Vì sao thế giới 'ngán' Triều Tiên?

Triều Tiên đã sở hữu quả bom hạt nhân có sức công phá lớn gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.

Vì sao thế giới 'ngán' Triều Tiên?
Nếu chỉ vài năm trước, vũ khí Triều Tiên còn là chuyện đùa vui, tếu táo, thì năm qua dư luận quốc tế đã bàn luận nhiều hơn về khả năng đe dọa thực sự của vũ khí Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chia sẻ niềm vui với cấp dưới trong lần phóng thử thành công tên lửa Hwasong-15 - Ảnh: REUTERS
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chia sẻ niềm vui với cấp dưới trong lần phóng thử thành công tên lửa Hwasong-15 - Ảnh: REUTERS 
Sự dè chừng với Triều Tiên không hẳn chỉ bắt nguồn từ tần suất tăng vọt các vụ thử tên lửa, hạt nhân hay sự thay đổi vị thế quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Bởi trên thực tế, theo báo Washington Post (Mỹ), dữ liệu thu thập của giới nghiên cứu cho thấy số vụ thử vũ khí năm 2017 của Triều Tiên tương đương năm ngoái, trong khi những đe dọa kiểu "hòn bấc ném đi hòn chì ném lại" giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi.
"Quả bom H thực sự"
Năm 2017, Triều Tiên chỉ có duy nhất một lần thử hạt nhân, trong khi năm ngoái là hai lần. Nhưng vụ thử hạt nhân ngày 3-9 năm nay làm "lu mờ" tất cả những vụ thử trước đó. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng sức công phá của quả bom hạt nhân này đạt ít nhất 140 kiloton. Một số chuyên gia có uy tín còn nhận định là 250 kiloton.
Nếu ước đoán cao hơn này chính xác, có nghĩa Triều Tiên đã sở hữu quả bom hạt nhân có sức công phá lớn gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Cũng cần lưu ý những vụ thử hạt nhân lớn nhất trước lần thử năm nay của Triều Tiên chỉ có sức công phá trong khoảng 10-20 kiloton.
Ông David Wright, đồng giám đốc của Chương trình an ninh toàn cầu tại Liên minh các nhà khoa học liên quan (UCS), tin rằng quả bom ngày 3-9 của Triều Tiên là "một quả bom H thực sự".
Từ đó cho thấy Triều Tiên đã không nói dối khi tuyên bố họ đã tạo ra một loại vũ khí nhiệt hạch hai tầng trước vụ thử hạt nhân. Và nếu điều này đúng cũng cho thấy hiện tại Triều Tiên đã làm chủ một công nghệ phức tạp mà Mỹ và Liên Xô (cũ) từng sở hữu trong những năm 1950 sau làn sóng vũ khí hạt nhân đầu tiên.
Ai cũng có thể hình dung những hậu quả kinh hoàng sẽ tăng lên ra sao nếu loại bom này trút lên một thành phố nào đó? Giới chuyên gia lo ngại hơn khi cho rằng với sức công phá quy mô quá lớn như vậy, trong các tình huống chiến tranh hạt nhân thực sự, hệ thống tên lửa của Triều Tiên cũng sẽ không cần phải quá chính xác nữa.
Còn tiến xa?
Nhiều chuyên gia nhận định trong những năm tới, nếu Triều Tiên tiếp tục duy trì với tiến độ hiện tại và không bị ngáng trở, họ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Thậm chí Triều Tiên có thể vươn tới một sự kiện lớn hơn là thử nghiệm tên lửa đạn đạo có gắn đầu đạn hạt nhân, có thể phóng qua Thái Bình Dương.
Chính quyền Bình Nhưỡng tổ chức tiệc ăn mừng hôm 13-12 ghi công những người góp phần thử thành công tên lửa xuyên lục địa (ICBM) - Ảnh: REUTERS
Chính quyền Bình Nhưỡng tổ chức tiệc ăn mừng hôm 13-12 ghi công những người góp phần thử thành công tên lửa xuyên lục địa (ICBM) - Ảnh: REUTERS 
Toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm
Chỉ thử hạt nhân một lần, nhưng trong năm 2017 Triều Tiên tiến hành ít nhất 20 vụ thử tên lửa. Trong tháng 7, các chuyên gia cảnh báo một số tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng có vẻ như là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có nghĩa tầm bắn vượt 3.400 dặm (5.471km).
Những lo ngại này được khẳng định ngày 28-11 khi Triều Tiên thử tên lửa Hwasong-15. Tên lửa này đã bay 54 phút trong hành trình khoảng 596 dặm với quỹ đạo cao. Tầm bắn của loại này có thể là 8.100 dặm (13.035km), theo đó đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm.
Cột mốc này rất đáng kể. Năm ngoái tên lửa có tầm bắn xa nhất mà Triều Tiên thử nghiệm mới chỉ khoảng 2.500 dặm (4.023km). Theo ông Wright, loại tên lửa cũ là Musudan. Nhưng sau những lần thử thất bại năm 2015, có vẻ như Triều Tiên đã dừng chương trình tên lửa Musudan để chuyển sang một loại tên lửa khác tốt hơn.
Cùng với việc mở rộng tầm bắn tên lửa, năm 2017 giới quan sát cũng "choáng" với số lượng tên lửa mới mà Triều Tiên đưa vào thử nghiệm. Trên thực tế chương trình tên lửa Triều Tiên đã duy trì trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2017 là một cột mốc lớn về sự "mới".
"Năm nay không có một số lượng kỷ lục các cuộc thử tên lửa chiến lược, nhưng đã chứng kiến một số lượng kỷ lục các tên lửa mới... Trên thực tế, hầu hết các hệ thống tên lửa được thử nghiệm năm nay là những cái chúng tôi chưa từng thấy" - ông Shea Cotton, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm chống phổ biến hạt nhân James Martin, nhận định.
Theo ông Cotton, chỉ trong một năm, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã "chào sân" tới 6 loại tên lửa mới. Trong khi đó, cha ông Un - ông Kim Jong Il, chỉ thử 2 loại tên lửa mới trong lúc cầm quyền, còn nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il Sung thì thử 3 loại mới. "Tôi dám chắc là hầu hết các loại tên lửa mới này đã được nghiên cứu phát triển trong vài năm qua" - ông Cotton nói.
Cùng với đó là một bước tiến quan trọng với việc Triều Tiên phát triển thành công công nghệ đưa nhiên liệu rắn vào tên lửa. "Các tên lửa dùng nhiên liệu rắn có thể được phóng nhanh hơn nhiều và từ các bệ phóng di động" - ông Kingston Reif, giám đốc chính sách giải trừ và giảm thiểu vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ, nhận định.
Liên Hiệp Quốc đồng ý trừng phạt mới với Triều Tiên
Ngày 22-12 (giờ Mỹ, tức rạng sáng 23-12 giờ Việt Nam), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) thông qua nghị quyết mới thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm "đáp trả" vụ thử tên lửa đạn đạo trong tháng trước của nước này.
Vị Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi các nước thành viên LHQ đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA và gấp đôi các nỗ lực đưa năm 2018 trở thành năm bản lề trong việc đạt được hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 22-12, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 2397 thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên, hạn chế xuất khẩu dầu lọc sang nước này cùng với các biện pháp trừng phạt khác.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Một nhiếp ảnh gia giấu tên đã chụp được những bức ảnh hiếm hoi phần nào tiết lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien
Tờ Mirror (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh về các binh sĩ Triều Tiên được một nhiếp ảnh gia giấu tên chụp trong chuyến thăm đất nước bí ẩn này gần đây. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-2
Những bức hình phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực về lực lượng quân đội Triều Tiên, chắc hẳn sẽ khác xa so với nhiều người tưởng tượng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-3
 Hai binh sĩ Triều Tiên ngồi đánh cờ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-4
“Những người lính Triều Tiên dường như không ở trong tinh thần sẵn sàng (chiến đấu), ngay cả tại khu vực biên giới với Hàn Quốc”, nhiếp ảnh gia giấu tên cho hay. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-5
“Về cơ bản, năng lực quân sự của Triều Tiên vẫn yếu hơn nhiều so với Hàn Quốc và Mỹ”, nhiếp ảnh gia nói thêm. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-6
 Các binh sĩ tự tay sửa xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-7
Xe chạy bằng củi ở Triều Tiên. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-8
Binh sĩ Triều Tiên tranh thủ nằm ngủ ngay trên xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-9
  Một số nam và nữ quân nhân Triều Tiên mặc quân phục. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-10
Nữ binh sĩ Triều Tiên đi giày cao gót trong khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-11
Những bức ảnh này được chụp khi nhiếp ảnh gia trên hành trình tới Núi Kumgang, thành phố cảng Wonsan, thành phố Nampo và thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-12
Nữ binh sĩ Triều Tiên trao đổi với một người đàn ông. Ảnh: Mirror. 

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên
Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 
Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Tin mới