Vì sao Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp bị truy tố?

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Hữu Lý (SN 1960), Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp bị cáo buộc đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thi công công trình tu bổ Miếu bà Chúa Xứ, gây thất thoát ngân sách.

Viện KSND tỉnh Đồng Tháp đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hữu Lý (60 tuổi), Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp; Võ Thị Tuyết Nhung (36 tuổi), Phó trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Trung tâm xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị can Nguyễn Hoài Dương (53 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Mỹ thuật Tượng đài Ánh Dương bị truy tố về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cơ quan tố tụng, năm 2014, Ban quản lý khu di tích Gò Tháp và Công ty Ánh Dương, ký hợp đồng thi công công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ, với tổng giá trị hợp đồng 7,3 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2014, Dương cung cấp thư bảo lãnh giả thực hiện hợp đồng bảo lãnh số tiền 734 triệu đồng và được Ban quản lý khu di tích Gò Tháp trả lại số tiền đã nộp. Dương còn cung cấp thư giả hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả 3,3 tỷ đồng và được Ban quản lý khu di tích Gò Tháp cho tạm ứng số tiền này.

Vi sao Pho giam doc So Van hoa, The thao va Du lich Dong Thap bi truy to?
Ông Nguyễn Hữu Lý. 

Theo hồ sơ tố tụng, Lý là Giám đốc Ban quản lý khu di tích Gò Tháp – đại diện chủ đầu tư đã không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, dẫn đến việc bị doanh nghiệp lừa đảo, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Lý đã không liên hệ hoặc chỉ đạo cấp dưới liên hệ với nơi phát hành kiểm tra làm rõ tính hợp pháp của hai thư bảo lãnh do doanh nghiệp cung cấp, dẫn đến việc không phát hiện các giấy tờ này là giả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước.

Quá trình điều tra xác định, khi thanh toán khối lượng đợt 1, Ban quản lý khu di tích Gò Tháp, đã không đề nghị Kho bạc Nhà nước thu hồi tạm ứng theo hợp đồng là 45% tương đương 1,7 tỷ đồng mà chỉ thu hồi 20%, tương đương 660 triệu đồng.

Dương đã lợi dụng việc này chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Lý còn thỏa thuận với Dương, lập thủ tục thanh toán trước, thi công sau để chuyển cho doanh nghiệp 3,1 tỷ đồng nhưng không có biện pháp đảm bảo an toàn nguồn vốn đầu tư. Kết quả giám định, số tiền thanh toán nhưng chưa thi công bị chiếm đoạt là gần 1,9 tỷ đồng.

Sau khi sai phạm này bị phát hiện, cơ quan điều tra vào cuộc, Lý tự nguyện nộp lại số tiền trên để khắc phục hậu quả.

Riêng đối với Nhung, kế toán trưởng đã không thực hiện đúng nguyên tắc kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, để giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt vốn đầu tư xây dựng công trình. Tổng số tiền Dương bị cáo buộc đã chiếm đoạt hơn 3,7 tỷ đồng.

Phúc XO có thể lãnh tới 15 năm tù, ra toà trước Tết 2020

(Vietnamdaily) - VKSND TP.HCM cáo buộc Phúc XO phạm tội "Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy" với khung hình phạt từ 7-15 năm tù, dự kiến vụ án này sẽ được xét xử trước Tết Canh Tý 2020.

VKSND TP.HCM cho biết, vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Trần Ngọc Phúc (37 tuổi, thường gọi là Phúc XO) và 7 đồng phạm, trong đó có Trần Ngọc Tài (34 tuổi, em ruột của Phúc XO) về các tội "Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy", "Tàng trữ trái phép chất ma túy".

Dự kiến vụ án này được xét xử trước Tết Canh Tý 2020.

Lý do ông Trầm Bê bị Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố

Ông Trầm Bê bị truy tố vì đã ba lần phê duyệt cho bị cáo khác vay tiền bất chấp các quy định của ngân hàng.

CQĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Trầm Bê (SN 1959, tại Trà Vinh) cùng chín đồng phạm liên quan 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Hồ sơ được chuyển sang VKS đề nghị truy tố các bị can.

Theo đó, bị can Dương Thanh Cường (SN 1966, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình Phát) bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hiện bị can này đang thụ án tù chung thân cho hàng loạt bản án khác nhau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ly do ong Tram Be bi Bo Cong an tiep tuc de nghi truy to-Hinh-2
Ông Trầm Bê từng đã hầu toà, bị tuyên án bốn năm tù trong một đại án ngân hàng và đã chấp hành xong hình phạt. Ảnh: PLO

Ông Trầm Bê (cựu phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam) cùng các đồng phạm còn lại bị đề nghị truy tố về tội vi phạm hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo điều 206 BLHS 2015.

Theo CQĐT, năm 2007 Cường có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát nên lấy danh nghĩa công ty mua 10,5 ha đất của các hộ dân có 23 giấy chứng nhận quyền sử dung đất. Cường đem 23 giấy này thế chấp tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 để vay tiền làm dự án.

Ngày 7-4-2008, Cường với tư cách là tổng giám đốc công ty Bình phát ký hồ sơ đề nghị vay 200 tỉ đồng tại Sở Giao dịch ngân hàng Phương Nam. Bốn ngày sau Nguyễn Thị Xuân Trang giám đốc Sở giao dịch (hiện đã bỏ trốn đang bị truy nã) đã chỉ đạo hai cán bộ tín dụng báo cáo thẩm định đề xuất cho công ty này vay 190 tỉ.

Cùng ngày hội đồng tín dụng (HĐTD) của Sở gồm bà Trang, hai uỷ viên là ông Ngô Văn HuổL và bà Trịnh Bích Nga ký biên bản họp HĐTD Sở đề xuất cho công ty trên vay 190 tỉ đồng.

Biên bản này trình HĐTD của Ngân hàng xét duyệt cho vay. Một ngày sau HĐTD của Ngân hàng gồm ông Phan Huy Khang chủ tịch đã họp và ký vào biên bản đồng ý cho vay nhưng chỉ giải ngân 130 tỉ đồng. Đồng thời yêu cầu Sở Giao dịch phải thực hiện đầy đủ 8 điều kiện trước khi cho vay

Tuy nhiên ông Trầm Bê đã phê duyệt cho công ty của Cường vay không điều kiện và không theo đề nghị của HĐTD. Từ đó, phó giám đốc Sở Giao dịch, cùng hai cán bộ tín dụng đã giải ngân 130 tỉ mà không có bất kỳ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay.

Cường đã dùng hơn 2 tỉ để trả lãi vay, còn lại gần 128 tỉ sử dụng cá nhân. Còn ông Trầm Viết Trung, Giám đốc trung tâm xét duyệt tín dụng, ủy viên thường trực HĐTD Ngân hàng sau khi ký hợp đồng vay tiền lần 1 này được 12 ngày thì nghỉ việc.

Đến tháng 5-2008, Cường lại gặp Trầm Bê xin vay thêm tiền. Ông Bê đồng ý cho Cường vay thêm bằng cách đảo nợ ký hợp đồng vay mới. Sau đó sử dụng tiền giải ngân để tất toán hợp đồng lần 1 và rút thêm tiền. Trình tự thủ tục xét duyệt cho vay như lần 1. 

Ngân hàng đã giải ngân cho Cường hơn 57 tỉ đồng và 9.000 lượng vàng, tổng cộng là 221,3 tỉ đồng. Và Cường dùng số tiền này để tất toán khoản vay trước, trả 32 tỉ đồng lãi, còn lại hơn 57 tỉ sử dụng riêng. 

Đến ngày 4-6-2009, đến hạn thanh toán hợp đồng vay lần 2, Cường tiếp tục đến gặp Trầm Bê xin gia hạn nợ. Ông Bê đồng ý cho Cường gia hạn nợ bằng cách đảo nợ, ký hợp đồng tiền vay mới lần 3. Đến ngày 11-1- 2010, Cường ký giấy gán toàn bộ 23 bất động sản cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý các khoản nợ. 

CQĐT xác định Trầm Bê cùng các thuộc cấp vi phạm đã hoạt động cho vay của ngân hàng, gây thiệt hại 331 tỉ. 

Trong vụ án này, ban đầu CQĐT chỉ khởi tố Cường, ông Bê cùng bảy đồng phạm. Đó là ông Phan Huy Khang (cựu Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTD), Ngô Văn HuổL, Nguyễn Văn Phong (cùng là cựu Phó giám đốc kiêm uỷ viên HĐTD Sở Giao dịch), Trịnh Bích Nga (cựu Trưởng phòng kinh doanh kiêm uỷ viên HĐTD Sở Giao dịch), Phạm Trường Giang, Trần Quan Thắng (cùng cựu cán bộ tín dụng Sở Giao dịch) và Phan Thị Hồng Vân (cựu cán bố pháp chế kiêm uỷ viên HĐTD Ngân hàng).

Sau khi VKSND tối cao trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thì khởi tố thêm ông Trung nhưng cho tại ngoại.