Vì sao ứng viên Thủ tướng Anh Boris Johnson phải hầu tòa?

Boris Johnson, ứng cử viên Thủ tướng Anh được yêu thích, sẽ phải ra tòa với những cáo buộc cho rằng ông nói dối với công chúng về Brexit.

Thẩm phán Margot Coleman, trong một văn bản ngày 29/5, yêu cầu cựu Ngoại trưởng Boris Johnson - ứng viên Thủ tướng Anh - hầu tòa với cáo buộc có hành vi sai trái khi thi hành công vụ.
Vi sao ung vien Thu tuong Anh Boris Johnson phai hau toa?
Ông Boris Johnson. (Ảnh: National Review) 
Ông Johnson bị cáo buộc có hành vi sai trái trong văn phòng công vì nói rằng Anh gửi 350 triệu bảng (khoảng 440 triệu USD) cho Liên minh châu Âu mỗi tuần.
Tổng số tiền thực tế mà Anh trả cho EU thay đổi từ năm này sang năm khác, nhưng những người kiểm tra độc lập đưa ra con số hàng tuần là gần 280 triệu bảng (khoảng 350 triệu USD). Cơ quan Thống kê Vương quốc Anh, một cơ quan giám sát, trước đây đã khiển trách Johnson về việc "lạm dụng các số liệu thống kê chính thức".
Những người phản đối Brexit lập luận rằng con số này gây hiểu lầm và nó là một trong những yếu tố thúc đẩy người Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Các nhà thống kê chính phủ chỉ trích rằng Johnson không tính đến khoản giảm trừ Anh nhận được từ EU. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh tháng 4/2016 cho biết nước này đóng góp cho EU khoảng 190 triệu bảng Anh mỗi tuần.
Ngày hầu tòa của ông Johnson chưa được công bố. Hình phạt nặng nhất đối với tội danh có hành vi sai trái khi thi hành công vụ là tù chung thân.
Marcus Ball, một nhà hoạt động tuyên bố ông Johnson liên tục nói dối và lừa dối công chúng Anh về chi phí thành viên của E.U., theo tài liệu của tòa án. Một tuyên bố được đưa ra thay mặt cho Johnson, được nêu trong các tài liệu của tòa án, nói cáo buộc là một "chiêu trò chính trị".
Hành vi sai trái trong văn phòng công có thể mang hình phạt tối đa là tù chung thân. Đây không phải là lần đầu tiên ông Johnson bị buộc tội nói sai sự thật.
Tháng trước, Telegraph đã buộc phải sửa một trong những bài viết của ông Johnson, sau khi ông tuyên bố sai rằng các cuộc thăm dò cho thấy một Brexit không có thỏa thuận là phương án phổ biến nhất với công chúng Anh. Trong phần chỉnh sửa của mình, bài báo cho biết: Thực tế, không có cuộc thăm dò nào cho thấy rõ ràng rằng một Brexit không thỏa thuận phổ biến hơn các lựa chọn khác.
Ông Johnson là người dẫn đầu phong trào Brexit năm 2016 và giữ chức Ngoại trưởng Anh năm 2016 - 2018. Ông được coi là ứng viên sáng giá trong số 11 người có thể thay thế bà Theresa May ở vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng Anh vào cuối tháng 7. Thủ tướng Anh Theresa May tuần trước thông báo kế hoạch từ chức vào đầu tháng 6, sau khi bà liên tục gặp bế tắc trong việc khiến quốc hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit bà đã đàm phán với EU. Anh dự kiến rời EU vào ngày 31/10.
Những người chỉ trích ông Johnson cho rằng vụ này cho thấy ông không xứng đáng làm thủ tướng Anh. Trong khi đó, các luật sư của Johnson lập luận rằng cáo buộc này là "chiêu trò" chính trị của những người phản đối Brexit.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Ảnh: Nữ Thủ tướng Anh rạng rỡ tại Hội nghị G20

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Anh Theresa May đã có mặt tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20
Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Theresa May, đang nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Trung Quốc. Ảnh: Bà Theresa May bước xuống sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, để chuẩn bị tham dự hội nghị. Ảnh: Getty. 
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-2
 Nữ Thủ tướng Anh đã có cuộc gặp nhiều nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20 năm 2016. Ảnh: Getty.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-3
Bà May cười tươi bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-4
 Được biết, đây là Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối cùng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự và là lần đầu tiên nữ Thủ tướng Anh Theresa May tham gia. Ảnh: Reuters.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-5
 Tổng thống Obama khẳng định Mỹ sẽ không trừng phạt Anh sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) vừa qua. Ảnh: AP.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-6
 Thủ tướng Anh Theresa May bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20. Ảnh: Getty.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-7
 Bà May cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hàng Châu. Phát biểu khi bắt đầu cuộc hội đàm với ông Putin bên lề hội nghị G20, nữ Thủ tướng Anh bày tỏ hy vọng đối thoại cởi mở với Nga, bất chấp hai bên vẫn còn nhiều bất đồng sâu sắc. Ảnh: Reuters.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-8
Bà May trao đổi với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út. Ảnh: Getty. 
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-9
Thủ tướng Anh Theresa May chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20. Trước khi lên đường sang Trung Quốc dự hội nghị G20, Thủ tướng Anh cho biết bà sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo các nước về cách thức phát triển tự do thương mại trên khắp thế giới và Anh muốn nắm giữ những cơ hội đó. Ảnh: AP. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Thủ tướng Anh Theresa May từ chức?

(Kiến Thức) - Ngay cả sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức, bà vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu chính phủ cho tới khi nước này tìm được người kế nhiệm, còn số phận Brexit vẫn là một ẩn số.

Ngày 24/5, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo bà sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới, sau hàng loạt bế tắc liên quan tới tiến trình nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit). Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc gặp của Thủ tướng May với Chủ tịch Ủy ban 1922 của Đảng Bảo thủ Geoffrey Clifton Brown.
Tuy nhiên, theo Mirror, ngay cả sau khi Thủ tướng May tuyên bố từ chức, bà vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu chính phủ cho tới khi nước này tìm được người kế nhiệm.

Tin mới