(VietnamDaily) - Trứng là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống, xuất hiện trong nhiều món quen thuộc. Trên thị trường, trứng gà được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, trứng vịt lại bổ dưỡng hơn nhiều so với trứng gà.
Thảo Nguyên (Theo Boldsky)
Sau đây là những lý do vì sao trứng vịt bổ dưỡng hơn nhiều so với trứng gà.
1. Kích cỡ lớn hơn
Trứng vịt to hơn khoảng 30-50% trứng vịt. Bạn cũng có thể phân biệt hai loại trứng nhờ màu sắc vỏ. Trứng gà có màu trắng hồng trong khi trứng vịt có màu trắng, xanh nhạt, xám...
2. Nhiều protein hơn
Trứng vịt chứa 5 loại protein chính: Ovalbumin, ovomucoid, ovotransferrin, ovomucin và lysozyme. So với các loại trứng gia cầm khác, trứng vịt có hàm lượng protein cao hơn.
3. Nhiều vitamin B9
Lượng vitamin B9 cao giúp giảm biến chứng khi mang bầu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch và ung thư.
4. Nhiều vitamin B12
Trứng vịt có tỷ lệ lòng đỏ trứng cao hơn so với trứng gà hoặc các loại gia cầm khác. Do đó lượng vitamin B12 trong trứng vịt cũng cao hơn. B12 giúp duy trì sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa mất trí nhớ.
5. Lượng axit béo Omega-3 cao
Lòng đỏ chứa nhiều axit béo thiết yếu như axit linoleic. Trứng vịt chứa lòng đỏ lớn hơn trứng gà và do đó, giàu axit béo omega-3 hơn. Loại chất này tốt cho tim.
6. Nướng bánh dễ dàng hơn
Lòng trắng là thành phần chính trong các sản phẩm như bánh ngọt và bánh quy. Trứng vịt có đặc tính tạo bọt hiệu quả do chứa nhiều protein. Ngoài ra, bọt của trứng vịt có độ ổn định cao hơn và độ bổ dưỡng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao khi nướng.
Mời độc giả theo dõi video "Gặp gỡ TOP 3 Hoa hậu Việt Nam 2020, hé lộ món ăn ưa thích của 3 nàng hậu". Nguồn: VTV24.
7. Có nhiều tác dụng kháng khuẩn
Lòng trắng bảo vệ trứng chống lại vi khuẩn xâm nhập có thể cản trở sự phát triển của phôi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng trắng trứng vịt có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Salmonella cao hơn so với trứng gà.
8. Dễ bảo quản hơn
Trứng vịt có vỏ chắc, khả năng chống va đập, độ ổn định cao. Nhờ vậy, trứng vịt cũng khó vỡ hơn.
Ngoài ra, protein trong trứng ổn định ở điều kiện nhiệt độ phòng. Ovalbumin trong trứng vịt là loại protein chiếm ưu thế nhất. Theo một nghiên cứu, nhiệt độ bảo quản không ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc protein của trứng vịt được giữ trong 15 ngày so với trứng gà.
(VietnamDaily) - Đây là những món canh quen thuộc mang vị chua chua, thanh mát giúp cho bữa cơm của bạn thêm ngon miệng, cách nấu canh đơn giản giúp bà nội trợ dễ dàng thực hiện.
1. Canh sườn nấu dưa chua
Canh sườn nấu dưa chua không chỉ dễ ăn mà còn là món canh chống ngấy cực tốt. Đây là một món ăn quen thuộc với vị chua thanh nhẹ nhàng của dưa cải hòa cùng mềm ngọt của sườn non.
Nguyên liệu:
- 1 bát dưa chua lấy cả nước
- 0,5kg sườn
- 2 quả cà chua
- 1 quả ớt, 2 củ hành khô, bột canh, mỳ chính.
Ảnh: Internet.
Cách làm:
Bước 1: Sườn chần qua nước sôi rồi ninh chín, trong quá trình ninh sườn bạn cho thêm ít gia vị để sườn được đậm đà.
Bước 2: Hành khô bóc sạch. Làm nóng chút dầu ăn trong nồi, cho hành vào phi thơm. Thêm dưa vào đảo cùng chút gia vị cho ngấm đều.
Bước 3: Cà chua bổ múi cau rồi cho vào nồi dưa đảo đều. Nếu muốn ăn canh dưa có nhiều vị chua thì bạn cho nước dưa vào đun cùng ở bước này.
Bước 4: Trút phần sườn đã ninh vào nồi dưa, tiếp tục ninh trong khoảng 20 phút nữa.
Nếu bạn muốn ăn cay thì cho thêm ớt vào nồi canh dưa đun 5 phút nữa rồi tắt bếp. Múc ra bát và ăn nóng.
2. Canh chua thịt băm nấu dứa
Món canh chua thịt băm nấu dứa vừa làm đơn giản mà nguyên liệu chế biến món ăn cũng rất quen thuộc. Bạn chỉ mất khoảng 15 phút là sẽ có được món canh chống ngấy vừa chua chua, vừa ngọt thơm này.
Ảnh: Internet.
Nguyên liệu nấu canh chua:
– 500g thịt lợn (hoặc thịt bò) xay
– 6 quả cà chua rửa sạch, bổ múi cau
– 300g dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt, cắt miếng
– 2 muỗng hành khô rửa sạch và băm nhỏ
– Muối, bột nêm, nước mắm
– Hành lá (không bắt buộc)
Cách làm món canh dứa thịt băm:
Mời độc giả xem video "An toàn thực phẩm Tết- Bao giờ hết nóng?". Nguồn: VTC.
Bước 1. Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun đến khi nóng dầu thì cho hành vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho dứa vào, để lửa to xào khoảng 3 phút rồi cho cà chua vào. Xào thêm 3 – 5 phút hoặc đến khi thấy dứa mềm, cà chua gần nhuyễn.
Bước 2. Cho thịt vào, nêm ít muối hoặc gia vị, xào thêm khoảng 2 – 3 phút. Khi thịt chín sơ, chuyển sang màu nâu thì bạn trút toàn bộ vào nồi nấu phở. Sau đó, bạn cho một bát to nước lã vào nồi. Đun sôi.
Bước 3. Khi nước sôi, bạn hớt hết bọt nổi lên để nước canh được trong. Sau đó, bạn nêm gia vị cho vừa miệng, đun thêm khoảng 15 – 20 phút cho nước ngọt thịt và ngấm vị dứa, cà chua.
Bước 4. Cuối cùng, bạn múc canh ra bát, rắc hành lên trên và thưởng thức món canh dứa thịt bằm cùng cơm nóng nhé.
3. Canh bò nấu dưa chua
Canh dưa chua thịt bò ngoài vị ngon ngọt, chua dịu nước canh còn có màu sắc hấp dẫn, bắt mắt giúp bữa ăn gia đình bạn thêm phần phong phú và ngon miệng.
Ảnh: Internet.
Nguyên liệu:
150g thịt bò (có thể có chọn loại bò bắp có gân sẽ ngon hơn)
1 tép tỏi
1 tép hành tím
200g dưa chua
1 trái cà chua - khoảng 100g
Hành ngò, gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Dưa cải vắt nước sạch, nếu dưa mặn hoặc chua quá bạn có thể rửa sơ qua nước rồi vắt sạch, để ráo.
- Hành tỏi lột vỏ, bằm nhỏ.
- Cà chua rửa sạch, cắt thành 6 múi.
- Hành ngò cắt khúc.
- Thịt bò thái nhỏ và ướp với 1 thìa cà phê hạt nêm, để 5 phút cho thấm.
Bước 2: Làm nóng nồi trên bếp với 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho 1/2 số phần hành, tỏi đã bằm nhỏ vào.
- Khi hành tỏi bắt đầu thơm thì cho toàn bộ thịt đã ướp vào xào.
Bước 3: Khi thịt bò xào trong nồi đã săn lại bạn thêm 500ml nước vào nồi, đậy nắp nấu khoảng 10 phút cho thịt chín mềm. Bạn lưu ý khi nước sôi trong nồi sẽ có nhiều bọt, vì thế ta phải vớt bỏ toàn bộ bọt có trong nồi.
Bước 4: Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo, phi thơm nốt chỗ hành tỏi còn lại rồi trút toàn bộ cà chua vào.
- Rắc chút muối vào cà, xào cho cà chín sơ thì bỏ toàn bộ dưa cải vào xào chung, thêm 1 thìa cà phê đường để làm dịu đi một phần độ chua trong dưa cải.
Bước 5: Trút toàn bộ phần dưa xào trong chảo vào nồi nước thịt đang sôi, thêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh nước mắm. Đậy nắp nồi canh.
Khi nồi canh sôi lại được 5 phút thì nêm nếm lại lần cuối rồi tắt bếp, thêm hành ngò vào, múc canh ra tô, dọn ăn cùng cơm nóng.
3. Canh cá nấu chua dọc mùng
Vị chua chua, cay cay của bát canh cá nấu dọc mùng thật thích hợp cho bữa cơm quây quần dịp Tết của cả nhà.
Những món này ngon bổ dưỡng nhưng không nên để dành qua đêm
(VietnamDaily) - Tiết kiệm rất tốt song có những thực phẩm tuyệt đối không nên để qua đêm. Ăn lại chúng khiến bạn dễ đối diện với nhiều mối nguy sức khỏe.
Rau lá xanh. Các loại rau lá xanh như rau ngót, rau cải thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Nếu ăn không hết, bạn nên bỏ đi thay vì bảo quản qua đêm rồi dùng lại.