Vì sao trước mộ Friedrich Đại đế thường có củ khoai tây?

Vì sao trước mộ Friedrich Đại đế thường có củ khoai tây?

Khi đến viếng mộ Friedrich Đại đế ở Potsdam, Đức, mọi người sẽ nhìn thấy những củ khoai tây tươi đặt ở đó. Chi tiết này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy.

Xem toàn bộ ảnh
Vua Friedrich II, thường được gọi là  Friedrich Đại đế (1712 - 1786) là hoàng đế trị vì nước Phổ trong 46 năm (từ năm 1740 - 1786). Trong thời gian nắm quyền, ông hoàng này đã đạt được nhiều thành tựu trong các việc: tổ chức chính quyền, xây dựng luật pháp, quản lý tài chính, cải tổ ngành tư pháp, chủ tọa Viện Hàn lâm, chỉ huy quân đội.
Vua Friedrich II, thường được gọi là Friedrich Đại đế (1712 - 1786) là hoàng đế trị vì nước Phổ trong 46 năm (từ năm 1740 - 1786). Trong thời gian nắm quyền, ông hoàng này đã đạt được nhiều thành tựu trong các việc: tổ chức chính quyền, xây dựng luật pháp, quản lý tài chính, cải tổ ngành tư pháp, chủ tọa Viện Hàn lâm, chỉ huy quân đội.
Vào năm 1786, Friedrich Đại đế qua đời, hưởng thọ 74 tuổi. Sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, thi hài của ông hoàng được đưa về cung điện Sanssouci ở thành phố Potsdam, cách thủ đô Berlin (Đức) chỉ khoảng 20 km. Ngôi mộ của Vua Friedrich II nhìn ra khu vườn bên trong cung điện Sanssouci. Nơi an nghỉ của ông không phô trương và được đặt cạnh mộ mấy con chó cưng của ông.
Vào năm 1786, Friedrich Đại đế qua đời, hưởng thọ 74 tuổi. Sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, thi hài của ông hoàng được đưa về cung điện Sanssouci ở thành phố Potsdam, cách thủ đô Berlin (Đức) chỉ khoảng 20 km. Ngôi mộ của Vua Friedrich II nhìn ra khu vườn bên trong cung điện Sanssouci. Nơi an nghỉ của ông không phô trương và được đặt cạnh mộ mấy con chó cưng của ông.
Sở dĩ Friedrich Đại đế được chôn cất tại cung điện Sanssouci lộng lẫy là vì khi còn sống công trình này là nơi nhà vua thường đến để nghỉ ngơi vào mùa Hè. Vua Phổ vô cùng tâm đắc cung điện Sanssouci đến mức từng tuyên bố Sanssouci “sẽ theo cùng ông lên thiên đàng”.
Sở dĩ Friedrich Đại đế được chôn cất tại cung điện Sanssouci lộng lẫy là vì khi còn sống công trình này là nơi nhà vua thường đến để nghỉ ngơi vào mùa Hè. Vua Phổ vô cùng tâm đắc cung điện Sanssouci đến mức từng tuyên bố Sanssouci “sẽ theo cùng ông lên thiên đàng”.
Trước lúc qua đời, Friedrich Đại đế để lại di chúc muốn chôn cất trong một ngôi mộ không phô trương và được đặt cạnh mộ mấy con chó cưng của ông. Do vậy, khi thi hài ông được chuyển về cung điện Sanssouci sau năm 1990, người ta đã xây dựng mộ phần đơn giản cho ông hoàng này.
Trước lúc qua đời, Friedrich Đại đế để lại di chúc muốn chôn cất trong một ngôi mộ không phô trương và được đặt cạnh mộ mấy con chó cưng của ông. Do vậy, khi thi hài ông được chuyển về cung điện Sanssouci sau năm 1990, người ta đã xây dựng mộ phần đơn giản cho ông hoàng này.
Một chi tiết thú vị là khi đến viếng mộ Friedrich Đại đế, nhiều người không khỏi bất ngờ, tò mò khi thấy một số củ khoai tây tươi đặt ở đó. Trước thắc mắc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải. Trong thời gian làm vua nước Phổ, Friedrich Đại đế còn có biệt danh là "vua khoai tây". Điều này xuất phát từ việc ông đã đưa củ khoai tây về Phổ và giúp người dân sống cải thiện chế độ ăn uống.
Một chi tiết thú vị là khi đến viếng mộ Friedrich Đại đế, nhiều người không khỏi bất ngờ, tò mò khi thấy một số củ khoai tây tươi đặt ở đó. Trước thắc mắc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải. Trong thời gian làm vua nước Phổ, Friedrich Đại đế còn có biệt danh là "vua khoai tây". Điều này xuất phát từ việc ông đã đưa củ khoai tây về Phổ và giúp người dân sống cải thiện chế độ ăn uống.
Vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang khoai tây từ Nam Mỹ sang châu Âu. Tuy nhiên, khoai tây mãi vẫn chưa xuất hiện phổ biến ở các vùng phía Bắc châu Âu. Cây khoai tây khi ấy thi thoảng chỉ được trưng bày trong vườn bách thảo. Nhiều người đều dân nghĩ rằng đó chỉ là một loại cây có những bông hoa đẹp.
Vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang khoai tây từ Nam Mỹ sang châu Âu. Tuy nhiên, khoai tây mãi vẫn chưa xuất hiện phổ biến ở các vùng phía Bắc châu Âu. Cây khoai tây khi ấy thi thoảng chỉ được trưng bày trong vườn bách thảo. Nhiều người đều dân nghĩ rằng đó chỉ là một loại cây có những bông hoa đẹp.
Trong khi đó, Friedrich Đại đế nghiên cứu về khoai tây và phát hiện đó là loại cây có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế. Ông muốn loại cây này được trồng khắp nước. Theo đó, vào năm 1756, ông trồng một cánh đồng khoai tây lớn ở một ngôi làng.
Trong khi đó, Friedrich Đại đế nghiên cứu về khoai tây và phát hiện đó là loại cây có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế. Ông muốn loại cây này được trồng khắp nước. Theo đó, vào năm 1756, ông trồng một cánh đồng khoai tây lớn ở một ngôi làng.
Tiếp đến, Friedrich Đại đế cho người chia sẻ những lợi ích về việc ăn khoai tây giúp thoát khỏi nạn đói cũng như cách trồng loại cây này rất dễ dàng. Thêm nữa, chi phí trồng và bảo quản khoai tây khá rẻ. Tuy nhiên, người dân không hào hứng mấy với khoai tây sau khi ăn thử vì cho rằng món ăn đó không có mùi vị. Thậm chí, chó cũng không muốn ăn.
Tiếp đến, Friedrich Đại đế cho người chia sẻ những lợi ích về việc ăn khoai tây giúp thoát khỏi nạn đói cũng như cách trồng loại cây này rất dễ dàng. Thêm nữa, chi phí trồng và bảo quản khoai tây khá rẻ. Tuy nhiên, người dân không hào hứng mấy với khoai tây sau khi ăn thử vì cho rằng món ăn đó không có mùi vị. Thậm chí, chó cũng không muốn ăn.
Không bỏ cuộc, Friedrich Đại đế nghĩ ra cách tuyên truyền khác. Ông tuyên bố khoai tây là "một loại rau hoàng gia" cũng như trồng loại cây này trong cung điện cho quân đội canh gác ở những nơi trồng khoai tây. Thú vị hơn là Friedrich Đại đế hạ lệnh cho binh sĩ giả vờ lơ là nhiệm vụ canh giữ để một vài người dân vào trộm khoai tây. Quả thật, một số người đã lẻn vào vườn và trộm khoai tây vì muốn ăn thử món được chế biến cho nhà vua.
Không bỏ cuộc, Friedrich Đại đế nghĩ ra cách tuyên truyền khác. Ông tuyên bố khoai tây là "một loại rau hoàng gia" cũng như trồng loại cây này trong cung điện cho quân đội canh gác ở những nơi trồng khoai tây. Thú vị hơn là Friedrich Đại đế hạ lệnh cho binh sĩ giả vờ lơ là nhiệm vụ canh giữ để một vài người dân vào trộm khoai tây. Quả thật, một số người đã lẻn vào vườn và trộm khoai tây vì muốn ăn thử món được chế biến cho nhà vua.
Sau đó, người dân Phổ bắt đầu tự trồng khoai tây để ăn. Nó giúp người dân có cuộc sống no đủ hơn và biến món ăn này thành loại thực phẩm quý giá. Xuất phát từ điều này, một số người đặt những củ khoai tây khi viếng mộ Friedrich Đại đế để nhớ đến công lao của ông.
Sau đó, người dân Phổ bắt đầu tự trồng khoai tây để ăn. Nó giúp người dân có cuộc sống no đủ hơn và biến món ăn này thành loại thực phẩm quý giá. Xuất phát từ điều này, một số người đặt những củ khoai tây khi viếng mộ Friedrich Đại đế để nhớ đến công lao của ông.
Mời độc giả xem video: Tập đoàn truyền thông hàng đầu nước Đức đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc. Nguồn: VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT