Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ với Nga sau đảo chính?

Cải thiện quan hệ nồng ấm với Nga đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Đó là nhận định của nhà báo Dorian Jones trên tờ Eurasia Net có trụ sở tại Istanbul. Thực tế, cả Moscow và Ankara đều đang trong tiến trình bình thường hóa quan hệ sau sự việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga hôm 24/11/2015. Sau một thời gian dài căng thẳng, quan hệ hai nước dần dần có những biểu hiện tan băng, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin vào ngày 9/8 sắp tới.
Ông Jones nhận định: “Cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo là cơ hội cho ông Putin. Thổ Nhĩ Kỳ là một người chơi địa chính trị quan trọng trong khu vực Biển Đen. Tuy nhiên quá trình thân phương Tây của Ankara đang gặp nhiều khó  khăn”.
Vi sao Tho Nhi Ky thay doi thai do voi Nga sau dao chinh?

Sau cuộc đảo chính bất thành, Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách cải thiện quan hệ với Nga. Nguồn: AP.

Nhà báo giải thích thêm rằng “mối quan hệ của Ankara với hầu hết các đồng minh phương Tây hiện đang căng thẳng và rất phức tạp, nhất là sau vụ đảo chính không thành hôm 15/7, khi Mỹ và EU liên tiếp chỉ trích việc ông Erdogan đẩy mạnh quá trình thanh trừng”.
Việc nối lại tình hữu nghị giữa Moscow và Ankara không có gì quá ngạc nhiên khi cả hai đều đang hướng tới việc cải thiện quan hệ sau vụ việc 24/11/2015. Tuy nhiên, có một nhân tố bổ sung ở đây, đó là Nga được cho là đã cảnh báo ông Erdogan về cuộc đảo chính quân sự chỉ vài giờ trước khi nó diễn ra.
Thêm vào đó, “Moscow là một trong những chính phủ nước ngoài đầu tiên đề nghị hỗ trợ ông Erdogan trong quá trình đảo chính diễn ra khi các bên chưa biết chắc kết quả của sự việc này”, ông Jones nói.
Việc Nga phản ứng trước cuộc đảo chính hôm 15/7 khác hoàn toàn so với thái độ của các đồng minh NATO. Ví dụ, Mỹ đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ giới chức được bầu cử một cách dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cuộc đảo chính đã ngã ngũ.
Soli Özel, chuyên gia quan hệ quốc tế của ĐH Kadir Has tại Istanbul cho rằng: “Ông Putin đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ đối với ông Erdogan. Cũng có báo cáo cho rằng Nga là nước đầu tiên cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng diễn ra đảo chính. Ngoài ra, sự thật rằng đây sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông Erdogan với một lãnh đạo nước ngoài có thể cho thấy tầm quan trọng của nó”.
Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý bình thường hóa quan hệ thông qua cuộc điện đàm hôm 29/6. Hai ngày trước đó, Tổng thống Nga nhận được một lá thư xin lỗi của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ việc máy bay Su-24.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Victor Nadein-Raevsky, Viện kinh tế thế giới có trụ sở ở Moscow, sẽ không dễ dàng để quay trở lại như trước đây. “Các công ty thương mại Nga đã tìm thấy những nhà cung cấp mới song họ sẽ vui mừng nếu hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ có thể quay trở lại thị trường Nga. Các công ty xây dựng cũng sẽ tìm kiếm những hợp đồng mới. Các công ty hàng không cũng sẽ nhanh chóng nối lại các chuyến bay”, ông giải thích.
Chuyên gia này cho rằng rất nhiều người Nga sẽ “thở phào nhẹ nhõm” khi cơ chế miễn thị thực trở lại như cũ. “Chúng tôi có khoảng 200.000 cuộc hôn nhân giữa hai nước. Hơn 70.000 người Nga có bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cũng kinh doanh tại Nga. Các lệnh cấm vận nói trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực giáo dục và văn hóa”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

Loạt ảnh về cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Các báo đài trên khắp thế giới nhanh chóng đăng tải những hình ảnh trong cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 16/7.


Loat anh ve cuoc dao chinh quan su o Tho Nhi Ky
 Một công dân nằm chắn trước xe tăng đang hướng về sân bay Ataturk ở thành phố Istanbul nhằm phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ tối 15/7 (giờ địa phương).

Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ bị dập tắt hoàn toàn?

(Kiến Thức) - Thị trưởng thành phố Istanbul, ông Vasip Sahi nói với báo giới rằng, cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ngăn chặn.

Video hình ảnh về cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn video The Guardian):

Rơi lệ cảnh cô gái bị cha đẻ nhốt trong lồng sắt dưới lòng đất

Sau khi hình ảnh một người phụ nữ bị cha đẻ nhốt trong lồng sắt dưới lòng đất đăng tải lên mạng xã hội thì đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc.

Roi le canh co gai bi cha de nhot trong long sat duoi long dat
 Sau khi nhận thông báo của người dân cùng làng về một người phụ nữ ở thôn Tây Hà đang bị nhốt trong lồng sắt dưới lòng đất. Ngay sáng sớm ngày 28/7, lực lượng công an Hạ Khê, huyện Bình Sơn, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã nhanh chóng đến hiện trường tìm hiểu rõ sự việc và giải cứu người phụ nữ đáng thương này.

Tin mới