Vì sao smartphone thỉnh thoảng lại nổ tung?

Trừ khi nguyên nhân phát nổ xuất phát từ lỗi sản xuất lớn, còn không, hầu hết thiết bị di động không thể … bỗng dưng phát nổ được.

Nỗi lo sợ của con người thế kỷ 21 chính là: pin điện thoại di động phát nổ. Những thiết bị kết nối cầm tay này đang trở thành thứ thiết yếu của thế giới hiện đại. Nhưng, cũng như tất cả các thiết bị khác, smartphone đôi khi cũng gặp trục trắc. Và một trong những trục trặc đáng sợ của smartphone chính là, thỉnh thoảng chúng lại phát nổ.
Không thiếu những thông tin về các vụ pin smartphone phát nổ khiến nạn nhân bị thương từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Trên trang YouTube cũng không ít những video về các vụ tai nạn bất ngờ này. Và chắc chắn bạn đã từng tự hỏi: “Liệu pin smarphone, tablet, laptop của mình có … bỗng dưng lại nổ không?”
Vi sao smartphone thinh thoang lai no tung?
Ảnh minh họa.
May mắn là, nếu bạn cẩn thận, bạn có thể tránh được tai nạn này. Trừ khi nguyên nhân phát nổ xuất phát từ lỗi sản xuất lớn, còn không, hầu hết thiết bị di động không thể … bỗng dưng phát nổ được.
Thông thường, nguyên nhân các vụ nổ pin smartphone, laptop là do người dùng đã làm một cái gì đó không khôn ngoan. Pin lithium-ion hiện đại, có thể sạc lại là loại pin có khả năng dự đoán và chống lại sự tăng nhiệt quá mức khiến pin có thể nóng quá và nổ. Các vụ tai nạn mà bạn biết được đó thường do các yếu tố an toàn, bảo vệ của pin đã bị người dùng phá vỡ.
Tất nhiên, việc khẳng định pin an toàn 100% là điều không thể, song vẫn có những cách cơ bản mà bạn có thể áp dụng để tránh thảm họa pin di động phát nổ.
Đừng cố đâm thủng chiếc điện thoại
Điều này nghe có vẻ khó hiểu. Nhưng ý chúng tôi muốn nói ở đây là một số người không chỉ cố tình phá hỏng thiết bị mà còn muốn chúng trở nên tan tành. Nếu bạn tò mò đến mức muốn xem điều gì xảy ra với điện thoại hoặc pin điện thoại khi bạn đâm thủng nó, bắn vào nó, đưa nó vào lò vi sóng quay lên hay phá hủy nó bằng một cách nào đó, hãy nhớ là nó có thể phát nổ.
Đừng sạc smartphone ở nhiệt độ quá thấp
Theo website của Battery University, hãng chuyên về pin thì pin lithium-ion không bao giờ được sạc trong một môi trường nhiệt độ quá thấp đến mức đóng băng, bởi vì việc sạc pin trong môi trường lạnh như thế này nhiều lần có thể phá hủy vĩnh viễn “lớp mạ lithium kim loại”, và có thể dẫn đến sai sót trong an toàn pin.
Vì thế, đừng làm theo những lời khuyên ngớ ngẩn mà bạn có thể thấy vô thưởng vô phạt trên mạng internet khi muốn kéo dài tuổi thọ pin lithium bằng cách cất pin trong tủ đông.
Đừng mua pin của những hãng thứ ba không tên tuổi
Những nhà sản xuất no-name này thường tiết kiệm, cắt giảm tối đa chi phí để sản phẩm của họ có giá thành rẻ nhất, nhằm bán được nhiều hàng nhất. Mặc dù trông chúng hoàn toàn bình thường, song chúng thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm chung.
Nếu pin smartphone, laptop của bạn bị hỏng, chai, và đó là loại thiết bị có thể thay pin, hãy đến với các nhà sản xuất đáng tin cậy.

Muôn kiểu hình dáng "khó đỡ" của điện thoại di động

(Kiến Thức) - Bên cạnh những chiếc điện thoại thông thường, trên thế giới còn có rất nhiều điện thoại di động có thiết kế kỳ quặc và độc đáo từng ra mắt.

Muon kieu hinh dang kho do cua dien thoai di dong
Điện thoại vàng đức phật: Không những đặc biệt về hình thức mà chiếc điện thoại di động có thiết kế kỳ quặc này còn có giá trên trời. Nó đã len lỏi vào thị trường điện thoại Trung Quốc cách đây vài năm. Thiết bị mang tên Zen, thiết bị gồm một phần ngọc bích, ngọc trai, sơn mài và phủ một lớp vàng 24 karat. Bởi vậy nó có giá lên đến 1.750 USD (khoảng 38 triệu đồng).

Những độc chiêu chống mất điện thoại mà bạn chưa biết

Những thủ thuật chống mất điện thoại không mấy phức tạp nhưng lại giúp chúng ta có thể tránh được những rủi ro không đáng có xảy ra.

Nhung doc chieu chong mat dien thoai ma ban chua biet
1. Luôn giữ điện thoại ở vị trí an toàn nhất. Khi ra đường, chúng ta thường có thói quen để điện thoại ở túi quần trước hoặc cầm trên tay. Tiện dụng cho người dùng nếu đang đi đường mà có cuộc gọi, nhưng cũng không kém phần thuận lợi cho kẻ xấu nếu có ý đồ chiếm đoạt, và đây cũng là những vị trí cực kỳ dễ phát hiện dù chỉ nhìn lướt qua. Vậy nên khi đi ra đường, để chống mất điện thoại, hãy "chịu khó" đặt chúng ở một nơi an toàn nhất có thể, mặc dù có thể sẽ mất thêm một vài thao tác khi sử dụng, nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho chiếc máy trước những nguy cơ bị tấn công. Bạn có thể đặt vào những chiếc túi có khoá, túi trong của áo, nếu sử dụng túi xách hoặc balo thì cũng nên để điện thoại vào trong những ngăn nhỏ sâu bên trong.
Nhung doc chieu chong mat dien thoai ma ban chua biet-Hinh-2
2. Hạn chế sử dụng ở những nơi công cộng. Những điểm điểm, phương tiện công cộng, gần các con đường lớn, là nơi có nguy cơ cao xảy ra trộm, cướp điện thoại. Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại để đọc báo hay lướt Facebook giết thời gian tại những nơi này là điều nên làm với người dùng. Tuy nhiên không ít trường hợp vẫn buộc chúng ta phải sử dụng, chẳng hạn như một cuộc gọi bất chợt, hoặc không ít bạn có thói quen nghe nhạc, khi đó hãy trang bị sẵn một chiếc tai nghe có chức năng thoại đi kèm. Việc đeo tai không chỉ giúp việc nghe gọi được rõ ràng hơn, mà nó còn là một sợi dây chắc chắn giúp ràng buộc chiếc smartphone với người. Nếu thường xuyên phải di chuyển bằng xe bus thì chúng ta cũng nên trang bị cho mình một chiếc tai nghe, có thể là loại có dây hoặc bluetooth.

Tin mới