Vì sao sau kiểm toán DXG hay họ FLC báo lãi giảm, TOP còn bị từ chối đưa ý kiến?

(Vietnamdaily) - Trong khi nhiều Báo cáo soát xét bán niên 2020 được các doanh công bố không có sự chênh lệch lớn khi có “bàn tay” kiểm toán thì một số doanh nghiệp phải ghi nhận lãi giảm nặng hoặc thậm chí thua lỗ…

Đại gia Đất Xanh chuyển từ lãi sang lỗ liên quan đến khoản thoái vốn LDG

Một ông lớn trong ngành xây dựng là CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đột ngột báo lỗ đến 488 tỷ đồng trong bán niên 2020 trong khi báo cáo tự lập có lãi đến 38 tỷ đồng, tương đương với việc kết quả kinh doanh của Đất Xanh “bốc hơi” hơn 500 tỷ đồng sau kiểm toán.

Theo Đất Xanh, nguyên nhân có sự chênh lệch khá lớn do Công ty đã trích lập dự phòng tài chính khoản chuyển nhượng cổ phần LDG của CTCP Đầu tư LDG ngay trong báo cáo quý 2.

Trong khi đó, Công ty kiểm toán Enst&Young xác định khoản chuyển nhượng toàn bộ cổ phần LDG theo nghị quyết HĐQT ngày 16/7/2020 là sự kiện phát sinh sau niên độ và yêu cầu công ty thực hiện trích lập dự phòng tài chính trên báo cáo hợp nhất là hơn 526 tỷ đồng, dẫn đến lỗ trong kỳ.

Những doanh nghiệp nhà họ FLC giảm lãi khủng

So với trong báo cáo tự lập, doanh thu tài chính 6 tháng của CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) chênh lệch giảm 42%, đồng thời chi phí bán hàng tăng 17%. Theo đó đã kéo kết quả lãi ròng của GAB xuống mức 554 triệu đồng, giảm 61%.

Như vậy sau nửa đầu năm 2020, GAB đem về doanh thu thuần hơn 58 tỷ đồng và lãi ròng 554 triệu đồng, lần lượt giảm 26% và 92% so cùng kỳ.

Những con số trên vẫn còn xa so với kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra cho năm nay (doanh thu 326 tỷ đồng cùng lãi ròng 24 tỷ đồng). Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Công khẳng định Công ty không hạ chỉ tiêu kinh doanh dù gặp phải khó khăn do đại dịch COVID-19.

Như vậy, GAB phải nỗ lực hết mình trong nửa năm còn lại để có thể có thể mang về mức lãi đến 24 tỷ đồng mới có thể hoàn thành được kế hoạch mà Công ty kiên quyết đề ra.

Cũng là một doanh nghiệp thuộc họ FLC, CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) tiếp tục báo lãi giảm 74% trong bán niên 2020.

Theo báo cáo tài chính soát xét, KLF ghi nhận 910 tỷ đồng doanh thu thuần, không thay đổi nhiều so với báo cáo tự lập; lợi nhuận gộp cũng giữ nguyên ở mức gần 32 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng vọt 118%, từ 11 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gần gấp đôi lên 8,7 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty bị điều chỉnh giảm 74% còn 5,5 tỷ đồng.

Theo thuyết minh, khoản mục chi phí tài chính trong báo cáo tự lập chỉ ghi nhận gần 11 tỷ đồng lãi tiền vay; còn trong báo cáo đã soát xét Công ty phải ghi nhận thêm 13,5 tỉ đồng dự phòng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Còn với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, KLF phải ghi nhận thêm 4,2 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, nâng tổng giá trị dự phòng từ 5,9 tỷ đồng ngày đầu năm lên 10,1 tỷ đồng tại ngày 30/6.

Năm 2020, KLF đặt mục tiêu doanh thu 1.200 tỷ đồng, giảm 36% so với thực hiện cả năm ngoái, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính tự lập, sau 6 tháng KLF đã vượt kế hoạch cả năm tới 77%; tuy nhiên theo báo cáo soát xét, Công ty mới thực hiện chưa được một nửa kế hoạch.

Vi sao sau kiem toan DXG hay ho FLC bao lai giam, TOP con bi tu choi dua y kien?
 

TOP bị từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán

CTCP Phân phối Top One (TOP) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bị kiểm toán “từ chối đưa ra ý kiến” trong mùa báo cáo bán niên năm nay.

Công ty TNHH Kiểm toán TTP đã nêu ra hàng loạt vấn đề với báo cáo của Công ty.

Cụ thể, trong tháng 6/2020, Công ty đã chuyển nhượng 47% vốn tại CTCP Lâm Nông Sản Thực Phẩm Hà Giang, dẫn đến khoản lỗ tài chính 84 tỷ đồng và giảm tỷ lệ sở hữu tại đây về 48%, tuy nhiên đơn vị kiểm toán không xác định được giá trị hợp lý của doanh nghiệp này.

Đến thời điểm 30/6/2020, TOP cũng chưa trích lập dự phòng cho khoản giảm giá đầu tư vào Lâm nông sản thực phẩm Hà Giang dù nếu tạm tính theo giá chuyển nhượng gần nhất (giá của hợp đồng trên là 32.000 đồng/cổ phiếu), TOP sẽ cần trích lập dự phòng cho khoản đầu tư là 86 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán cũng cho biết, theo biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 12/6/2020, TOP đã thực hiện góp vốn 17 tỷ đồng vào CTCP Chăn nuôi Hà Giang 1 và 17 tỷ đồng vào CTCP Chăn nuôi Hà Giang 2, nhưng đến thời điểm phát hành báo cáo, đơn vị kiểm toán chưa tiếp cận được với hàng loạt hồ sơ liên quan đến dự án.

Những vấn đề này khiến cho Công ty báo lỗ đột biến 87 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 3 tỷ đồng. Theo đó, lỗ lũy kế đến 30/6 gần 89 tỷ đồng.

Giải trình về những vấn đề trên, TOP cho biết việc đầu tư vào Lâm Nông Sản Thực Phẩm Hà Giang do kỳ vọng vào dự án trồng rừng kinh tế, kết hợp chăn nuôi động vật nhưng do dự án thực hiện gặp nhiều vướng mắc.

Nhận thấy dự án còn phải kéo dài trong thời gian tới, hiện nay tình hình dịch bệnh lại diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty trong ngắn hạn không được đảm bảo nên TOP đã thoái một phần vốn tại Lâm Nông Sản Thực Phẩm Hà Giang để đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư sang lĩnh vực khác mang lại hiệu quả hơn.

Về tình hình góp vốn, kiểm toán chưa tiếp cận được đầy đủ các hồ sơ có liên quan do hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa 2 công ty mới thực hiện vào ngày 12/6 và 13/6 nên các hồ sơ vẫn đang trong quá trình bổ sung hoàn thiện.

Trước đó, tại báo cáo tài chính 2019, TOP bị một công ty kiểm toán khác là CPA Việt Nam từ chối đưa ra ý kiến với nhiều vấn đề liên quan đến công nợ phải thu, chuyển nhượng cổ phần, góp vốn.

Sau kiểm toán, PVX lỗ nặng hơn, có vấn đề liên quan dự án PetroVietnam Landmark, Dophin Plaza, Khách sạn Lam Kinh

(Vietnamdaily) - Đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo kiểm toán của PVX do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho loạt vấn đề trọng yếu liên quan đến các công ty con và các khoản mục đầu tư khác. 

Thứ nhất, tại thời điểm cuối năm 2019, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) có lỗ luỹ kế 3.898 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 563 tỷ đồng. 

PVX đang thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ quá hạn thanh toán tới 1.011 tỷ đồng chủ yếu là số dư gốc vay. 

Khu Công nghiệp Hiệp Phước chuyển lãi sang lỗ 800 tỷ đồng sau kiểm toán

(Vietnamdaily) - CTCP Khu Công nghiệp Hiệp Phước (UPCoM: HPI) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2019 với mức lỗ gần 788 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập ghi nhận lãi ròng hơn 180 tỷ đồng.

Chuyển lãi thành lỗ khủng sau kiểm toán

Sau kiểm toán, doanh thu của HPI giảm 28% về mức 716 tỷ đồng do theo phương án hạch toán doanh thu cho thuê đất được phân bổ theo cách chia đều cho số năm của hợp đồng cho thuê đất.