Vì sao Tổng thống Trump lại “đổi giọng” về Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi lại niềm hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều khi nói rằng thời gian và địa điểm cuộc gặp này sẽ không thay đổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi lại niềm hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều khi nói rằng thời gian và địa điểm cuộc gặp này sẽ không thay đổi. Ảnh: AFP/Getty
 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi lại niềm hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều khi nói rằng thời gian và địa điểm cuộc gặp này sẽ không thay đổi. Ảnh: AFP/Getty

Nhà Trắng cũng xác nhận, nhóm tiền trạm vẫn tới Singapore như kế hoạch ban đầu để chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể diễn ra tại đây.

Những tuyên bố này khiến hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được làm sống lại sau những sóng gió do quyết định hủy họp của Tổng thống Donald Trump chỉ 2 ngày trước đó.

Bất ngờ “đổi giọng”

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thông báo chính thức đầu tiên sau cuộc gặp bất ngờ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 26/5, nói rằng ông Kim Jong-un vẫn cam kết phi hạt nhân hóa.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp bất ngờ ở Khu phi quân sự bên phía Triều Tiên ngày 26/5, gần một tháng sau cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều lần trước cũng ở Khu phi quân sự nhưng bên phía Hàn Quốc.

Trong thông báo chính thức ngày 27/5, Tổng thống Moon Jae-in nói rằng, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un “một lần nữa tuyên bố rằng Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, bày tỏ mong muốn kết thúc đối đầu và chiến tranh, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng thông qua sự thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều”.

Thông cáo của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 27/5 cũng cho hay, “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cám ơn Tổng thống Moon Jae-in vì những nỗ lực mở đường cho cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6, cũng như thể hiện quyết tâm tiến hành cuộc đối thoại lịch sử này”.

Trước đó ngày 24/5, ông Trump bất ngờ tuyên bổ hủy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được nhiều người kỳ vọng, viện dẫn những tuyên bố thù địch của nhà lãnh đạo Triều Tiên và lo ngại cam kết của Bình Nhưỡng về việc sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Sau động thái này của ông Trump, phía Triều Tiên đã lên tiếng rằng, quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh đi ngược lại mong muốn của cộng đồng quốc tế về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan nói rằng: “Chúng tôi muốn làm rõ với Mỹ một lần rằng chúng tôi mong muốn được ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề vào bất cứ thời điểm nào”.

Chỉ một ngày sau khi tuyên bố hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Trump lại nói Mỹ đã “có những cuộc thảo luận hiệu quả” về việc nối lại hội nghị. Giới phân tích cho rằng, việc ông Trump “đổi giọng” cho thấy dường như ông đang chịu nhiều sức ép cả trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là đồng minh Hàn Quốc vốn đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên trong lịch sử.

Thượng đỉnh là cần thiết

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được cả thế giới kỳ vọng và xem đây là cơ hội duy nhất để hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là điều cần thiết để hai bên hóa giải những bất đồng một cách thẳng thắn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố gửi tới Reuters hôm 27/5 nói rằng, nước này hy vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể diễn ra như dự kiến và thành công tốt đẹp, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi cả 2 phía nên kiên nhẫn và thể hiện thiện chí. “Chúng tôi luôn tin rằng, các cuộc tiếp xúc và đối thoại trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là cần thiết để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên”.

Trong tuyên bố ngày 27/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mặc dù nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết phi hạt nhân hóa, nhưng ông cũng thừa nhận rằng Mỹ và Triều Tiên có thể có cái nhìn khác nhau về phi hạt nhân hoá. Đó là lý do Mỹ và Triều Tiên cần tổ chức không chỉ các cuộc gặp cấp chuyên gia mà cả cuộc gặp thượng đỉnh để giải quyết những bất đồng, đặc biệt là về giải pháp phi hạt nhân hóa cũng như lộ trình phi hạt nhân hóa.

“Trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Hàn, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng, chúng ta có thể nhìn thấy không chỉ sự chấm dứt các mối quan hệ thù địch mà còn cả sự hợp tác kinh tế nếu Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Tôi đã kêu gọi cả Mỹ và Triều Tiên bày tỏ các vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp”, Tổng thống Moon Jae-in nói.

Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, giới chức Mỹ hoài nghi Triều Tiên có hoàn toàn từ bỏ kho hạt nhân hay không, trong khi đó Triều Tiên lại chưa cảm thấy được thuyết phục về sự đảm bảo an ninh từ Mỹ. Ông nói: “Điều chưa rõ ràng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un không phải là việc sẵn sàng phi hạt nhân hóa, mà là lo ngại nếu Triều Tiên phi hạt nhân hóa, liệu Mỹ có chấm dứt các mối quan hệ thù địch và đảm bảo an ninh cho Triều Tiên hay không”. Tuy nhiên, ông Moon Jae-in không đưa ra định nghĩa “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” là như thế nào.

Ông Moon Jae-in nói rằng, ông kỳ vọng các cuộc gặp cấp chuyên gia cũng như cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra suôn sẻ. Ông cũng đề xuất thiết lập đường dây nóng Mỹ-Triều trong tương lai cũng như khả năng về đường dây nóng 3 bên giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên nên được tiến hành trước. “Tôi hy vọng nếu Thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công, chúng tôi có thể tiến tới cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên để từ đó có thể chính thức tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên”.

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở Hàn Quốc trong ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
 Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP. 
Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
 Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
 Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
 Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
 Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ. 

Giới quan sát nói gì về Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần ba?

(Kiến Thức) - Giới quan sát quốc tế nhận định, việc tổ chức hội đàm thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Moon Jae-in đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của Hàn Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Sputnik, các chuyên gia phân tích đã đưa ra một số ý kiến, nhận định xung quanh cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sử đang diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc hôm nay (27/4).
Các chuyên gia cho rằng, với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Moon Jae-in đã nâng tầm vị thế của Hàn Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và có thể tiếp tục đóng vai trò “cầu nối” quan trọng giữa Bình Nhưỡng và Washington trong các cuộc đàm phán trong tương lai.

Tin mới