Tượng thần Vệ Nữ Milo là bức tượng thời cổ đại của người Hy Lạp, được chế tác bởi một nhà điêu khắc người La Mã. Người La Mã gọi tên bức tượng này là Venus (Vệ Nữ).
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Xem toàn bộ ảnh
Tượng thần Vệ Nữ Milo là bức tượng thời cổ đại của người Hy Lạp, được chế tác bởi một nhà điêu khắc người La Mã. Người La Mã gọi tên bức tượng này là Venus (Vệ Nữ). Theo sách “Thần thoại Hy Lạp”, thần Vệ Nữ tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp.
Tượng thần Vệ Nữ Milo được tìm thấy năm 1820 trên đảo Melos (Milos) ở biển Aegea (Hy Lạp), bởi người nông dân sống trên đảo cùng một viên sĩ quan người Pháp có tên Olivier Voutier.
Sau khi cùng người nông dân tìm ra bức tượng, Voutier báo với cấp trên. Người Pháp đã mua lại tác phẩm nghệ thuật này với một khoản tiền nhỏ. Đến năm 1821, bức tượng được đưa đến Pháp dâng cho vua Louis XVIII.
Sau khi được tặng, vua Louis XVIII đã trao lại cho Bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris. Nó được cất giữ tại đây cho đến nay.
Tượng được điêu khắc trên chất liệu đá cẩm thạch, cao 203 cm từ đỉnh đầu tới chân. Theo các nhà khoa học, bức tượng được chế tác khoảng từ năm 130-100 TCN.
Ngay từ khi được tìm thấy, bức tượng này đã mất 2 cánh tay và đến nay đó vẫn là điều bí ẩn, chưa có lời đáp rõ ràng. Trước đây, người ta cho rằng hai cánh tay đã bị phá hủy năm 1820 trong một trận chiến trên bờ biển Melos, khi các thủy thủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ tranh giành tác phẩm này. Phần lớn học giả ngày nay đều tin rằng hai cánh tay đó đã bị mất trước khi bức tượng được Voutier và người nông dân tìm thấy.