Vì sao tỷ lệ đẻ mổ tại BV Phụ sản Trung ương cao “ngất ngưởng“?

Nghiên cứu trên 21.722 trường hợp đẻ tại Bệnh viện Phụ sản TƯ năm 2017 cho thấy có đến 11.166 trường hợp phẫu thuật lấy thai, chiếm tỷ lệ 54,4%. 

Vì sao tỷ lệ đẻ mổ tại BV Phụ sản Trung ương cao “ngất ngưởng“?
Đây là những con số được đưa ra tại Hội nghị Sản Phụ khoa Việt- Pháp do Bệnh viện Phụ sản TƯ và Trường Đại học Paris Descartes phối hợp tổ chức trong 2 ngày 14- 15.5 tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu thực trạng mổ lấy thai tại BV PSTƯ năm 2017 với tất cả các sản phụ đến phẫu thuật mổ lấy thai tại BV PSTƯ trong năm 2017 của một nhóm chuyên gia, bác sĩ ở BV này cho thấy: Tỷ lệ mổ đẻ tại BV PSTƯ năm 2017 là 54,4%. So sánh với các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ này đã tăng lên một cách đáng kể. Tỷ lệ này năm 1997 chỉ là 25,2%; năm 2004 là 36,9%; năm 2012 là 23,1% trong đó con so chiếm 51,9%.
Một ca mổ lấy thai (Ảnh minh họa)
Một ca mổ lấy thai (Ảnh minh họa) 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thai phụ đẻ mổ chủ động chiếm đến 55,45%, chủ yếu ở các nhóm thai phụ có tiền sử đẻ mổ, đẻ con so, hỗ trợ sinh sản và song thai. Về tuần thai khi thực hiện phẫu thuật lấy thai cũng được nghiên cứu này đánh giá là sớm hơn.
Lý giải cho điều này, nhóm chuyên gia cho rằng trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ đối với thai non tháng thì thai phụ lựa chọn BV với mong muốn được chăm sóc sơ sinh non tháng tốt hơn. Thứ 2, do bệnh viện đã và đang điều trị nhiều trường hợp thai phụ dọa đẻ non, rau tiền đạo, tiền sản giật... mà trong nhiều trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ do bệnh lý mẹ và bệnh lý thai.
Ngoài ra, trong một số trường hợp được các BS ghi nhận là do bệnh nhân muốn phẫu thuật lấy thai sớm do quan niệm mê tín, muốn chọn ngày giờ đẹp. Điều này gây nên áp lực rất nhiều cho các thầy thuốc.
"So sánh với các nghiên cứu nước ngoài vào thời điểm hiện nay thì tỷ lệ mổ lấy thai tại BV PSTƯ đang ở mức rất cao, tại Mỹ là 31,9%, tại Anh là 26,2%"- PGS.TS Lê Hoài Chương, báo cáo viên tại hội nghị trên cho biết.

Bác sĩ cắt cụt ngón tay trẻ sơ sinh trong lúc mổ lấy thai

Một bác sĩ Hàn Quốc đã vô tình cắt cụt ngón tay đứa trẻ sơ sinh trong quá trình bác sĩ mổ bắt thai nhi.

Bác sĩ cắt cụt ngón tay trẻ sơ sinh trong lúc mổ lấy thai
Một bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul , Hàn Quốc đã sai sót dẫn đến việc cắt cụt ngón tay của trẻ sơ sinh trong quá trình mổ lấy thai. Thông tin vừa được phía bệnh viện công bố ngày 24/3.

Có thể sinh mổ tối đa bao nhiêu lần?

Đẻ mổ sau bao lâu thì nên có thai, sinh mổ được tối đa bao nhiêu lần là những câu hỏi được nhiều bà mẹ từng sinh mổ quan tâm...

Có thể sinh mổ tối đa bao nhiêu lần?
Theo tạp chí Fit Pregnancy (Mỹ), nguy cơ sức khỏe giảm sau mỗi lần mổ lấy thai tuy nhiên nhiều phụ nữ có thể sinh mổ tới 6 lần mà không gặp biến chứng gì. Vậy bình thường, nếu sinh mổ, bạn có thể sinh tối đa bao nhiêu lần?

Nằm trong số những bà mẹ này, bạn bắt buộc phải đẻ mổ

Con quá to, mẹ xuất huyết trước khi sinh, khung xương chậu mẹ nhỏ... là một số tình huống khiến các bác sĩ buộc phải chỉ định đẻ mổ.

Nằm trong số những bà mẹ này, bạn bắt buộc phải đẻ mổ
Khi lựa chọn phương pháp sinh, bác sĩ luôn ưu tiên cho sản phụ sinh thường vì những lợi ích to lớn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thuộc những trường hợp dưới đây thì sẽ bắt buộc phải đẻ mổ.

Tin mới