Vì sao Tào Tháo từng nhường chức Đại tướng quân cho Viên Thiệu?

Tào Tháo sợ thế lực của Viên Thiệu lớn mạnh, mà lúc đó Tào Tháo mới chỉ làm chủ được Duyện Châu, vì thế bàn với bá quan trong triều nhường chức Đại tướng quân.

Vi sao Tao Thao tung nhuong chuc Dai tuong quan cho Vien Thieu?

Nhắc tới sự nghiệp của Tào Tháo, có nhiều ý kiến cho rằng tập đoàn mưu sĩ dưới tay ông đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp vị quân chủ này gây dựng cơ đồ.

Tuy nhiên, trong Tam quốc diễn nghĩa, để Tào Tháo có thể ban ra chính lệnh để sai khiến chư hầu, làm chủ Trung Nguyên, chiếm phần lớn nhất và có thế lực mạnh nhất trong các chư hầu. Đó là nhờ vào việc Tào Tháo nắm được thiên tử trong tay.

Vi sao Tao Thao tung nhuong chuc Dai tuong quan cho Vien Thieu?-Hinh-2

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi Đổng Trác bị Vương Doãn và Lã Bố giết năm 192, thủ hạ là Lý Thôi và Quách Dĩ mang quân đánh báo thù, đánh chiếm Trường An, giết Vương Doãn và đuổi Lã Bố. Hai người chia nhau nắm quyền ở Trường An, Hán Hiến Đế vẫn bị khống chế như trước.

Năm 194, trong khi các chư hầu ở Sơn Đông giao tranh kịch liệt thì Lý Thôi và Quách Dĩ cũng phát sinh mâu thuẫn đánh nhau ở Trường An. Chiến sự kéo dài sang năm 195, nhân dân bỏ kinh thành chạy, lực lượng cả hai đều bị yếu đi. Hán Hiến Đế trốn khỏi chỗ Lý và Quách cùng các cận thần chạy về phía đông.

Vi sao Tao Thao tung nhuong chuc Dai tuong quan cho Vien Thieu?-Hinh-3

Hán Hiến Đế.

Từ đầu năm 196 đến tháng 7 năm đó, sau hành trình dài, Hán Hiến Đế được đưa trở về Lạc Dương từng bị Đổng Trác đốt phá, ở vào hoàn cảnh rất thiếu thốn và có nguy cơ bị các chư hầu tranh đoạt.

Ở Lạc Dương chỉ còn Đổng Thừa và Hàn Tiêm bên cạnh Hán Hiến Đế. Hàn Tiêm có công hộ giá, tỏ ra cậy quyền, lấn ép các đại thần. Để thưởng công các tướng, Hán Hiến Đế phong Hàn Tiêm làm Đại tướng quân, lĩnh ấn Tư lệ hiệu úy, được cầm tiết việt; Đổng Thừa làm Vệ tướng quân, Dương Phụng làm Xa kỵ tướng quân, Trương Dương làm Đại tư mã.

Vệ tướng quân Đổng Thừa không muốn để Hàn Tiêm hoành hành, bèn bí mật sai người đi triệu Tào Tháo đang có binh hùng tướng mạnh ở Duyện Châu đến cứu giá.

Tào Tháo khởi đại quân từ Duyện Châu tới Lạc Dương, nhờ lực lượng quân sự hùng hậu, nhanh chóng đánh tan lực lượng của Hàn Tiêm. Tiêm thua trận bỏ chạy.

Vi sao Tao Thao tung nhuong chuc Dai tuong quan cho Vien Thieu?-Hinh-4

Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đưa ra quan điểm phê phán Tào Tháo, cũng một phần là do ông đã chèn ép thiên tử.

Do Lạc Dương bị tàn phá nặng nề, tháng 9 năm 196, Tào Tháo mang Hán Hiến Đế về Hứa Xương. Trong các đại thần có Đổng Thừa vẫn tiếp tục hộ giá. Dương Phụng từ Khai Phong mang quân tới đánh Tào Tháo để tranh lấy vua Hán Hiến Đế nhưng bị Tào Tháo đánh bại.

Đây là một bước chuyển rất quan trọng trong sự nghiệp của Tào Tháo vì nhà Hán tuy suy nhưng trong lòng mọi người vẫn tôn trọng, việc Tào Tháo nắm được thiên tử sẽ có cớ nhân danh vua ban ra chính lệnh để sai khiến chư hầu.

Tháng 10 năm 196, Hán Hiến Đế đến Hứa Xương. Tào Tháo xong việc bèn quay trở lại Khai Phong đánh Dương Phụng. Phụng thua trận chạy về Dương Châu theo Viên Thuật. Tào Tháo chiếm giữ Khai Phong. Nhận thấy Tào Tháo hộ giá có công, Hán Hiến Đế phong Tào Tháo làm Vũ Bình hầu, giữ chức Tư không kiêm Hành Xa kỵ tướng quân.

Khi đó, Tào Tháo nhân danh Hán Hiến Đế viết thư chỉ trích Viên Thiệu có đất rộng quân nhiều nhưng không chịu phò tá triều đình mà chỉ lo phát triển lực lượng riêng. Viên Thiệu vội dâng thư biện bạch, nguyện hết lòng vì nhà Hán. Tào Tháo bèn nhân danh Hiến Đế bổ nhiệm ông làm Thái úy, tước Nghiệp hầu, còn Tào Tháo tự nhận chức Đại tướng quân (quân hàm cao nhất, trên chức Thái úy).

Viên Thiệu không chịu kém, liền dâng thư lên triều đình Hứa Xương không chịu nhận chức vị. Tào Tháo sợ thế lực của Viên Thiệu lớn mạnh, mà lúc đó Tào Tháo mới chỉ làm chủ được Duyện Châu, vì thế bàn với bá quan trong triều nhường chức Đại tướng quân cho Viên Thiệu. Sau đó Tào Tháo lại nhân danh Hán Hiến Đế bổ nhiệm Viên Thiệu làm Đại tướng quân, đô đốc 4 châu Hà Bắc là Ký, Thanh, U, Tinh.

Vi sao Tao Thao tung nhuong chuc Dai tuong quan cho Vien Thieu?-Hinh-5

Tào Tháo còn e ngại thế lực của Viên Thiệu, muốn tránh xung đột ngay với Thiệu, vì vậy nhân danh Hán Hiến Đế phong chức Đại tướng quân cho Viên Thiệu.

Từ đó những việc lớn nhỏ trong triều đình nhà Hán đều do Tào Tháo quyết định. Nhiều mệnh lệnh được soạn thảo và ban ra từ phủ Tư không của Tào Tháo. Do tự mình chuyên quyết việc triều đình.

3 tỳ thiếp mất mạng vì câu hỏi gì của Tào Tháo?

Có câu “đa nghi như Tào Tháo”, chính sự đa nghi ấy đã hại chết 3 tỳ thiếp của ông. Đây cũng là bài học lớn dành cho những quan thần bên cạnh Tào Tháo.

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Ông được đánh giá là một kẻ kiêu hùng, một anh hùng hiên ngang lẫm liệt. Nhưng cũng có người nói ông là một gian hùng. Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi, hay ghen tuông nhưng cũng là người thưởng phạt phân minh, biết cách nhìn người, dùng người. Bên cạnh đó, Tào Tháo cũng là người có chủ kiến riêng của mình, không dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác.

3 mãnh tướng nào có kết thảm khi Tào Tháo để lại cho Tào Phi?

Để có thể bảo vệ chính quyền nhà Ngụy, Tào Tháo đã để lại cho Tào Phi rất nhiều mãnh tướng, nhưng 3 trong số đó lại bị hại chết và phế truất làm dân thường.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?

Tào Tháo qua đời trong khi sự nghiệp thống nhất thiên hạ còn dang dở.

Những năm cuối Đông Hán, Hán Thất suy yếu, thiên hạ đại loạn. Tào Tháo dùng thiên tử lệnh chư hầu, chính phạt tứ phương, trước diệt Viên Thuật, Lữ Bố sau diệt Viên Thiệu, Lưu Biểu, Hàn Toại,... đồng thời hàng phục Nam Hung Nô, Tiên Ti,... thống nhất phương Bắc.

Bên cạnh đó, Tào Tháo mở rộng đất đai canh tác, trồng trọt, khôi phục thủy lợi, coi trọng công nghiệp, thúc đẩy phát triển khu vực Trung Nguyên. Năm Công Nguyên 216, Tào Tháo được tấn phong làm Ngụy Vương, thành lập nước Ngụy trong lãnh thổ nhà Hán, định đô ở Nghiệp Thành.

Khi sự nghiệp thống nhất thiên hạ còn đang dang dở, bệnh tình của Tào Tháo bất ngờ chuyển biến nặng và ông qua đời ở Lạc Dương năm Công Nguyên 220.

Để có thể bảo vệ nhà Ngụy và tiếp tục giúp hậu duệ có thể duy trì tham vọng thống nhất thiên hạ, Tào Tháo đã để lại cho người kế thừa Tào Phi rất nhiều mãnh tướng. Trong đó, có 2 người bị Tào Phi hại chết, người còn lại thì bị phế truất làm thường dân. Vì sao?

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-2

Vu Cấm thời điểm thất bại trước Quan Vũ tại Phàn Thành.

Người đầu tiên là Vu Cấm, tự là Văn Tắc, người Bình quận, Thái Sơn, một võ tướng cuối thời Đông Hán, trước là thuộc hạ của Bào Tín, sau đi theo Tào Tháo nam chinh bắc chiến, công trạng lẫy lừng. Ông cùng với Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng và Lạc Tiến được coi là Ngũ tử lương tướng của nhà Ngụy. Đáng tiếc, thất bại tại Phàn Thành trước Quan Vũ đã khiến Vu Cấm thân bại danh liệt.

Video: Quan Vũ mượn nước lũ nhấn chìm đại quân của Vu Cấm tại Phàn Thành. Nguồn Youtube

Năm 219, Vu Cấm được giao nhiệm vụ dẫn quân giải vây cho tướng của Tào Tháo, là Tào Nhân tại Phàn Thành, khi đó đang bị Quan Vũ bao vây. Tuy nhiên, quân của ông bị Quan Vũ lợi dụng mưa lũ trên dòng Hán Thủy nhấn chìm, Trái với ý chí thà chết không hàng của Bàng Đức, Vu Cấm giơ tay chịu chói và bị áp giải về Kinh Châu. Sau Quan Vũ bị Đông Ngô đánh bại, Vu Cấm lại bị áp tải về Giang Đông.

Năm Công Nguyên 221, Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền thả Vu Cấm về Ngụy. Dù được Tào Phi ân xá và trả lại tước vị tướng quân cho nhưng Vu Cấm lại thường xuyên bị người khác nhạo báng.

Một năm sau đó, Vu Cấm lâm bệnh mất sau khi một lần thăm mộ thăm mộ Tào Tháo, nơi ông nhìn thấy bức minh họa trận Phàn Thành do Tào Phi sai người vẽ, có hình ảnh ông hàng Quan Vũ.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-3

Hạ Hầu Thượng là một trong những võ tướng nổi bật nhất nhà Tào Ngụy thời kỳ hậu Tào Tháo.

Người thứ hai là Hạ Hầu Thượng, tự Bá Nhân, người Bái Quốc. Ông là cháu bà con với Hạ Hầu Uyên và cha của Hạ Hầu Huyền một quan viên của nhà Tào Ngụy.

Khi Tào Tháo bình định được Ký Châu, Hạ Hầu Thượng đảm nhận chực vụ Tư Mã quân đội, Ngũ quan tướng, Thiên Hoàng Môn Thị hầu.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Hạ Hầu Thượng vẫn là võ tướng được Tào Phi trọng dụng, đảm nhận chức Chinh Nam Tướng quân, kiêm Thứ sử Kinh Châu, Giả Tiết, nắm giữ binh mã tại nhiều khu vực thuộc địa nhà Ngụy.

Dựa trên nền tảng đó, Hạ Hầu Thượng còn lập được đại công khi chiếm được khu vực Thượng Dung của Thục Hán, được tấn phong Chinh Nam Đại tướng quân. Sau đó, ông tiếp tục đánh bại Gia Cát Cẩn của Đông Ngô và được thăng làm Kinh Châu Mục.

Chiến công lẫy lừng, Hà Hầu Thượng hoàn toàn có cơ hội được làm Đại tướng quân nhà Ngụy, tuy nhiên, ông lại đột ngột lâm bệnh qua đời vào năm Công Nguyên 226.

Trước đó, vào năm Công Nguyên 224, Hạ Hầu Thượng có một ái thiếp, ông sủng ái người phụ nữ này còn hơn cả chính thê (vốn là người trong hoàng tộc Tào thị). Do đó, Tào Phi đã phái người ám sát vị ái thiếp này.

Hạ Hầu Thượng vô cùng đau buồn, ngày đêm mong nhớ người đẹp mà đổ bệnh, rồi qua đời vào một năm sau đó.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-4

Tào Hồng là một trong những trọng thần được Tào Tháo tin tưởng nhất.

Người cuối cùng là Tào Hồng, tự Tử Liêm, người huyện Tiếu, Phái Quốc, một công thần khai quốc nước Tào Ngụy. Tào Hồng sớm đã đi theo Tào Tháo từ chiến dịch thảo phạt Đổng Trác.

Trong một lần Tào Tháo mở cuộc truy đuổi Đổng Trác và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, nhưng bị bộ tướng Đổng Trác là Từ Vinh đem quân phục kích ở Huỳnh Dương, đâm chết ngựa của Tháo. Tháo bại trận, rút lui. Tào Hồng đã tình nguyện nhường ngựa cho Tào Tháo và nói rằng: "Thiên hạ có thể không có thuộc hạ, nhưng không thể không có chúa công!".

Trong trận Quan Độ, Tào Hồng đã thành công trong việc bảo vệ đường vận lương khỏi các cuộc tấn công của Trương Cáp, Cao Lãm. Trong thời gian diễn ra trận Hán Trung, Tào Hồng cùng với thủ lĩnh người Di đánh bại quân của Ngô Lan và Lôi Đồng là hai tướng Thục Hán.

Vì thế, trong các thần tử của Tào Tháo thì ông là một trong những người thân cận nhất, tuy nhiên tính cách của ông có phần lỗ mãn, để mặc tướng sĩ dưới trướng làm điều tai hại, điều này gây nên hiềm khích giữa ông và người cháu Tào Phi.

Sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên thay, vì vốn có hiềm khích với Tào Hồng nên đã tìm cơ hội trị tội. Tào Phi đã lấy lý do gia khách của ông làm điều càn quấy nên đã giam Tào Hồng vào ngục, tước bỏ chức tước. Biện Thái hậu biết được, bà khuyên Hoàng hậu của Tào Phi là Quách Nữ Vương nên Tào Hồng mới được thả, thế nhưng tài sản và chức tước bị cách tuột cả và Tào Hồng bị giáng làm dân thường.

2 nhân vật là nỗi bất an của Lưu Bị và Tào Tháo

Lưu Bị và Tào Tháo tuy tính cách trái ngược nhưng đều là quân chủ anh minh, có con mắt nhìn người vô cùng sắc bén.

2 nhan vat la noi bat an cua Luu Bi va Tao Thao

Tào Tháo và Lưu Bị đều là những quân chủ anh minh, có con mắt nhìn người sắc bén.

Vào thời kỳ cuối Đông Hán, chư hầu khắp nơi chinh phạt lẫn nhau, thiên hạ hỗn loạn, là một giai đoạn của sự toan tính và tranh giành giữa các nhân vật kiệt xuất. Đặc biệt là hai trong ba hùng chủ hàng đầu thời Tam Quốc, họ đều là những nhân vật đứng đầu một phương, là kẻ địch không đội chung trời nhưng cũng từng gọi nhau là huynh đệ, tính cách tuy đối nghịch nhưng đều có con mắt nhìn người vô cùng sắc bén. Đó chính là Tào Tháo và Lưu Bị.

Tào Tháo mưu lược kiệt xuất, khuynh đảo thiên hạ. Ông lòng ôm trí lớn, tâm kế và trí lược người bình thường khó mà bì kịp. Tiếc thay, thất bại tại Xích Bích đã ngăn cản bước tiến, khiến ông không thể hoàn thành hoài bão thống nhất thiên hạ.

Thế nhưng khả năng nhìn người và dùng người của Tào Tháo luôn đáng nể, trước khi lâm trung ông đã dự đoán chính xác một chuyện, đồng thời nhắc kỹ con trưởng của mình là Tào Phi phải đề phòng.

2 nhan vat la noi bat an cua Luu Bi va Tao Thao-Hinh-2

Tào Tháo luôn coi Tư Mã Ý là mối họa tiềm tàng.

Ngay từ khi còn cầm quân chinh phạt tứ phương, Tào Tháo đã luôn đắn đo không biết nên giết hay dùng Tư Mã Ý. Một mặt ông rất coi trọng nhân tài, muốn giữ Tư Mã Ý lại để phò tá cho thế hệ kế cận hoàn thành đại nghiệp còn dang dở.

Mặt khác, Tào Tháo nhìn rất rõ dã tâm và tài cán của Tư Mã Ý, các con của ông đặc biệt là Tào Phi đều thua xa trí óc của người này. Vậy nên trước khi lâm chung, Tào Tháo đã dặn dò rất kỹ Tào Phi rằng, muốn thành đại nghiệp cần có Tư Mã Ý nhưng phải tuyệt đối đề phòng ông ta.

Tào Phi nghe lời dặn dò của phụ vương, luôn đề phòng Tư Mã Ý, chỉ trọng dụng chứ không trao binh quyền. Tào Phi trước khi qua đời cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự cho người kế thừa Tào Duệ, vì vậy Tư Mã Ý dưới thời Tào Duệ cũng không dám lộng hành.

Tiếc rằng Tào Duệ cũng mất sớm, con trai Tào Phương kế vị khi còn quá nhỏ, quốc gia bất ổn. Sau nhiều năm nhẫn nại, Tư Mã Ý khơi dậy chính biến, giết đại tướng Tào Sảng, chiếm lấy đại quyền. Cuối cùng, cháu nội của Tư Mã Ý phế truất nhà Ngụy, lập ra Tấn Quốc, xưng làm Tấn Đế.

2 nhan vat la noi bat an cua Luu Bi va Tao Thao-Hinh-3

Lưu Bị luôn cảm thấy Mã Tốc không giỏi như Gia Cát Lượng ca ngợi.

Bên phía nhà Thục, Lưu Bị trước khi lâm chung tại thành Bạch Đế cũng triệu tập Gia Cát Lượng để thương thảo quốc sự. Sau khi dặn dò nhờ cậy phò trợ Lưu Thiện, Lưu Bị đặc biệt nhắc đến tên một người, đó là Mã Tốc, người kế thừa được Gia Cát Lượng lựa chọn

Lưu Bị hỏi Gia Cát Lượng có đánh giá như nào về Mã Tốc, Gia Cát Lượng không ngần ngại đánh giá đệ tử của ông không thua kém Đại đô đốc Lục Tốn của Đông Ngô.

Lưu Bị nghe xong liền gằn giọng: "Không đúng! Ta thấy người này không lợi hại như vậy, không nên quá trọng dụng". Gia Cát Lượng bất ngờ trước thái độ của Lưu Bị, dù không phản bác lại nhưng trong lòng vẫn dành niềm tin tuyệt đối cho vị đệ tử chân truyền.

Video: Mã Tốc đánh mất Nhai Đình khiến Gia Cát Lượng mất thế phạt Ngụy. Nguồn: Youtube

Điển hình là trong chiến dịch phạt Bắc lần thứ nhất, Gia Cát Lượng không tin dùng Ngụy Diên mà lại tin tưởng Mã Tốc, giao cho Mã Tốc trọng trách trấn thủ Nhai Đình, nơi trọng yếu và là bàn đạp giúp quân Thục dễ dàng tấn công lên phía Bắc.

Khi giao nhiệm vụ, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt nhắc nhớ Mã Tốc đóng quân ở đường lớn gần sông để giữ lấy nguồn nước, như vậy mới dễ dàng phòng thủ.

Mã Tốc tự cho mình là thông minh mà biến thành một gã ngốc, chỉ đọc nhiều binh pháp mà không biết vận dụng vào thực chiến. Khi đến Nhai Đình, Mã Tốc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng, không đóng quân ở nơi đường cái gần sông, mà mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre".

Kết quả, Nhai Đình thất thủ, chiến dịch phạt Bắc thất bại. Gia Cát Lượng để ổn định lòng quân đành phải xử tử người kế nhiệm mình.

Tin mới