Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ "dứt tình" với Mỹ chọn mua S-400 của Nga?

Là một thành viên của NATO, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống S-400 của Nga thay vì ký hợp đồng mua Patriot với đồng minh Mỹ?

Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn mua S-400 thay vì Patriot. Dù tên lửa phòng không S-400 được coi là một trong những hệ thống tiên tiến nhất thế giới nhưng nó lại không tương thích với các hệ thống của NATO. Nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định khó hiểu này của Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Vi sao Tho Nhi Ky
 Hệ thống Patriot. Ảnh: Shutterstock
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ không chọn Patriot?
Trong nhiều năm, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đã chứng minh tính hiệu quả của mình trước các mối đe dọa từ kẻ thù. Các hệ thống này cũng thể hiện được sức mạnh trong chiến đấu và có thị trường khắp toàn cầu. Các nước NATO sử dụng Patriot để nâng cấp hệ thống dễ dàng hơn, và vì thế đem đến một sự đảm bảo lớn hơn về quốc phòng. Tuy nhiên, dù là một thành viên của NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa sở hữu hệ thống Patriot.
Không phải là Thổ Nhĩ Kỳ không có hệ thống Patriot trong lãnh thổ của mình nhưng hệ thống này không thuộc sở hữu của Ankara. Do những đe dọa về tên lửa ngày càng gia tăng trong cuộc khủng hoảng Syria nên các thành viên NATO gồm có Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Mỹ đều triển khai hệ thống Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống lại các mối đe dọa này.
Dù vậy, việc gần đây Đức và Mỹ đều rút hệ thống Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ thay vì tiếp tục thỏa thuận đã gây nhiều lo ngại cho Ankara. Những thay đổi về địa chiến lược này diễn ra trước khi Thổ Nhĩ Kỳ có quyết định táo bạo với dự định mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc để thay thế, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ các đối tác NATO.
Việc phương Tây rút hệ thống Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ càng khiến Ankara củng cố thêm quan điểm chống người Kurd. Ngoài ra, Tổng thống Recep Erdogan cũng cáo buộc Mỹ đã can thiệp vào cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016.
Thế nhưng, bất chấp những bất đồng này, Mỹ vẫn đề nghị bán hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Ankara đã có kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Dù vậy, giả sử Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn mua Patriot thì nguyên nhân của quyết định này xuất phát từ bản thân các nhu cầu địa chính trị của Ankara nhiều hơn là nỗ lực tham gia vào một liên minh với các nước EU. Patriot và S-400 là hai hệ thống hoàn toàn khác nhau nên về cơ bản, Thổ Nhĩ Kỳ có thể lựa chọn cả hai để đối phó với một môi trường xung quanh đầy thách thức.
Raytheon - nhà sản xuất của Patriot đặt dưới sự quản lý của Chủ tịch Wes Kremer đã khẳng định rằng việc mua hệ thống này là một quyết định "giữa các chính phủ với nhau" và công ty này không có vai trò gì. Tuy nhiên, vì từng triển khai hệ thống Patriot trên lãnh thổ của mình nên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những hiểu biết nhất định về hệ thống này và các biện pháp để tích hợp nó với hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự cần hệ thống S-400?
Với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần tách riêng các hệ thống liên quan đến nhau vốn hỗ trợ chức năng cho S-400 trên một bệ phóng riêng biệt. Cũng cần phải nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đang tìm kiếm hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng tích hợp với các máy bay tiêm kích đánh chặn nội địa của Ankara thay vì phải mua một máy bay tiêm kích mới từ bên ngoài.
Trên thực tế, tập đoàn Lockheed Martin vốn đang phát triển Hệ thống Phòng không Tầm trung Mở rộng (MEADS) đã khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có "cơ sở hạ tầng khá phát triển", mở ra cánh cửa để Ankara có thể tích hợp hệ thống S-400 với các máy bay tiêm kích đánh chặn nội địa của mình.
Bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ là một ưu tiên của Mỹ bởi điều này giúp hạn chế tối đa việc Ankara tìm kiếm những thỏa thuận khác với các hệ thống do Nga phát triển. Quan ngại về khả năng có thể xảy ra này, Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự Tina Kaidanow cho biết đầu năm 2018, Mỹ đã có các cuộc hội đàm với Thổ Nhĩ Kỳ để giúp "Thổ Nhĩ Kỳ hiểu những gì chúng ta có thể làm với Patriot".
Việc Mỹ có muốn để cho các máy bay tiêm kích nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ tương thích với hệ thống Patriot hoặc Washington có cho phép Ankara tham gia vào dây chuyền sản xuất chung hay không vẫn chỉ là những suy đoán. Bà Kaidanow khẳng định thêm rằng Mỹ muốn đảm bảo các đồng minh đều có thể sở hữu hệ thống này để "duy trì sự ủng hộ trong mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh của chúng ta và với Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp quốc gia này đồng ý mua hệ thống Patriot”.
Washington lo ngại rằng quyết định mua S-400 có thể khiến Ankara ủng hộ các chính sách và các quyết định chiến lược của Moscow ở Syria, Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào khác. Đây rõ ràng là một sự lo ngại có cơ sở. Dù Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yilidrim đã tuyên bố hồi tháng 3/2018 rằng: "Mỹ vẫn là đồng minh của chúng tôi dù Mỹ đã phạm sai lầm ở khu vực Syria", nhưng những tuyên bố như vậy không được chính quyền Tổng thống Trump coi là một tín hiệu tích cực.
Mỹ cũng phải nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ không coi Patriot là một lựa chọn thay thế cho S-400, ông Yilidrim khẳng định. Vì thế, thậm chí cả khi Thổ Nhĩ Kỳ mua Patriot thì cũng không có gì đảm bảo Ankara sẽ không mua S-400 hay bất kỳ phát minh nào khác của Nga. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ nên thực hiện cấm vận với việc vận chuyển tiêm kích tiến công kết hợp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu biện pháp này có đủ mạnh để buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng mua S-400 hay không bởi Ankara có thể tìm kiếm chương trình cung cấp các chiến đấu cơ từ Nga để thay thế. Trong khi đó, số khác thì cho rằng Mỹ nên áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn lên Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp về hợp đồng Patriot nhưng liệu những biện pháp trừng phạt này sẽ hiệu quả đến đâu vẫn là một điều khó đoán định.
Bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ không phải một việc dễ dàng. Bộ Ngoại giao Mỹ cần giải quyết các vấn đề xoay quanh Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Tương tự vậy, Washington và các đồng minh cũng cần phải hiểu rõ những mục tiêu và lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi hy vọng vào bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí nào được thông qua giữa hai bên.

Qatar sẽ mua tên lửa S-400 trước Việt Nam

(Kiến Thức) - Quốc gia Trung Đông, Qatar nhiều khả năng sẽ là khách hàng tiếp theo của hệ thống phòng không tầm xa tối tân S-400 Triumf do Nga sản xuất.

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 25/1 thông báo, Qatar - quốc gia nhỏ bé nằm phía Đông Bắc bán đảo Arab đang bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới hệ thống phòng không tầm xa tối tân S-400 Triumf của Nga. Nguồn ảnh: RT.
 Hãng thông tấn Nga TASS ngày 25/1 thông báo, Qatar - quốc gia nhỏ bé nằm phía Đông Bắc bán đảo Arab đang bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới hệ thống phòng không tầm xa tối tân S-400 Triumf của Nga. Nguồn ảnh: RT.

Mỹ “nổi đóa” khi Iraq muốn mua “rồng lửa” S-400 của Nga

(Kiến Thức) - Iraq muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Tuy nhiên, ý định trên của Iraq lại khiến Mỹ nổi giận và Baghdad có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Washington.

Theo RT, chính quyền Iraq gần đây bày tỏ ý định muốn mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên, nếu Iraq làm điều đó, Mỹ có thể sẽ trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt theo “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA).
“Chúng tôi muốn mua bất cứ loại vũ khí nào giúp tăng cường an ninh cho Iraq cũng như các lực lượng vũ trang của nước mình. Đồng thời, chúng tôi cũng tôn trọng cam kết trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chúng tôi gặp một số trở lại khi mua hệ thống S-400. Chúng tôi đang đàm phán và khi có quyết định cuối cùng, việc mua S-400 sẽ được cân nhắc”, RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Iraq Ibrahim Jaafari cho biết.

Trung Quốc nhận đơn vị tên lửa S-400 đầu tiên từ Nga

(Kiến Thức) - Hai con tàu chở các bộ phận cấu thành tổ hợp tên lửa  phòng không S-400 của Nga đã tới Trung Quốc. Được biết, Bắc Kinh là khách hàng nước ngoài đầu tiên được Nga chuyển giao tổ hợp phòng không tiên tiến này..

Theo hãng thông tấn TASS, hai con tàu chở các bộ phận cấu thành của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga đã tới Trung Quốc. Số trang thiết bị còn thiếu do bị hư hại khi được vận chuyển bằng tàu thứ ba trước đó sẽ được chuyển tới cho khách hàng vào mùa hè này.
“Lô hàng đầu tiên của tổ hợp phòng không S-400, bao gồm một trạm chỉ huy, trạm radar, bệ phóng, thiết bị năng lượng và một số bộ phận khác, đã được vận chuyển từ cảng Ust-Lug, vùng Leningrad, tới Trung Quốc theo đúng thời hạn trong hợp đồng. Thiết bị còn thiếu sẽ được bàn giao nốt cho khách hàng vào mùa hè này”, nguồn tin cho biết.