Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực?

(Kiến Thức) - Câu hỏi “Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực?” cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời thật rõ ràng.

Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực?
Theo Sputnik, có đủ các giả thiết và suy luận, trong đó có quan điểm cho rằng dường như đó chỉ là "sự tình cờ của lịch sử, bao quanh bởi rất nhiều ngẫu nhiên".
Vi sao Stalin len den dinh cao quyen luc?
Stalin: Nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô trong Thế chiến II. (Nguồn: Sputnik)  
Là dân tỉnh lẻ, Stalin tụt hậu nhiều về mặt lý thuyết, thế nhưng ông lại có khả năng xuất sắc trong việc giải quyết những công việc thực tế. Năm 1901 ở Batumi của vùng Kavkaz, ông đã là người tổ chức thành công cuộc biểu tình lớn đầu tiên của giới thợ thuyền. Từ ngày ấy Stalin đã trải qua tất cả những thăng trầm trong cuộc sống của một nhà cách mạng chuyên nghiệp: bắt bớ, lưu đầy, chạy trốn, tù ngục. Ở nhà tù đầu tiên, nơi đa số tù nhân là tội phạm hình sự, người thanh niên hoạt động cách mạng bí mật này đã dễ dàng thuyết phục và thu phục được những kẻ trộm cướp. Điều đó cho thấy sức mạnh siêu phàm trong tính cách của Stalin.
Lenin đã mời nhà cách mạng thực tế tỉnh lẻ tới dự những đại hội khác nhau của đảng, thoạt tiên là ở Phần Lan, rồi đến Stockholm và London. Có điều tại các đại hội này Stalin đều lặng thinh khiến các thành viên khác lấy làm khó hiểu bởi vì người ta tranh cãi với nhau rất quyết liệt.
Im lặng, nhưng hoàn toàn không phải là do nhút nhát. Chỉ đơn giản bởi ông có công tác khác. Trước ban lãnh đạo đảng khi ấy đặt ra những nhiệm vụ không được bàn bạc thảo luận tại Đại hội. Lenin không chỉ một lần tạo lập những nhóm kín tạm thời gồm những người thân tín nhất để thực hiện kế hoạch riêng đặc biệt, bí mật với toàn đảng. Trong số những công tác mà nhóm này tiến hành, có cả việc gây quỹ cho cách mạng và lấy kinh phí tài trợ cho cuộc sống của lớp tinh hoa trong đảng đang phải lưu vong ở nước ngoài.
Trước đó, suốt một thời gian dài Stalin đã là người được Lenin ủy thác cho những nhiệm vụ đặc biệt.
Ngay sau khi Lenin từ hải ngoại về nước, Stalin thành người đứng sau lãnh tụ, thành "cái bóng" của Lenin. Trong cuộc bầu chọn thành phần hẹp mới cho ban lãnh đạo đảng (Bộ Chính trị), cùng với Lenin, Zinoviev và Kamenev còn có cả Stalin. Như vậy, đến tháng Năm 1917, Stalin đã là thành viên bộ tứ lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội-Dân chủ Nga (đảng Bolshevik).
Nhưng công tác cách mạng bề nổi do những người khác làm, ở đây đứng đầu sóng ngọn gió của cuộc tấn công cùng với Lenin là Trotsky, còn Stalin dường như vẫn là nhân vật "vô hình vô ảnh".
Thậm chí cả sau kỳ họp tháng Hai trong Hội đồng, Stalin cũng tỏ ra là người ôn hòa nhất trong hàng ngũ Bolshevik. Xét theo mọi điều, rõ ràng là ông bị cấm tham gia vào những cuộc tranh cãi ồn ào lộ liễu. Ông không nên để bị bắt, bởi nhiệm vụ trong bóng tối của Stalin là quá hệ trọng. Đã diễn ra đúng như vậy. Sau những sự kiện của tháng 7/1917, khi Lenin cố giành quyền không thành, trong số nhiều người Bolshevik bị bắt giữ không có Stalin. Khi đó, thời cơ của ông đã điểm.
Vi sao Stalin len den dinh cao quyen luc?-Hinh-2
 Lenin và Stalin trong năm 1919. (Nguồn: Sputnik) 
Stalin đảm nhận toàn bộ công tác mật của Lenin, khi có tin về lệnh bắt giữ vị lãnh tụ cách mạng: căn lều cỏ nổi tiếng ở Razliv chính là tác phẩm của bàn tay Stalin. Từ nơi ẩn náu này, Lenin viết hai báo cáo gửi cho kỳ Đại hội đảng kế tiếp, mà Stalin tuyên đọc. Sau đó, cũng chính Stalin đưa Lenin di chuyển sang Phần Lan.
Sau tất cả những điều này, liệu có đáng ngạc nhiên nữa chăng khi thành lập Bộ Chính trị chỉ huy khởi nghĩa, Lenin đã kết cấu cả Stalin làm ủy viên?
Tuy nhiên, trong thời gian những sự kiện nóng bỏng nhất thì Stalin không hiện diện tại trụ sở Ban tham mưu cách mạng. Toàn bộ giai đoạn nguy hiểm nhất đó, Stalin kiên nhẫn lặng lẽ ngồi trong văn phòng Ban biên tập báo Pravda. "Nhân vật đã bỏ lỡ cuộc cách mạng" - nhiều người thời ấy đã gọi ông như vậy với ý mỉa mai châm chọc, mà không nhận ra rằng Stalin một lần nữa không đơn thuần là rời bỏ cuộc chơi lớn. Phòng trường hợp thất bại, Stalin đã thiết lập những tuyến đường bí mật, theo đó cần hộ tống Lenin an toàn ra nước ngoài. Vì vậy không ngẫu nhiên mà sau chiến thắng "cái bóng" của Lenin xuất hiện trong thành phần Chính phủ Xôviết đầu tiên.
Trong những năm nội chiến, Stalin một lần nữa thỏa mãn với việc không giữ vai trò nổi bật, khi Trotsky nắm cương vị đứng đầu Hồng quân. Nhưng vẫn là Stalin đảm trách giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Năm 1918, Stalin đi về phương Nam để lo lương thực và ông đã sử dụng bạo lực quần chúng để hoàn thành thành nhiệm vụ: bánh mì được gửi về nuôi sống Moscow. Và không chỉ có thế, Stalin còn nối kết với Baku và lấy lòng các nhà công nghiệp dầu mỏ địa phương. Tiếp theo bánh mì, bây giờ có cả dầu mỏ chảy về Moscow.
Năm 1919, trong cuộc bầu chọn Bộ Chính trị, Stalin một lần nữa lọt vào cơ cấu quyền lực tối cao của đảng. Do đó, trọng lượng chính trị của ông qua thời gian hoạt động tích cực của Lenin đã không ngừng gia tăng trong khi sức nặng uy tín và vị thế của nhiều nhà lãnh đạo khác, trước hết là Trotsky, lại giảm sút đi xuống song hành với đà nguội dần của cuộc nội chiến.
Cùng với Bộ Chính trị, trong đảng thành lập Ban Tổ chức Trung ương mà Stalin cũng tham gia. Ông cùng lúc lãnh đạo hai bộ là Bộ Dân ủy và Cơ quan Thanh tra Công-Nông, một cơ cấu giống như Tòa án nội bộ của đảng.
Trước khi Lenin trở bệnh nặng vào tháng Tư năm 1922, trong đảng xuất hiện chức vụ mới: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và Stalin một lần nữa được trọng dụng.
Trong số những nhiệm vụ mà Tổng Bí thư đảm trách thời đó có cả công tác nhân sự mà như đã rõ, là chiếc đòn bẩy quan trọng nhất trong cuộc đấu giành quyền lực. Stalin hiển nhiên là bậc thầy thượng thặng của những mưu mẹo, nhưng Lenin mới là người trao vào tay ông con át chủ bài.

Khám phá điền trang hoành tráng của Stalin ở Sochi

(Kiến Thức) - Nông trang của cố lãnh đạo Joseph Stalin là một điểm thu hút du khách mỗi dịp tới thăm Sochi, địa điểm đang diễn ra Thế vận hội mùa đông 2014.

Khám phá điền trang hoành tráng của Stalin ở Sochi
Tới du lịch ở thành phố bên bờ Biển Đen Sochi, du khách sẽ khó lòng bỏ qua nhà căn nhà nghỉ dưỡng ở nông thôn (hay còn gọi là dacha) của Joseph Stalin, cố lãnh đạo Liên Xô.
Tới du lịch ở thành phố bên bờ Biển Đen Sochi, du khách sẽ khó lòng bỏ qua nhà căn nhà nghỉ dưỡng ở nông thôn (hay còn gọi là dacha) của Joseph Stalin, cố lãnh đạo Liên Xô.

Chân dung những người anh hùng trong Thế chiến 2

(Kiến Thức) - Những người hùng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 xuất hiện trong bộ ảnh màu của nhiếp ảnh gia Olga Climbim.

Chân dung những người anh hùng trong Thế chiến 2
Nữ chiến sĩ Katya Spivak của Hồng quân Liên Xô điều tiết giao thông trên đường phố thủ đô Berlin (Đức) ngày 10/5/1945.
Nữ chiến sĩ Katya Spivak của Hồng quân Liên Xô điều tiết giao thông trên đường phố thủ đô Berlin (Đức) ngày 10/5/1945.
Y tá Kolesnikova điều trị cho một binh sĩ bị thương hồi năm 1943 trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Y tá Kolesnikova điều trị cho một binh sĩ bị thương hồi năm 1943 trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2
Chiến sự ở mặt trận trung tâm trong thời kỳ Thế chiến 2 năm 1943.
Chiến sự ở mặt trận trung tâm trong thời kỳ Thế chiến 2 năm 1943. 
Hồng quân Liên Xô diễu hành trên đường phố Schneidemul hồi tháng 2/1945.
Hồng quân Liên Xô diễu hành trên đường phố Schneidemul hồi tháng 2/1945. 
Binh sĩ Liên Xô vượt qua sông Dniester.
Binh sĩ Liên Xô vượt qua sông Dniester. 
Các binh sĩ thuộc khẩu cao xạ của Hồng quân Liên Xô bảo vệ bầu trời thủ đô Berlin năm 1945.
Các binh sĩ thuộc khẩu cao xạ của Hồng quân Liên Xô bảo vệ bầu trời thủ đô Berlin năm 1945. 
Các phi công Xô Viết ở Crimea năm 1944.
Các phi công Xô Viết ở Crimea năm 1944. 
Cựu Thủ tướng Khorloogiin Choibalsan của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ cùng các phi công Liên Xô được giao nhiệm vụ tham gia cuộc chiến tại Khalkhin-Gole năm 1939.
Cựu Thủ tướng Khorloogiin Choibalsan của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ cùng các phi công Liên Xô được giao nhiệm vụ tham gia cuộc chiến tại Khalkhin-Gole năm 1939. 
Các binh sĩ theo dõi động thái của lính Đức Quốc Xã gần Sevastopol.
Các binh sĩ theo dõi động thái của lính Đức Quốc Xã gần Sevastopol. 
Hình ảnh ở đường phố thủ đô Berlin của Đức năm 1945.
Hình ảnh ở đường phố thủ đô Berlin của Đức năm 1945. 
Natalia Meklin (Kravtsova), Sofia Burzaeva và Polina Gelman trong bức ảnh chụp năm 1943.
Natalia Meklin (Kravtsova), Sofia Burzaeva và Polina Gelman trong bức ảnh chụp năm 1943. 
Các phi công của Trung đoàn Không quân Guards Fighter 102 trong một bức ảnh chụp vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới thứ 2 xảy ra. Từ trái qua phải: Zhileostov, Anatoly Grigorievich Ivanov, Boldyrev, Nikolai Petrovich Alexandrov, Dmitry Andrianovich Shpigun, N.A. Kritsyn và Vladimir Gorbachev.
Các phi công của Trung đoàn Không quân Guards Fighter 102 trong một bức ảnh chụp vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới thứ 2 xảy ra. Từ trái qua phải: Zhileostov, Anatoly Grigorievich Ivanov, Boldyrev, Nikolai Petrovich Alexandrov, Dmitry Andrianovich Shpigun, N.A. Kritsyn và Vladimir Gorbachev. 
Các nữ phi công anh hùng của Liên bang Xô Viết: Rufina Gasheva (trái) và Natalia Meklin.
Các nữ phi công anh hùng của Liên bang Xô Viết: Rufina Gasheva (trái) và Natalia Meklin. 
Iosif Vissarionovich Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi ông qua đời năm 1953.
Iosif Vissarionovich Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi ông qua đời năm 1953. 

Loạt ảnh kinh hoàng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

(Kiến Thức) - Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã lùi vào quá khứ nhưng những ký ức về sự kiện kinh hoàng này vẫn ám ảnh trong tâm trí biết bao người.

Loạt ảnh kinh hoàng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2
Lính Mỹ bị thương sau khi đổ bộ vào bãi biển Omaha trong cuộc đổ bộ Normandy (D-Day) vào vùng biển nước Pháp ngày 6/6/1944. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-2
Tàu USS Shaw phát nổ trong vụ Nhật Bản tấn công căn cứ Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng, bang Hawaii (Mỹ), ngày 7/12/1941. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-3
5 lính thủy quân lục chiến Mỹ và 1 thủy thủ giương cờ Mỹ trên núi Suribabachi trong trận đánh Iwo Jima ngày 23/2/1945. Theo Wikipedia, trận Iwo Jima diễn ra từ ngày 19/2 đến ngày 26/3/1945 là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới  thứ 2 giữa Mỹ và Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-4
Ngày 17/5/1945, một cô gái Đức hoảng sợ khi đi qua thi thể những người  bị lính SS giết hại tại Namering, Đức. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-5
 Lính cứu hỏa dập lửa sau vụ đánh bom ở London (Anh) năm 1941.
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-6
Thi thể một cậu bé cạnh chiếc xe jeep vừa bị trúng rocket V-2 của quân đội Đức Quốc xã ở Antwerp, Bỉ, ngày 27/11/1944. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-7
Chiếc máy bay Grumman F6F Hellcat (VF-2) rơi xuống tàu sân bay USS Enterprise khi con tàu đang trên hành trình tới đảo Makin ở Nam Thái Bình Dương ngày 10/11/1943. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-8
Cựu Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower chỉ thị cho lính dù ở Anh  chuẩn bị cho cuộc đổ bộ D-Day ngày 6/6/1944. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-9
Một lính Đức bị bắt làm tù binh trong trận Vòng cung Kursk vào khoảng giữa năm 1943. Đây là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến II
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-10
 Hai người phụ nữ đứng giữa đống đổ nát ở Newbury, Anh, ngày 11/2/1943.
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-11
Ngày 9/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-12
 Những thi thể nằm trên nền đất trong trại giam giữ Thekla ở ngoại ô Leipzig, Đức, hồi tháng 4/1945.
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-13
Roger Godfrin là người duy nhất sống sót trong vụ thảm sát do lính Đức Quốc xã thực hiện tại một nhà thờ ở Oradour sur Glane, Pháp, ngày 10/6/1944. 
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-14
 Tại tòa nhà Reichstag ở thủ đô Berlin, Đức, ngày 11/12/1941, trùm phát xít Đức Adolf Hitler (trung tâm) tuyên chiến với Mỹ
Loat anh kinh hoang trong Chien tranh The gioi thu 2-Hinh-15
 Lò thiêu người trong trại tập trung Buchenwald, Đức, hồi tháng 4/1945. (Nguồn ảnh: ATI).

Tin mới