều là những phi công chiến đấu bậc thầy của nước này. Nguồn ảnh: Sina. |
Và trong huấn luyện tác chiến kiểu này các phi công Mỹ thực hiện chúng khá nghiêm túc bởi họ biết đây chính là cơ hội giúp họ nâng cao khả năng của mình. Thậm chí Không quân Mỹ còn xây dựng cả một hệ thống tính điểm riêng cho các buổi huấn luyện không chiến giữa "quân xanh" và "quân đỏ". Nguồn ảnh: Sina. |
Các chương trình huấn luyện trên của Không quân Mỹ về cơ bản sẽ giúp các phi công có khả năng hỗn chiến trên không tốt hơn nhưng ở một mặt nào đó chúng được coi là không sát thực tế. Nguồn ảnh: Sina. |
Ví dụ, nếu với cách huấn luyện kiểu hỗn chiến và cộng điểm hiện tại, một phi cơ F-16 cổ lỗ xĩ của Không quân Mỹ hoàn toàn có thể "bắn hạ" được phi cơ F-35 tối tân nhất (và sự thật là F-35 đã từng bị "bắn hạ" bằng F-16 theo kiểu này). Nguồn ảnh: Aviation. |
Chưa kể tới việc, những kiểu hỗn chiến trên không dễ tạo ra cho phi công thói quen áp sát vào mục tiêu đối phương trước khi khai hỏa, điều cấm kỵ hiện nay với các phi công chiến đấu khi họ đều được dạy phải tận dụng tối đa khả năng triệt hạ mục tiêu từ khoảng cách tối đa mà tên lửa của mình có thể "với tới" được. Nguồn ảnh: BI. |
Mặc dù vậy, hiện tại Không quân Mỹ vẫn chưa có bất cứ một công nghệ nào để thay thế cho việc huấn luyện thực chiến theo kiểu "chấm điểm" này. Các duy nhất để các phi công "triệt hạ" lẫn nhau một cách thực sự đó là sử dụng hệ thống bay mô phỏng. Nguồn ảnh: BI. |
Trung bình, một phi công chiến đấu Mỹ sẽ bay khoảng 400 tới 500 giờ một năm. Tuy nhiên đó chỉ là thời gian trung bình của các phi công chiến đấu. Với các phi công lái vận tải cơ, thời gian bay của họ có thể dài gấp đôi do các loại máy bay vận tải có thời gian hoạt động trên không lâu hơn nhiều so với chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: DM. |
Tính trung bình, một giờ bay của các phi công chiến đấu Mỹ sẽ tốn từ khoảng 12.000 USD tới 55.000 USD dựa trên loại máy bay họ đang điều khiển. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm, phi công Mỹ sẽ tiêu tốn trung bình khoảng 12 triệu USD chỉ để "bay lượn" trên trời. Nguồn ảnh: Wiki. |