Vì sao Trung Quốc “dại dột” mua tàu ngầm lớp Lada?

Từng bị Tư lệnh Hải quân Nga tẩy chay, bị Ấn Độ chê và có giá bán “trên trời”… Ấy vậy mà Trung Quốc vẫn quyết mua tàu ngầm lớp Lada.

Vì sao Trung Quốc “dại dột” mua tàu ngầm lớp Lada?
Tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Xuất phát từ yếu tố địa chính trị, ban đầu, Nga không có ý định bán tàu ngầm lớp Lada cho Trung Quốc. Khách hàng đầu tiên mà phía Nga kỳ vọng là Ấn Độ, nhưng New Delhi lại không có hứng thú vì tàu ngầm lớp Lada chỉ là tàu ngầm cỡ nhỏ và vừa, không đáp ứng được yêu cầu chiến lược của cường quốc Nam Á này.
Giá “trên trời” của tàu ngầm lớp Lada cao cũng là nhân tố quan trọng khiến Ấn Độ không mấy hứng thú. Vào năm 1997, tàu ngầm lớp Lada có giá hơn 300 triệu USD. Giờ đây, tính thêm yếu tố lạm phát và giá vật liệu tăng, giá của tàu ngầm lớp Lada chí ít đã tăng gấp đôi, lên trên 700 triệu USD.
Vậy thì tại sao Trung Quốc lại “dại dột” mua tàu ngầm lớp Lada?
“Khắc tinh” của tàu ngầm Nhật Bản trên Biển Hoa Đông
Xét về khía cạnh quân sự, Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm lớp Lada là nhằm đa nguyên hóa đội tàu ngầm. Việc Trung Quốc sử dụng tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm lớp Nguyên, lớp Tống và lớp Lada, lớp Kilo do Nga chế tạo để bố phòng kiểu tầng tầng lớp lớp và ra đòn tấn công đa dạng khiến đối thủ khó bề chống đỡ.
Tàu ngầm hiện đại lớp Sōryū của Nhật Bản có khả năng lặn sâu từ 350-500m.
Tàu ngầm hiện đại lớp Sōryū của Nhật Bản có khả năng lặn sâu từ 350-500m.
So với tàu ngầm hiện đại lớp Sōryū của Nhật Bản có khả năng lặn sâu từ 350-500m, tàu ngầm lớp Lada có 3 ưu thế vượt trội.
Một là khả năng tàng hình. Với thiết kế thân tàu hình giọt nước và vỏ tàu chỉ có một lớp, tiếng ồn do tàu ngầm Lada gây ra ít hơn 8 lần so với tàu ngầm lớp Kilo. Vỏ tàu ngầm lớp Lada còn được phủ lớp gốm tiêu âm mới, có thể hấp thụ sóng âm cả bên trong lẫn ngoài tàu. Nhờ vậy, tiếng ồn của tàu ngầm lớp Lada đã giảm xuống dưới 100 dB, trong khi tiếng ồn của tàu ngầm lớp Sōryū là trên 105 dB. Theo tạp chí The Mirror ở Hong Kong, chênh lệch 5 dB giữa tàu ngầm lớp Lada và tàu ngầm lớp Sōryū có thể trở thành ưu thế “đoạt mạng”.
Hai là năng lực tấn công đa dạng, hỏa lực áp đảo. Trên tàu ngầm lớp Lada có tổng cộng 18 đơn vị vũ khí đều có thể phóng bằng 6 ống phóng thuỷ lôi loại 533 mm. Tàu ngầm lớp Sōryū cũng có 6 ống phóng thuỷ lôi loại 533 mm, nhưng chỉ có thể phóng được hai loại vũ khí là ngư lôi dẫn đường hạng nặng kiểu 89 và tên lửa chống hạm Harpoon, không bằng một nửa so với tầu ngầm lớp Lada. Tàu ngầm lớp Lada có 3 loại vũ khí chống ngầm, nên có thể linh hoạt sử dụng để đối phó với các đối thủ khác nhau, nhưng tàu ngầm lớp Sōryū chỉ có 1 loại, nên chỉ đối phó được với 1 loại đối thủ.
Ba là hệ thống động lực. Tàu ngầm lớp Sōryū sử dụng hệ thống cung cấp động lực trên tàu ngầm không phụ thuộc vào không khí ngoài chạy bằng động cơ Stirling (Sterling AIP) còn tàu ngầm lớp Lada được trang bị hệ thống AIP kiểu pin nhiên liệu (fuel cell AIP). Nếu cùng một thể tích, công suất của pin nhiên liệu lớn hơn rất nhiều. Nhờ vậy, tàu ngầm lớp Lada có thể hoạt động dưới nước từ 2 tuần tới 3 tuần trở lên. Trong khi đó, nếu được trang bị 4 động cơ Stirling, thời gian hoạt động dưới nước của tàu ngầm lớp Sōryū cũng chỉ bằng một nửa so với tàu ngầm lớp Lada.
Nói tóm lại, khi tác chiến ở vùng biển chỉ sâu vài chục mét như Hoàng Hải và Biển Hoa Đông, ưu thế lặn sâu tới 500 mét của tàu ngầm lớp Sōryū trở nên vô tác dụng. Do đó, tàu ngầm lớp Lada tuy nhỏ hơn rất nhiều so với tàu ngầm lớp Sōryū, nhưng hoàn toàn có thể trở thành khắc tinh của tàu ngầm lớp Sōryū, đặc biệt là tại vùng biển nông và vùng biển gần bờ.
Nhập khẩu có lợi hơn tự nghiên cứu chế tạo
Xét về góc độ kinh tế, việc nhập khẩu tàu ngầm lớp Lada là nhằm tránh đẩy ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc rơi vào tình trạng dư thừa sản xuất, từ đó kéo sập nền kinh tế nước này. Lỗ hổng về trang thiết bị quân sự hiện đại rất nhiều, cho dù trong tay có tiền và nắm vững công nghệ thì Trung Quốc cũng không sản xuất kịp để cung cấp cho quân đội. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bỏ tiền ồ ạt xây dựng các nhà máy quân sự, sau khi nhu cầu trang thiết bị của quân đội bão hòa, các nhà máy này sẽ bị dư thừa năng lực sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô cũ sụp đổ. Do vậy, việc biến phía Nga thành công xưởng sản xuất trang thiết bị vũ khí của Trung Quốc và nắm được các công nghệ then chốt… được coi là một lựa chọn thông minh.
Và cũng giống như máy bay Su-35, Trung Quốc mua vũ khí của Nga kèm thêm điều kiện là phải lắp đặt một số trang thiết bị do nước này tự chế. Qua đó cánh cửa hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc càng sâu rộng.

Tàu ngầm tối tân Trung Quốc dùng động cơ Đức

Tàu ngầm tối tân Trung Quốc dùng động cơ Đức

Ấn Độ tính thuê tàu ngầm “đấu” Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Ấn Độ có khả năng thuê thêm tàu ngầm hạt nhân từ Nga nhằm đối phó với sức mạnh Hải quân Trung Quốc đang ngày càng tăng.

Ấn Độ tính thuê tàu ngầm “đấu” Trung Quốc?
Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, Tổng Giám đốc của Viện thiết kế Malachite (nhà thiết kế tàu ngầm) Vladimir Pyalov tiết lộ, Hải quân Ấn Độ đang nghiên cứu thuê thêm một tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Project 971 Shchuka-B (NATO định danh là Akula) của Nga. 

Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược

(Kiến Thức) - Quan hệ Bắc Kinh-Washington đã không được cải thiện như mong đợi sau Thượng đỉnh California và Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung vòng 5.

Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược
Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung vòng 5 ở thủ đô Washington.
Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung vòng 5 ở thủ đô Washington.

Tin mới