Vì sao Trung Quốc đóng tàu kéo cứu hộ tàu ngầm khủng nhất thế giới?

Vì sao Trung Quốc đóng tàu kéo cứu hộ tàu ngầm khủng nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Theo các nguồn tin, chiếc tàu kéo có lượng giãn nước 6.000 tấn này được thiết kế nhằm phục vụ các trường hợp khẩn cấp đối với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Xem toàn bộ ảnh
Mạng xã hội Trung Quốc mới đây đăng tải các hình ảnh mới nhất về chiếc  tàu kéo cứu hộ Bei Tuo 743 đang được chế tạo cho Hải quân Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Quảng Châu. Đây là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu cùng tên Bei Tuo, chiếc đầu tiên mang số hiệu 739 đã được biên chế năm 2017.
Mạng xã hội Trung Quốc mới đây đăng tải các hình ảnh mới nhất về chiếc tàu kéo cứu hộ Bei Tuo 743 đang được chế tạo cho Hải quân Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Quảng Châu. Đây là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu cùng tên Bei Tuo, chiếc đầu tiên mang số hiệu 739 đã được biên chế năm 2017.
Chiếc tàu kéo 743 có lượng giãn nước lên tới 6.000 tấn, dài 110m, rộng 16m - kích thước được coi là lớp tàu kéo lớn nhất của Hải quân Trung Quốc và đứng trong hàng top tàu cứu hộ - tàu kéo lớn nhất thế giới.
Chiếc tàu kéo 743 có lượng giãn nước lên tới 6.000 tấn, dài 110m, rộng 16m - kích thước được coi là lớp tàu kéo lớn nhất của Hải quân Trung Quốc và đứng trong hàng top tàu cứu hộ - tàu kéo lớn nhất thế giới.
Dự kiến, chiếc tàu kéo Bei Tuo 743 sẽ gia nhập Hải quân Trung Quốc trong năm nay.
Dự kiến, chiếc tàu kéo Bei Tuo 743 sẽ gia nhập Hải quân Trung Quốc trong năm nay.
Theo mạng Trung Quốc, lớp tàu kéo khổng lổ này trang bị thiết bị cứu hộ dưới nước, khả năng cứu kéo các tàu cỡ lớn để phục vụ mục đích hỗ trợ các tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp. Hay nói một cách khác, nó được dùng để cứu các tàu ngầm gặp nạn.
Theo mạng Trung Quốc, lớp tàu kéo khổng lổ này trang bị thiết bị cứu hộ dưới nước, khả năng cứu kéo các tàu cỡ lớn để phục vụ mục đích hỗ trợ các tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp. Hay nói một cách khác, nó được dùng để cứu các tàu ngầm gặp nạn.
Mặc dù đang sở hữu lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực châu Á, hàng đầu thế giới, nhưng tàu ngầm Trung Quốc vẫn khiến giới phân tích nghi ngờ về tính an toàn, độ tin cậy của chúng. Đặc biệt là đối với lực lượng tàu ngầm hạt nhân vốn khá kín tiếng.
Mặc dù đang sở hữu lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực châu Á, hàng đầu thế giới, nhưng tàu ngầm Trung Quốc vẫn khiến giới phân tích nghi ngờ về tính an toàn, độ tin cậy của chúng. Đặc biệt là đối với lực lượng tàu ngầm hạt nhân vốn khá kín tiếng.
Ví dụ như lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn của Hải quân Trung Quốc, lớp tàu được đóng và trang bị từ năm 2007 với số lượng 6 chiếc, đơn giá chỉ 750 triệu USD/chiếc.
Ví dụ như lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn của Hải quân Trung Quốc, lớp tàu được đóng và trang bị từ năm 2007 với số lượng 6 chiếc, đơn giá chỉ 750 triệu USD/chiếc.
Có thời gian dài người ta đồn đoán rằng vì kém tin cậy mà Type 094 chủ yếu quanh quẩn ở cảng thay vì thực hiện các chuyến tuần tra trên biển.
Có thời gian dài người ta đồn đoán rằng vì kém tin cậy mà Type 094 chủ yếu quanh quẩn ở cảng thay vì thực hiện các chuyến tuần tra trên biển.
Theo giới phân tích, tàu trông giống với các tàu ngầm của Liên Xô từ những năm 1960 nhưng khoang chứa tên lửa của loại tàu ngầm này thô hơn nhô lên quá cao và hơi lớn nên khi lặn nó sẽ tạo ra âm thanh lớn do lực cản của nước tác động vào. Nên tàu ngầm lớp Tấn bị các chuyên gia đánh giá là tính năng chạy êm thậm chí còn không bằng tàu ngầm do Liên Xô chế tạo 20 năm trước.
Theo giới phân tích, tàu trông giống với các tàu ngầm của Liên Xô từ những năm 1960 nhưng khoang chứa tên lửa của loại tàu ngầm này thô hơn nhô lên quá cao và hơi lớn nên khi lặn nó sẽ tạo ra âm thanh lớn do lực cản của nước tác động vào. Nên tàu ngầm lớp Tấn bị các chuyên gia đánh giá là tính năng chạy êm thậm chí còn không bằng tàu ngầm do Liên Xô chế tạo 20 năm trước.
Công nghệ động lực hạt nhân cho các tàu ngầm như Type 094 cũng là dấu hỏi lớn, liệu chúng có thực sự an toàn và tin cậy hay không.
Công nghệ động lực hạt nhân cho các tàu ngầm như Type 094 cũng là dấu hỏi lớn, liệu chúng có thực sự an toàn và tin cậy hay không.
Cận cảnh mặt trên lưng gù tàu ngầm Type 094, trên đó chứa 12 giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.
Cận cảnh mặt trên lưng gù tàu ngầm Type 094, trên đó chứa 12 giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.
JL-2 được cho là phiên bản hải quân của DF-31 phóng trên đất liền, tầm bắn khoảng 7.200km. Nó được cho là bắn thử thành công từ tàu ngầm Type 094 vào năm 2009, sau đó là 2 cuộc thử nữa vào các năm 2012 và 2015. Nhìn chung là các bài bắn thử tên lửa liên lục địa của Trung Quốc khá ít trước khi cho trang bị.
JL-2 được cho là phiên bản hải quân của DF-31 phóng trên đất liền, tầm bắn khoảng 7.200km. Nó được cho là bắn thử thành công từ tàu ngầm Type 094 vào năm 2009, sau đó là 2 cuộc thử nữa vào các năm 2012 và 2015. Nhìn chung là các bài bắn thử tên lửa liên lục địa của Trung Quốc khá ít trước khi cho trang bị.
Video Mỹ lên án tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam - Nguồn: VTV24

GALLERY MỚI NHẤT