Vì sao tên lửa ‘sát thủ diệt tăng’ Spike từ Israel được ưa chuộng

Tên lửa "sát thủ diệt tăng" Spike hiện là loại vũ khí được nhiều quốc gia tin dùng, mới đây Hy Lạp đã chi 400 triệu USD để mua dòng vũ khí này.

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Israel công bố hôm 10/4, Hy Lạp đã ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD để mua tên lửa dẫn đường chống tăng Spike do công ty Rafael của Israel sản xuất.
Hy Lạp và Israel đã phát triển mối quan hệ mạnh mẽ về mặt hợp tác quốc phòng trong những năm gần đây. Hai nước đã tăng cường quan hệ quân sự và tham gia các cuộc tập trận quân sự chung, chia sẻ thông tin tình báo và chuyển giao công nghệ.
Một trong những lý do chính cho mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Hy Lạp và Israel là mối quan tâm chung của họ về các thách thức an ninh khu vực.
Năm 2015, Hy Lạp và Israel đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng, mở đường cho việc tăng cường hợp tác quân sự. Thỏa thuận bao gồm các điều khoản về các cuộc tập trận chung, chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác về công nghệ quốc phòng.
Vi sao ten lua ‘sat thu diet tang’ Spike tu Israel duoc ua chuong

Tên lửa chống tăng Spike

Israel luôn nổi tiếng với các sản phẩm quốc phòng của mình, và hệ thống tên lửa diệt tăng Spike là một trong số đó.
Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do Công ty Rafael nghiên cứu phát triển với các phiên bản khác nhau để bộ binh mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới và trực thăng vũ trang. Đây được coi là một trong những hệ thống tên lửa chống tăng mạnh mẽ nhất hiện nay.
Đối với tên lửa Spike, mối liên hệ giữa xạ thủ với tên lửa sau khi bắn là nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua sợi quang, nhờ đó cho phép xạ thủ: Lựa chọn mục tiêu sau khi bắn hoặc thay đổi giữa chừng nếu phát hiện mục tiêu khác nguy hiểm hơn. Nhận dữ liệu và nhận dạng mục tiêu trong thời gian thực. Tiếp đến, đầu tự dẫn thực hiện bắt mục tiêu sau khi phóng đạn.
Tên lửa có thể được bắn đi từ vị trí có không gian kín và chúng có thể đạt được độ chính xác cao ở tầm bắn lớn nhất, đồng thời giảm thiểu sự tổn hại do luồng phụt của tên lửa.
Tuỳ theo đối tượng tác chiến, tên lửa Spike được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem, nổ mảnh, xuyên-nổ… để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, các công trình quân sự (lô cốt, hầm đất nện…) và các công trình kiến trúc.
Vi sao ten lua ‘sat thu diet tang’ Spike tu Israel duoc ua chuong-Hinh-2

Chiến trường Ukraine: Xe tăng Challenger-2 sẽ sớm đối đầu T-90?

Quân đội Ukraine sắp nhận những xe tăng Challenger-2 của Anh để để chống lại xe tăng T-90 tốt nhất của Nga; vậy trong trận đấu tăng này, bên nào sẽ có lợi thế?

Chien truong Ukraine: Xe tang Challenger-2 se som doi dau T-90?

Các nhà phân tích quân sự bắt đầu hiểu tại sao, quân đội Ukraine lại trang bị cho hai lữ đoàn đổ bộ đường không của họ là Lữ đoàn 25 và 80 những chiếc xe tăng Challenger 2 nặng nề do Anh sản xuất.

Không quân Nga phá hủy cầu Ukraine bằng một đòn đánh chính xác

Không quân Nga đã phá hủy một cây cầu tại miền Đông Ukraine chỉ bằng một đòn đánh; nhưng tiếc là họ không thường xuyên tiến hành các cuộc tiến công hiệu quả như vậy.

Khong quan Nga pha huy cau Ukraine bang mot don danh chinh xac

Ngày 9/4, phóng viên hãng thông tấn quân sự Nga thông báo, máy bay chiến đấu Su-34 của Không quân Nga đã phóng tên lửa không đối đất Kh-29T phá hủy cây cầu bắc qua sông Sudost ở tỉnh Chernihiv, miền Bắc Ukraina.

Bộ phận của bò xưa không ai ăn nay thành đặc sản bổ dưỡng

Bộ phận này giá rẻ hơn thịt bò lại giàu dinh dưỡng với collagen, chất đạm, chất béo, vi chất kẽm và magie, sắt, vitamin... rất tốt cho sức khỏe.

Tin mới