Vì sao quan chức TQ về hưu vẫn “ham hố quyền lực”?

(Kiến Thức) - Quyền lực vô biên và ít bị giám sát đã khiến cho  các quan chức Trung Quốc gây ảnh hưởng chính trị lâu dài, ngay cả khi đã về hưu.

Vì sao quan chức TQ về hưu vẫn “ham hố quyền lực”?
Ở Trung Quốc ngày nay, việc các quan chức về hưu can thiệp vào chính trường đang trở thành một vấn đề nhức nhối.
Vi sao quan chuc TQ ve huu van “ham ho quyen luc”?
Ảnh minh họa.
“Hội chứng 59 tuổi” và “buông rèm nhiếp chính”
Một số cán bộ đã làm việc tận tâm suốt đời và không tham nhũng. Họ nghỉ hưu ở tuổi 60,  nhưng sau đó mới “ngã ngửa ra rằng” họ khó sống bằng đồng lương hưu ít ỏi. Sau khi nghỉ hưu, họ không thể đi du lịch nước ngoài, không đủ tiền đến phòng khám tư nhân hoặc thậm chí khá tằn tiện trong việc chi tiêu hàng ngày.
 Chính vì vậy mà trong mấy năm qua đã nổi lên cái gọi là "hội chứng  59 tuổi": một số cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu đua nhau tham nhũng để tạo cho mình một "quỹ hưu trí” riêng.
Một số cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo hàng đầu ở địa phương, sử dụng hệ thống bổ nhiệm cán bộ để đề bạt người thân trước khi nghỉ hưu. Sau đó, mặc dù đã chính thức nghỉ hưu, họ vẫn “giật dây” và tiếp tục can thiệp vào chính trường. Tình trạng này  khiến cho người ta nghĩ rằng truyền thống “buông rèm nhiếp chính” 2.000 năm của các triều đại Trung Quốc đang quay trở lại.
Những vị "nguyên lão" không sẵn sàng để rời khỏi chức vụ thường ít nhiều dính vào tham nhũng.  Những “con hổ” này không  muốn có những thay đổi hệ thống bất lợi cho họ. Nếu những "cán bộ nghỉ hưu" tiếp tục đấu tranh vì công lý và công bằng, họ có thể được chấp nhận. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của những “con hổ” tham nhũng để cho con cháu và tay chân thân tín tiếp tục nắm quyền, thông qua việc “sắp xếp cán bộ” trước khi về hưu.
Vấn đề cán bộ về hưu “giật dây hậu trường” là vấn đề mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hàng đầu ở mọi cấp cần phải suy ngẫm nghiêm túc.
Đây không phải là vấn đề cá nhân và cũng không phải là một vấn đề liên quan đến nhân cách. Nếu chính sách cai trị bằng pháp quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình và sách lược của “ông trùm chống tham nhũng” Vương Kỳ Sơn làm cho tất cả các quan chức chính phủ "không dám, không thể và không muốn tham nhũng" bị thất bại, vòng xoáy tranh giành quyền lực sẽ vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.
Nói cách khác, những người chưa có quyền lực sẽ tìm mọi cách phấn đấu để có quyền (vì quyền thường đi đôi với tiền), trong khi các cán bộ lãnh đạo hàng đầu về hưu vẫn gắng  sức can thiệp vào chính trường để bảo vệ lợi ích cá nhân. Và các quan chức đương quyền thì luôn lo mất ghế (và mất luôn bổng lộc trời cho).  Cái vòng xoáy quyền lực này xem ra là vô tận.
Cốt lõi của việc quan chức nghỉ hưu bám lấy quyền lực một phần là do quyền lực ở Trung Quốc là vô biên, việc lạm dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân là quá dễ dàng, quá phổ biến và quá "bình thường”.

Về hưu vẫn có thể “can thiệp” vào chính trường hợp pháp

Việc chuyển giao quyền lực một cách có trật tự  là điều rất bình thường ở một số quốc gia pháp quyền. Các quan chức, viên chức nghỉ hưu cảm thấy nhẹ nhõm vì trút bỏ được gánh nặng. Họ có thể tiếp tục "can thiệp" vào chính trường và thảo luận về các vấn đề “quốc gia đại sự”...vì lợi ích của đất nước, chứ không phải để bảo vệ lợi ích của các thành viên gia đình và người thân.
Đáng tiếc là ở Trung Quốc, có một số quan chức không thanh liêm, trong sạch. Họ đã làm một số  điều ác trong khi nắm quyền và sau đó cố gắng tiếp tục duy trì “cuộc sống tốt đẹp” của họ sau khi về hưu bằng cách kiểm soát những người có quyền lực.  Những người này không đại diện cho đất nước, mà chỉ nhằm duy trì lợi ích kỷ của họ.
Nếu biết kiềm chế quyền lực và kiểm soát bản thân khi tại vị, các quan chức về hưu sẽ không có gì phải  lo lắng và sợ hãi sau khi không còn nắm quyền.
Các quan chức đương quyền (và những người đang phấn đấu để có quyền) cần nhận ra một điều là  lịch sử thường di chuyển trong vòng tròn kép kín ở Trung Quốc  và có rất ít "người chiến thắng" thực sự.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Chống tham nhũng ở Trung Quốc: “Trị ngọn” chưa “trị gốc”

(Kiến Thức) - Trong ba năm qua, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc mới “trị ngọn” chứ chưa “trị gốc”, triệt tiêu cội nguồn  của vấn nạn tham nhũng.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc: “Trị ngọn” chưa “trị gốc”
Nhân Dân nhật báo số ra ngày 21/8, đăng bài “Tổng kết kinh nghiệm ba năm chống tham nhũng” của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn - người đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình  (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc. 
Ông Vương Kỳ Sơn viết chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành ba năm qua mới chỉ “trị ngọn” để chuẩn bị cho “chiến dịch trị gốc” vấn nạn tham nhũng. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc càng ngày càng trở nên gay cấn.

Khủng hoảng tị nạn: “Buôn người” lãi hơn “buôn ma túy”

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng tị nạn trầm trọng trên thế giới đang tạo cơ hội cho những kẻ "đục nước béo cò", “buôn người” lãi hơn “buôn ma túy”.

Khủng hoảng tị nạn: “Buôn người” lãi hơn “buôn ma túy”
Các quan chức thực thi pháp luật cho biết, trong bối cảnh hàng nghìn di dân và người tị nạn rời các quốc gia Trung Đông đến Châu Âu, những kẻ buôn người thu lại lợi nhuận lớn hơn so với “buôn ma túy hay vũ khí” trái phép. Nhà chức trách Châu Âu ước tính có tới 30 nghìn kẻ buôn người.
Những kẻ buôn người lợi dụng sự tuyệt vọng của những di dân muốn thoát khỏi các quốc gia nghèo đói và chiến tranh như Syria, Afghanistan hay Somali để "thừa nước đục thả câu".

Tin mới