Vì sao trời rét đậm người nhập viện do đột quỵ tăng đột biến?

Trong khi Bệnh viện Tim Hà Nội ca cấp cứu do đột quỵ tăng tới 20%, thì chỉ gần 2 tháng Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận hơn 1.000 ca lâm tình trạng này.

Vì sao trời rét đậm người nhập viện do đột quỵ tăng đột biến?
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ. So với ngày bình thường, hiện số bệnh nhân đột quỵ nhập Bệnh viện Tim Hà Nội tăng lên 20%.
Trong khi đó, tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 10 đến tháng 12/2020, đơn vị tiếp nhận 1.000 ca đột quỵ/tháng. Các ca bệnh rải rác ở nhiều khoa khác nhau như Cấp cứu, Tim mạch, Thần kinh.
Đáng chú ý, trong 1.000 bệnh nhân trên có tới 10% số ca bệnh ở độ tuổi còn rất trẻ. Đặc biệt, có bệnh nhân mới chỉ 14 tuổi.
Vi sao troi ret dam nguoi nhap vien do dot quy tang dot bien?
 Một bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo BS Hiền, do những ngày qua trời lạnh, nhiều người bị co mạch, huyết áp tăng và tâm lý ngại đi khám sức khoẻ nên tăng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do đột quỵ.
Mặt khác, đời sống sinh hoạt của nhiều người còn chưa lành mạnh, căng thẳng nhiều, dinh dưỡng không hợp lý, thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia và mắc kèm các bệnh lý nền tiểu đường, mỡ máu… cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị đột quỵ.
Đột quỵ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ gây liệt chi, liệt toàn thân thậm chí tử vong nhanh chóng. BS Hiền khuyến cáo người dân, trong những ngày thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể khi ra ngoài đường. Đặc biệt là vùng tai, đầu, cổ, ngực và bàn chân.
Mọi người tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không thức khuya, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người dân nên uống nhiều nước, không tập thể dục vào sáng sớm và đêm muộn để tránh nguy cơ đột quỵ. Nếu trời mưa, nhiệt độ quá thấp hạn chế ra khỏi nhà để bảo vệ sức khoẻ.
“Với những người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác cần cố gắng giữ ấm cơ thể, không nên ra ngoài. Ngoài ra, những người này cũng nên kiểm tra sức khoẻ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thường xuyên để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ”, BS Hiền nói.
Thông tin từ Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế), đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, 50% số ca bệnh trên đều không thể qua khỏi.
Đáng lưu ý, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng. Hiện, số ca đột quỵ ở độ tuổi trung niên và thanh niên chiếm 30% tổng số bệnh nhân. Mỗi năm, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng thêm khoảng 2%. Trong đó, số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện 30 ngày trước cơn đột quỵ

Theo thống kê, hơn một nửa số ca đột quỵ xảy ra ngoài bệnh viện, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ căn bệnh nguy hiểm này tìm đến. Nếu để tâm đến các triệu chứng sau đây có thể giúp bạn đối phó với đột quỵ ngay từ khi nó chưa thực sự xảy ra.

Dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện 30 ngày trước cơn đột quỵ
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - bác sĩ hồi sức cấp cứu, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Đột quỵ "cướp" mạng sống người khỏe mạnh nhanh mức nào?

(Kiến Thức) - Thông tin danh hài Chí Tài qua đời sáng nay (9/12) khiến người hâm mộ vô cùng bàng hoàng và xót xa. Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong là cực kỳ cao nếu không được cứu chữa kịp thời.

Nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Đột quỵ "cướp" mạng sống người khỏe mạnh nhanh mức nào?
Chiều ngày 9/12, thông tin danh hài Chí Tài qua đời đột ngột đang khiến nghệ sĩ, bạn bè không khỏi bàng hoàng. Được biết, nguyên nhân nam danh hài qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Nghệ sĩ Chí Tài hưởng thọ 62 tuổi.
Nghệ sĩ Chí Tài sinh năm 1958, tên thật là Nguyễn Chí Tài. Lúc sinh thời, Nghệ sĩ Chí Tài nổi bật nhất với vai trò diễn viên hài, anh được rất nhiều đồng nghiệp và ngươi hâm mộ yêu mến. Sự ra đi của Chí Tài khiến nhiều người xót xa.

Thanh niên 27 tuổi nguy kịch do đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội

Nam thanh niên 27 tuổi và cụ bà 75 tuổi đột ngột đau đầu dữ dội, nguy kịch phải nhập viện cấp cứu do bị đột quỵ.

Thanh niên 27 tuổi nguy kịch do đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội

Bệnh nhân P.M.T (27 tuổi, quê Sóc Trăng) đột ngột lên cơn đau đầu dữ dội, rồi rơi vào hôn mê, được đưa vào bệnh viện ở địa phương cấp cứu.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán xuất huyết nội sọ.

Tin mới