Vì sao phiến quân ở Iraq rất thích súng bắn tỉa Tabuk?

Độ chính xác cao, phù hợp với môi trường tác chiến đô thị là những yếu tố khiến súng bắn tỉa Tabuk rất được các lực lượng phiến quân ở Iraq thích dùng.

Vì sao phiến quân ở Iraq rất thích súng bắn tỉa Tabuk?
Từ Zastava M76 đến Tabuk
Vào giữa những năm 1970, công ty vũ khí Zastava Arms đã giới thiệu súng trường bán tự động M76. Sau đó, mẫu súng này đã nhanh chóng trở thành súng trường thiện xạ chính thức của quân đội Serbia cũng như tiền thân là quân đội Nam Tư.
Súng được thiết kế để đảm nhiệm vai trò tương tự Dragunov SVD, cung cấp cho các tay thiện xạ khả năng tiêu diệt các mục tiêu xa. Không chỉ Serbia, Zastava M76 cũng phục vụ trong quân đội các nước như Croatia, Bosnia và Triều Tiên.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?
 Súng bắn tỉa Zastava M76.
M76 có thiết kế dựa trên súng bắn tỉa SVD của Liên Xô, tuy nhiên bề ngoài thì M76 giống với AK-47 hơn. Một điểm đặc biệt khác, súng sử dụng loại đạn 7,92 x 57 mm Mauser. Trên lý thuyết, loại đạn này lớn và dài hơn so với đạn 7,62 x 54 mmR của SVD nên súng sẽ có tầm bắn xa hơn.
Độ chính xác điển hình của M76 là 1,5 MOA, một thông số rất tốt đối với một súng trường bán tự động mang thiết kế Kalashnikov.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-2
  Súng bắn tỉa Tabuk.
Nhận thấy những ưu điểm của M76, nhà máy Al-Qadissiya, Iraq đã tiến hành sửa đổi và cải tiến những khẩu M76 thành súng bắn tỉa Tabuk ngay dưới thời Saddam Hussein còn nắm quyền.
Đôi khi Tabuk không được gọi là một khẩu súng bắn tỉa đúng nghĩa mà đúng hơn là một súng trường chiến thuật, đây có thể xem là một phiên bản có độ chính xác cao của AKM.
Súng được coi là vũ khí hỗ trợ chuẩn trong việc chiến đấu tầm trung với khả năng bắn nhanh. Đối với các tay thiện xạ, Tabuk sẽ là vũ khí yểm hộ tốt bên cạnh súng máy hạng nhẹ.
Sự cải tiến hoàn hảo của M76
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-3
 Báng gỗ của súng với hai lớp đệm ở phía sau và trên.
Súng bắn tỉa Tabuk có thiết kế chính dựa trên súng trường M76 của Serbia, mà M76 lại dựa trên SVD cũng như dòng súng AK. Vì vậy, Tabuk có thiết kế của dòng súng AK với các thông số: khối lượng cơ bản 4,5 kg; chiều dài tổng thể 1.110 mm; nòng dài 600 mm.
Súng có toàn bộ phần thân được làm bằng thép, sơn đen tương tự AK-47. Báng súng dày, dạng khung gỗ rất chắc chắn, được gắn vào phần thân sau của súng qua các chốt. Cuối báng cũng như phía trên có lớp đệm cao su giảm lực bắn tác dụng vào vai và má xạ thủ.
Tay nắm của súng được làm bằng polymer nhám để tăng khả năng cầm nắm, vành bao cò đủ lớn để có thể sử dụng thoải mái bởi xạ thủ đeo găng tay, nhưng điều này không thật cần thiết đối với một nước khí hậu nóng như Iraq. Phía trước súng là một ốp lót tay bằng gỗ hai mảnh giống như AK.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-4
 Loa che lửa tương tự như SVD của Tabuk.
Nòng của Tabuk dài hơn một chút và mỏng hơn so với M76, nhưng dài hơn nhiều so với AKM truyền thống hoặc M72 của Serbia.
Tương tự như M72, Tabuk có thể gắn một số loại ống gắn nòng kiểu 14x1 mm của Nga, điều này có nghĩa nó sử dụng được hầu hết các loại ống hãm nãy, loa che lửa và giảm thanh của Liên Xô/Nga cùng cỡ nòng. Mặc định, súng được trang bị loa che lửa tương tự như SVD.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-5
 Thước ngắm cơ khí trên Tabuk.
Tabuk có thước ngắm cơ khí giống như trên dòng súng AK với các mức 100 m cho mỗi nấc, tối đa là 1.000 m. Ống ngắm mặc định của súng có tên gọi ON-M99 được sản xuất ở Bosnia.
Loại ống ngắm này tương tự ZRAK M-76 4x 5°10’ của M76, tuy nhiên lại không có khả năng bắt sáng, điều này làm cho xạ thủ khó ngắm mục tiêu, đặc biệt là ban đêm, nhưng ống ngắm lại không bị mờ và không cần phải thay thế theo chu kỳ 8 - 12 năm vì sự phân rã phóng xạ.
Ngoài ra, súng cũng thường được nhìn thấy trang bị ống ngắm PSO-1 4x24 của Nga và 4x Rumani. Cả hai loại ống ngắm này đều có ô kẻ giúp xác định khoảng cách tới mục tiêu cũng như bù hướng gió giúp tăng độ chính xác.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-6
 Ống ngắm PSO-1 với chế độ bắt sáng trong đêm.
Tabuk có hệ thống trích khí dài với thoi nạp đạn mở tương tự như dòng súng AK. Thoi nạp đạn của súng nằm bên phải và có màu bóng hơn so với thân súng. Súng cũng có khóa an toàn kiêm chế độ bắn kiểu đòn bẩy với hai chế độ: an toàn và bán tự động.
Tabuk sử dụng loại đạn 7,62 x 39 mm phổ biến hơn rất nhiều so với các loại đạn 7,62 x 54 mmR cũng như 7,92 x 57 mm Mauser. Hộp tiếp đạn thường là loại có sức chứa 10 hoặc 20 viên. Ngoài ra, Tabuk cũng có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên của dòng súng AK và một số biến thể của nó.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-7
 Súng bắn tỉa Tabuk với đầy đủ các phụ kiện: túi đựng, dây đeo, 3 hộp tiếp đạn cùng ống ngắm.
Do sử dụng đạn 7,62 x 39 mm nên Tabuk chỉ có tầm bắn nhỉnh hơn AK một chút chứ khó vươn tới tầm của SVD hoặc M76. Tuy nhiên ở khoảng cách tầm trung hoặc gần, Tabuk được đánh giá là có hiệu quả tương đương với hai khẩu súng này.
Sơ tốc đầu đạn đạt 740 m/s, một số báo cáo nói rằng tầm bắn hiệu quả của Tabuk nằm ở khoảng 800 m, đây là một thông số tương đương với SVD. Tuy nhiên qua thực tế chiến đấu, tầm bắn hiệu quả của súng đạt từ 400 - 500 m hoặc cao hơn là 600 m.
Trên thực tế, Tabuk đã tỏ ra là một vũ khí hiệu quả và đáng tin cậy nhờ vào thiết kế của Kalashnikov. Súng đã chứng minh có độ chính xác cao, phù hợp trong môi trường tác chiến đô thị, nhất là khi kết hợp với ống ngắm cùng các loại vũ khí khác trong biên đội.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-8
 Một binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đang ngắm bắn Tabuk với ống ngắm 4x Rumani.
Khả năng bắn bán tự động nhanh kết hợp với hộp tiếp đạn có cơ số lớn, giúp chống sự truy quét của kẻ địch trong cự ly gần đồng thời cung cấp sự linh hoạt về chiến thuật cho các đơn vị bộ binh.
Nhược điểm chính của Tabuk có lẽ là ở loại đạn 7,62 x 39 mm, đầu đạn chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu thường mà khó có thể xuyên qua mục tiêu bọc thép.
Vi sao phien quan o Iraq rat thich sung ban tia Tabuk?-Hinh-9
 Một nhân viên cảnh sát với Tabuk trên tay tại Baghdad, Iraq.
Hiện nay, Tabuk được sử dụng chủ yếu bởi các lực lượng quân đội và cảnh sát của Iraq. Đây cũng là mẫu súng bắn tỉa yêu thích của các nhóm phiến quân tại Fallujah và Baghdad.

Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga

(Kiến Thức) - SVU-A là phiên bản nâng cấp dòng súng bắn tỉa tự động SVU có độ chính xác hơn cả “huyền thoại” bắn tỉa SVD Dragunov.

Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga
Kham pha sat thu ban tia SVU-A cua dac nhiem Nga
 Súng trường bắn tỉa SVU-A còn gọi là OTS-03A, là phiên bản nâng cấp của SVU đã được thử nghiệm từ năm 1993 và chính thức biên chế cho đặc nhiệm Bộ Nội vụ Nga năm 1995.
Kham pha sat thu ban tia SVU-A cua dac nhiem Nga-Hinh-2
Súng trường bắn tỉa SVU-A thiết kế với kích thước nhỏ gọn, có chế độ tự động hoàn toàn khác với loại bán tự động SVU.

Bí ẩn tay súng đánh bại cả một tiểu đoàn bắn tỉa

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến 1939, một tay súng bắn tỉa Phần Lan đã lập kỳ tích khi đánh thiệt hại nặng cả một tiểu đoàn bắn tỉa của Liên Xô.

Bí ẩn tay súng đánh bại cả một tiểu đoàn bắn tỉa
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia
Năm 1939, cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan nổ ra. Thời điểm chính thức là ngày 30/11/1939, tức là 3 tháng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 năm sau khi Liên Xô đã cơ bản nắm được hết các vùng của Phần Lan. 
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-2
 Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, quân đội Liên Xô đã gặp phải một tay súng bắn tỉa cực kỳ khôn ngoan. Chỉ trong gần 100 ngày, tay súng đó đã hạ gục hàng trăm binh sỹ của Liên Xô. Người này sau đó đã được công nhận là tay súng bắn tỉa giỏi nhất thế giới - Simo Häyhä.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-3
 Cũng phải nói trước rằng, theo đánh giá của trang militaryeducation, quân đội Liên Xô trước và trong CTTG 2 là quân đội duy nhất có đào tạo lực lượng bắn tỉa bài bản. Trong danh sách 10 lính bắn tỉa nguy hiểm nhất hồi CTTG 2 của trang này thì có tới 9 người là thuộc quân đội Liên Xô.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-4
 Tuy nhiên, trong cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô, nhiều tay súng bắn tỉa của phía Liên Xô đã bị Simo hạ gục. Theo website Todayifoundout, Simo trước đó là một lính nghĩa vụ đã hết hạn phục vụ trong quân đội Phần Lan. Khi chiến tranh nổ ra, ông quay trở lại xin phục vụ quân đội với khẩu súng trường M/28.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-5
Là một lính bắn tỉa nhưng Simo lại không thích dùng súng đặc dụng mà chỉ quen dùng khẩu súng trường với thước ngắm sắt. Ông lý giải rằng, dùng thước ngắm sắt giúp đầu ông ở vị trí thấp hơn so với súng có ống nhòm. Đối với lính bắn tỉa, chỉ cần đầu cao hơn vài cm là đã trở thành mồi ngon cho lính bắn tỉa đối phương rồi. 
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-6
 Ngoài ra, ông cũng nói rằng súng trường bắn tỉa có xu hướng phản xạ ánh sáng mặt trời. Simo bật mí rằng đó là bí quyết giúp ông đã tiêu diệt được nhiều lính bắn tỉa Liên Xô. Một điều thực sự kinh ngạc nữa là chỉ với khẩu súng đơn giản đó nhưng Simo đã hạ gục nhiều người ở cách xa hơn 400 yards (khoảng 365m). Trong ảnh là Simo Hayha.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-7
 Simo đã được cử đến chiến trường Kollaa, nơi có khoảng 32 lính Phần Lan đã cầm chân hơn 4.000 binh sỹ Liên Xô. Ở đó nhiệt độ thường dao động từ -40 độ F đến -4 độ F. Simo thường mặc một bộ quần áo trắng để ngụy trang trong tuyết.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-8
 Theo Wikipedia, khi các chỉ huy Liên Xô biết rằng nhiều lính của họ bị hạ dưới nòng súng của một lính bắn tỉa đối phương, họ đã quyết định phải tiêu diệt tay súng bắn tỉa lợi hại này. Ban đầu một lính bắn tỉa Liên Xô được cử đến nhưng khi chính anh này bị diệt thì họ quyết định cử hẳn một đội bắn tỉa đến.
Bi an tay sung danh bai ca mot tieu doan ban tia-Hinh-9
Một thời gian sau, cả đội này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ, Quân đội Liên Xô quyết định cử cả một tiểu đoàn bắn tỉa để truy lùng tay súng bí ẩn nọ. Thế nhưng tiểu đoàn bắn tỉa này cũng phải chịu nhiều thương vong mà chưa tìm được tung tích đối thủ. 

Khám phá xe thiết giáp gắn pháo phản lực của Gruzia

(Kiến Thức) - Quân đội Gruzia chính thức giới thiệu biến thể mới của xe thiết giáp Didgori 1 tích hợp sẵn tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 57mm.

Khám phá xe thiết giáp gắn pháo phản lực của Gruzia
Kham pha xe thiet giap gan phao phan luc cua Gruzia
Armyrecognition đưa tin, Quân đội Gruzia vừa cho ra mắt biến thể mới của xe thiết giáp Didgori 1 4x4 do nước này tự phát triển với việc tích hợp sẵn một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt đa nòng nhằm hổ trợ hỏa lực trên chiến trường.

Tin mới